Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 11 (Có đáp án)
Bạn đang xem tài liệu "Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 11 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_luyen_thi_thpt_quoc_gia_2020_mon_lich_su_12_de_so_11_co_d.docx
Nội dung text: Đề luyện thi THPT Quốc gia 2020 môn Lịch sử 12 - Đề số 11 (Có đáp án)
- SỞ GD&ĐT TP HỒ CHÍ MINH ĐỀ LUYỆN THI THPTQG 2020 TRƯỜNG QUỐC TẾ- HỌC VIỆN ANH QUỐC Phần Lịch sử 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) ĐỀSỐ 11 (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Họ, tên thí sinh: Số báo danh: Câu 1: Hành động biến Mĩ Latinh thành “sân sau” của mình và xây dựng chế độ độc tài thân Mĩ phản ánh hình thái nào của chủ nghĩa thực dân? A. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới B. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc C. Chủ nghĩa đế quốc D. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ Câu 2: Tại sao cho đến nay, hai miền Triều Tiên vẫn trong tình trạng bị chia cắt? A. Do hậu quả của cuộc Chiến tranh lạnh. B. Do tác động của hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (1953). C. Do quyết định của Hội nghị Ianta. D. Do sự can thiệp của Mĩ. Câu 3: Nội dung nào không phản ánh ý nghĩa của phong trào giải phóng dân tộc từ nửa sau thế kỷ XX? A. Đánh dấu chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới. B. Làm xói mòn trật tự hai cực Ianta. C. Làm suy yếu chủ nghĩa tư bản. D. Làm quan hệ quốc tế trở nên đa dạng. Câu 4: Lực lượng nào đã dọn đường cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Anh B. Nhật Bản C. Trung Hoa Dân Quốc D. Mĩ Câu 5: Hoạt động thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là A. Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923). B. Thành lập Đảng Lập hiến (1923), nhóm Nam Phong và Trung Bắc Tân văn. C. Cuộc vận động "Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919). D. Cuộc đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam kì (1923). Câu 6: Sự kiện nào đánh dấu chấm dứt vai trò lịch sử của Việt Nam Quốc dân Đảng với tư cách là một chính đảng trong phong trào dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX? A. Sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản ở Việt Nam (1929). B. Cuộc ám sát trùm mộ phu người Pháp (1929). C. Đảng cộng sản Việt Nam được thành lập. D. Sự thất bại của cuộc khởi nghĩa Yên Bái (1930). Câu 7: Cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại đã phát triển qua mấy giai đoạn? A. 5. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 8: Điểm chung của hiệp ước Bali (1976) và định ước Henxinki (1975) là? A. Hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa. B. Xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước. C. Khẳng định sự bền vững của đường biên giới giữa các quốc gia. D. Tăng cường sự hợp tác giữa các nước trong lĩnh vực khoa học- kĩ thuật. Câu 9: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào đi đầu cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp? A. Mỹ. B. Ấn Độ. C. Liên Xô. D. Nhật Bản. Câu 10: Năm 1949, Khoa học - kĩ thuật Liên Xô có bước phát triển nhanh chóng được đánh dấu bằng sự kiện nào?
- A. Liên Xô đưa người bay vào vũ trụ B. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử C. Liên Xô phóng thành công tàu phương Đông D. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo Câu 11: Quá trình phát triển của cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam có đặc điểm gì nổi bật? A. Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. B. Nổ ra đồng thời ở cả nông thôn và thành thị. C. Nổ ra ở nông thôn, rừng núi rồi phát triển về đồng bằng, đô thị. D. Đồng loạt khởi nghĩa trên cả nước. Câu 12: Những mục tiêu cơ bản của chiến lược toàn cầu đã được Mĩ triển khai như thế nào trong kế hoạch Nava của thực dân Pháp? A. Đưa quân giúp đỡ Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương B. Sử dụng áp lực quân sự để uy hiếp tinh thần của Việt Nam C. Viện trợ quân sự để khống chế Pháp kéo dài chiến tranh, đàn áp cách mạng Việt Nam D. Sử dụng thủ đoạn ngoại giao để hạn chế sự giúp đỡ của quốc tế cho Việt Nam Câu 13: Nhận thức mới của Đảng Cộng sản Việt Nam về thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam đã được khẳng định như thế nào tại Đại hội Đảng lần thứ VI (12-1986)? A. Là một quá trình không khả thi và không đúng B. Cần phải thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội C. Cần có hình thức, bước đi và biện pháp thích hợp D. Là một thời kì lâu dài, khó khăn, nhiều chặng đường Câu 14: Vì sao Mĩ lại thực hiện chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam Việt Nam trong những năm 1965-1968? A. Do tác động củacuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 B. Do thất bại của chiến lược “Chiến tranh đơn phương” C. Do thất bại của “Chiến lược chiến tranh đặc biệt” D. Do tác động của phong trào “Đồng Khởi” Câu 15: Hai nhiệm vụ chiến lược của Cách mạng Việt Nam trong thời kỳ chống Pháp 1945 - 1954 là A. Dựng nước và giữ nước. B. Xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. C. Giải phóng dân tộc và giành ruộng đất cho dân cày. D. Kháng chiến và kiến quốc. Câu 16: Mặc dù hòa bình, thống nhất đã đến với dân tộc Việt Nam, nhưng những di hại về sự chia cắt đất nước trong 21 năm vẫn còn tồn tại. Theo anh(chị) một trong những di hại đó là gì A. Vấn đề hòa hợp dân tộc giữa các lực lượng ở Việt Nam B. Vấn đề chất độc màu da cam C. Vấn đề dò phá bom mìn ở Việt Nam D. Vấn đề tạo ra sự cân bằng về trình độ phát triển giữa hai miền Nam- Bắc Câu 17: Đặc điểm chung nhất của lịch sử Việt Nam 1919-1930 là gì? A. Cuộc đấu tranh giành quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam giữa 2 khuynh hướng tư sản và vô sản B. Lâm vào cuộc khủng hoảng về đường lối đấu tranh C. Phong trào dân tộc dân chủ công khai phát triển mạnh D. Quá trình vận động thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam Câu 18: Tại sao Trung Quốc lại không thực hiện đường lối “một đất nước, một chế độ” ở Hồng Công? A. Do Trung Quốc không nắm được quyền kiểm soát ở đây B. Do áp lực của dư luận quốc tế C. Do Trung Quốc muốn khai thác tối đa những lợi thế của Hồng Công D. Do người dân Hồng Công không đồng ý Câu 19: “Tổ chức và lãnh đạo quần chúng đoàn kết, tranh đấu để đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và tay sai để tự cứu lấy mình” là mục tiêu hoạt động của tổ chức nào?
- A. Đảng Lập hiến. B. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên. C. Tân Viêt Cách mạng đảng. D. Việt Nam Quốc dân đảng. Câu 20: Nguyên nhân khách quan dẫn đến tình trạng Việt Nam tạm thời bị chia cắt làm 2 miền sau hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là A. Do tác động của cục diện hai cực, hai phe B. Do âm mưu chia cắt lâu dài Việt Nam của Mĩ- Diệm C. Do Pháp chưa tiến hành hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất Việt Nam trước khi rút quân D. Do nhân dân miền Nam không muốn hiệp thương thống nhất Câu 21: Để đưa đất nước thoát khỏi tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, việc đầu tiên Đảng ta thực hiện sau cách mạng tháng Tám 1945 là A. Giải quyết nạn đói, nạn dốt. B. Chống ngoại xâm và nội phản. C. Xây dựng chính quyền cách mạng. D. Giải quyết khó khăn về tài chính. Câu 22: Trong những năm 1967 - 1975, tổ chức ASEAN A. Là tổ chức hợp tác kinh tế, chính trị lớn, có tầm ảnh hưởng ở quốc tế và khu vực. B. Hoạt động có hiệu quả trong việc hỗ trợ các nước phát triển kinh tế. C. Mở rộng, kết nạp thêm nhiều thành viên. D. Là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo. Câu 23: Đâu không phải là điểm hạn chế của hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương đã được hiệp định Pari năm 1973 về Việt Nam khắc phục? A. Quy định quân đội nước ngoài phải rút khỏi Việt Nam trong vòng 60 ngày B. Vấn đề thống nhất đất nước do nhân dân Việt Nam tự quyết định C. Không có sự phân chia rõ ràng về vùng kiểm soát của các lực lượng D. Hoa Kì công nhận các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam Câu 24: Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại? A. Mĩ. B. Nhật Bản. C. Pháp. D. Anh. Câu 25: Kế hoạch Mácsan do Mĩ thực hiện từ năm 1947 có tác động như thế nào đến các nước Đông Âu và Tây Âu? A. Dẫn đến sự chia cắt châu Âu B. Tạo nên sự đối lập về ý thức hệ giữa Tây Âu và Đông Âu C. Tạo nên sự phân chia đối lập về kinh tế- chính trị giữa Tây Âu- Đông Âu D. Tạo nên sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa Tây Âu- Đông Âu Câu 26: Sự kiện nào đánh dấu Liên minh châu Âu (EU) đã có sự thống nhất về kinh tế, thị trường? A. Hiệp ước Maxtrích được kí kết (1991) B. Cuộc bầu cử nghị viện châu Âu (6-1979) C. Đồng tiền chung châu Âu chính thức được đưa vào sử dụng (2002) D. 7 nước châu Âu hủy bỏ sự kiểm soát đối với việc đi lại của công dân các nước (1995) Câu 27: Trong những năm 1954 -1970, Campuchia đã thực hiện đường lối đối ngoại như thế nào? A. Đối đầu với nhóm nước sáng lập ASEAN B. Đối đầu với Mĩ C. Trung lập D. Hòa bình, trung lập Câu 28: Vì sao Đảng cộng sản Đông Dương không phát động tổng khởi nghĩa khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945)? A. Đảng Cộng sản Đông Dương và quần chúng chưa sẵn sàng hành động. B. Thời cơ cách mạng chưa chín muồi. C. Quân Nhật mới chỉ suy yếu. D. Tầng lớp trung gian vẫn chưa ngả hẳn về phía cách mạng. Câu 29: Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức (1972) và Định ước Henxinki (1975) đều có tác động nào sau đây? A. Góp phần thúc đẩy xu thế đối thoại và hợp tác trên thế giới. B. Làm xuất hiện xu thế liên kết khu vực ở châu Âu. C. Chấm dứt sự cạnh tranh giữa các cường quốc ở châu Âu. D. Dẫn đến sự ra đời của cộng đồng chung châu Âu (EC).
- Câu 30: Điểm khác biệt cơ bản giữa phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam giai đoạn 1927-1930 so với giai đoạn 1919-1926 là A. lực lượng tham gia. B. tính cách mạng. C. tổ chức chính trị. D. kết quả. Câu 31: Bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 miền theo vĩ tuyến số bao nhiêu? A. Vĩ tuyến 38. B. Vĩ tuyến 39. C. Vĩ tuyến 16. D. Vĩ tuyến 37. Câu 32: Nguyên nhân sâu xa nào dẫn đến sự thất bại của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam? A. Do thực dân Pháp còn mạnh với vũ khí tối tân, hiện đại. B. Do hạn chế về tổ chức lãnh đạo và đường lối đấu tranh. C. Do những hạn chế của con đường cách mạng tư sản. D. Do những hạn chế về cơ sở kinh tế - xã hội của Việt Nam. Câu 33: Ngày 11-7-1995 đã diễn ra sự kiện lịch sử gì trong quan hệ ngoại giao Việt Nam- Hoa Kì? A. Mĩ bình thường hóa quan hệ ngoại giao với Việt Nam B. Mĩ gỡ bỏ lệnh cấm vận về mua bán vũ khí C. Mĩ chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam D. Tổng thống Bill Clinton sang thăm Việt Nam Câu 34: Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi diễn ra sớm nhất ở khu vực nào? A. Nam Phi B. Trung Phi C. Bắc Phi D. Đông Phi Câu 35: Đặc điểm lớn nhất của phong trào dân tộc, dân chủ ở Việt Nam đầu thế kỷ XX là A. Phát triển theo hai khuynh hướng vô sản và phong kiến B. Phát triển theo ba khuynh hướng dân chủ tư sản, vô sản và phong kiến. C. Phát triển theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và vô sản. D. Phát triển theo hai khuynh hướng dân chủ tư sản và phong kiến. Câu 36: Các cuộc chiến tranh Đông Dương (1945-1954), Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953), Chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chứng tỏ: A. Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau chiến tranh. B. Sự can thiệp của Mĩ đối với các cuộc chiến tranh cục bộ. C. Đông Nam Á là tâm điểm đối đầu giữa hai cực Xô - Mĩ. D. Chiến tranh lạnh đã lan rộng và bao trùm toàn thế giới. Câu 37: Cơ sở nào đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước Tây Âu sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)? A. Chung nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật B. Tương đồng nền văn hóa, trình độ phát triển, khoa học- kĩ thuật C. Tương đồng ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị D. Chung ngôn ngữ, đều nằm ở phía Tây châu Âu, cùng thể chế chính trị Câu 38: Tổ chức tiền thân của Đông Dương cộng sản liên đoàn là tổ chức nào? A. Tân Việt cách mạng đảng. B. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. C. Việt Nam Quốc dân đảng. D. Hội Phục Việt. Câu 39: Tính chất điển hình của cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam là A. Giải phóng dân tộc B. Dân tộc dân chủ C. Dân chủ D. Giai cấp Câu 40: Hai công trình có quy mô lớn và quan trọng ở nước ta, mặc dù được xây dựng trong hai thế kỉ khác nhau nhưng cùng mang một tên gọi. Đó là: A. Đường sắt thống nhất Bắc – Nam. B. Đường Trường Sơn C. Đường Hồ Chí Minh trên biển D. Đường Hồ Chí Minh HẾT 1 A 11 A 21 C 31 A 2 A 12 C 22 D 32 D 3 A 13 D 23 D 33 A 4 A 14 C 24 A 34 C 5 C 15 D 25 C 35 C 6 D 16 A 26 C 36 B
- 7 B 17 A 27 D 37 B 8 B 18 C 28 B 38 A 9 A 19 B 29 A 39 A 10 B 20 A 30 B 40 D