Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

doc 5 trang minhtam 5400
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_hoc_ky_i_mon_hoa_hoc_12_nam_hoc_2021_2022_de_2.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kỳ I môn Hóa học 12 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

  1. SỞ GD&ĐT . ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG MÔN: HÓA HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: 45 phút ( câu trắc nghiệm) 1. Hình thức: trắc nghiệm. 2. Thời gian: 50 phút. 3. Phạm vi kiến thức - Cấu trúc: - 10% kiến thức lớp 11; 90% kiến thức lớp 12 - Các mức độ: nhận biết: 50%; thông hiểu: 20%; vận dụng: 20%; vận dụng cao: 10%. - Số lượng câu hỏi: 40 câu. 4. Ma trận: STT Câu hỏi Mức độ Tổng số CHỦ ĐỀ Lý Bài NB TH VD VDC câu, số thuyết tập điểm 1. Kiến thức lớp 11 3 1 3 1 4 2. Este – Lipit 6 4 4 2 2 2 10 3. Cacbohiđrat 5 3 4 2 2 8 4. Amin – Amino axit - 6 2 4 2 1 1 8 Protein 5. Polime 4 2 4 1 1 6 6. Tổng hợp hóa hữu cơ 2 2 1 1 1 1 4 Số câu 26 14 20 8 8 4 40 % các mức độ 65% 35% 50% 20% 20% 10% 100% Trang 1/5
  2. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = l; C = 12; N = 14; 0 = 16; Na= 23; Al= 27; S = 32; Cl= 35,5; Fe= 56; Cu= 64; Zn= 65. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn; giả thiết các khí sinh ra không tan trong nước. Câu 41: Chất nào sau đây có một liên kết ba trong phân tử? A. Butadien. B. Etilen. C. Propin. D. Benzen. Câu 42: Cho 2 ml ancol Propylic vào ống nghiệm đã có sẵn vài viên đá bột. Thêm từ từ 4 ml dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, đồng thời lắc đều rồi đun nóng hỗn hợp. Hiđrocacbon sinh ra trong thí nghiệm trên là A. etilen. B. axetilen. C. propilen. D. metan. Câu 43: Số công thức cấu tạo của C4H10O là A. 5. B. 4. C. 7. D. 6. Câu 44: Thủy phân este CH3CH2COOCH2CH3, thu được ancol có công thức là A. CH3OH. B. C3H7OH. C. C2H5OH. D. C3H5OH. Câu 45: Thủy phân tristearin có công thức (C17H35COO)3C3H5 trong dung dịch NaOH, thu được glixerol và muối X. Công thức của X là A. C17H35COONa. B. CH3COONa. C. C2H5COONa. D. C17H33COONa. Câu 46: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là A. etyl axetat. B. metyl propionat. C. metyl axetat. D. propyl axetat. Câu 47: Khi xà phòng hóa triolein ta thu được sản phẩm là A. C15H31COONa và etanol. B. C17H35COOH và glixerol. C. C15H31COONa và glixerol. D. C17H33COONa và glixerol. Câu 48: Số nguyên tử cacbon trong phân tử FRUCTOZƠ là A. 5. B. 10. C. 6. D. 12. Câu 49: Chất X được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp. Ở điều kiện thường, X là chất rắn dạng sợi. Thủy phân X nhờ xúc tác axit hoặc enzim, thu được chất Y có ứng dụng làm thuốc tăng lực trong y học. Chất X và Y lần lượt là A. tinh bột và glucozơ. B. tinh bột và saccarozơ. C. xenlulozơ và glucozơ. D. saccarozơ và glucozơ. Câu 50: Những thí nghiệm nào chứng minh được cấu tạo phân tử của glucozơ? A. phản ứng với Na và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. B. phản ứng với NaOH và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. C. phản ứng với CuO và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. D. phản ứng với Cu(OH)2 và với dung dịch AgNO3 trong amoniac. Câu 51: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau. B. Glucozơ có thể lên men. C. Glucozơ có dạng mạch hở. D. Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc. Câu 52: Phát biểu nào dưới đây về ứng dụng của xenlulozơ là không đúng? A. Xenlulozơ dưới dạng tre, gỗ,nứa, làm vật liệu xây, đồ dùng gia đình, sản xuất giấy, B. Xenlulozơ được dùng làm một số tơ tự nhiên và nhân tạo. C. Nguyên liệu sản xuất ancol etylic D. Thực phẩm cho con người. Câu 53: Chất X có công thức H2N-CH2-COOH. Tên gọi của X là A. glyxin. B. valin. C. alanin. D. lysin. Câu 54: Phát biểu nào sau đây sai? A. Dung dịch lysin làm đổi màu quỳ tim. B. Butylamin là chất khí tan nhiều trong nước. C. Protein đơn giản chứa các gốc -amino axit. D. Phân tử Gly-Ala-Val có ba nguyên tử nitơ. Câu 55: Dung dịch chất nào sau đây làm xanh quỳ tím? A. Anilin. B. Glixerol. C. Axit axetic. D. Metylamin. Câu 56: Sự kết tủa protein bằng nhiệt được gọi là A. Sự đông đặc. B. Sự đông tụ. C. Sự đông kết. D. Sự đông rắn. Trang 2/5
  3. Câu 57: Số đồng phân amino axit có công thức phân tử C4H9O2N là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 58: Số đồng phân amin bậc 2 có công thức phân tử C4H11N là A. 3. B. 2. C. 5. D. 4. Câu 59: Cho các tơ sau: visco, capron, xenlulozơ axetat, olon. Số tơ bán tổng hợp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 60: Trong các chất sau: etan, propen, benzen, glyxin, stiren. Chất nào cho được phản ứng trùng hợp để tạo ra được polime ? A. stiren, propen. B. propen, benzen. C. propen, benzen, glyxin, stiren. D. glyxin. Câu 61: Trùng hợp hiđrocacbon nào sau đây tạo ra polime dùng để sản xuất cao su buna? A. Penta-1,3-đien. B. Buta-1,3-đien. C. 2-metylbuta-1,3-đien. D. But-2-en. Câu 62: Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây? A. CH3COO CH CH2 . B. CH2 CH CN. C. CH2 C(CH3 ) COOCH3 . D. CH2 CH CH CH2 . Câu 63: Poli(metyl metacrylat) và nilon-6 được tạo thành từ các monome tương ứng là A.CH 2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. B.CH 2=CH-COOCH3 và H2N-[CH2]6-COOH. C.CH 3-COO-CH=CH2 và H2N-[CH2]5-COOH. D.CH 2=C(CH3)-COOCH3 và H2N-[CH2]5-COOH. Câu 64: Cho các phát biểu sau: (1) quỳ tím đổi màu trong dung dịch phenol. (2) este là chất béo. (3) các peptit có phản ứng màu biure. (4) chỉ có một axit đơn chức tráng bạc. (5) điều chế nilon-6 có thể thực hiện phản ứng trùng hợp hoặc trùng ngưng. (6) có thể phân biệt glucozơ và fuctozơ bằng vị giác. Phát biểu đúng là A. (2), (3), (6). B. (4), (5), (6). C. (1), (4), (5), (6). D. (1), (2), (3), (5). Câu 65: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp? A. Propilen. B. Etylen glicol. C. Etylamin. D. Axit axetic. Câu 66: Cho các phát biểu sau: (a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để điều chế xà phòng. (b) Nước ép quả chuối chín có phản ứng tráng bạc. (c) Tơ tằm bền trong môi trường axit và môi trường kiềm. (d) Cao su Buna-S có chứa lưu huỳnh. (e) Dung dịch glyxin làm quỳ tím chuyển thành màu xanh. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 5. Câu 67: Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC 2H5 và CH3COOCH3 bằng dung dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là A. 400 ml. B. 300 ml. C. 150 ml. D. 200 ml. Câu 68: Thủy phân 68,4 gam saccarozơ với hiệu suất 80%, thu được m gam glucozơ. Giá trị của m là A. 57,6. B. 45,0. C. 28,8. D. 36,0. Câu 69: Cho glucozơ lên men tạo thành ancol, khí CO2 tạo thành được dẫn qua dung dịch nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa, biết hiệu suất lên men là 80%, khối lượng ancol thu được là: A. 23,0 gam. B. 18,4 gam. C. 27,6 gam. D. 28,0 gam. Câu 70: Tính lượng kết tủa Ag hình thành khi tiến hành tráng gương hoàn toàn dung dịch chứa 18 gam glucozơ. A. 10,80 gam B. 2,16 gam C. 5,40 gam D. 21,60 gam Câu 71: Cho m gam Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch KOH dư, đun nóng. Số mol KOH đã phản ứng là 0,4 mol. Giá trị của m là A. 14,6. B. 29,2. C. 26,4. D. 32,8. Câu 72: Cho 18 gam hỗn hợp C3H7OH, CH3COOH tác dụng với Na dư. Thể tích khí H 2 thu được ở đktc là Trang 3/5
  4. A. 3,36 lít. B. 4,48 lít. C. 6,72 lít. D. 5,6 lít. Câu 73: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa stiren và buta-1,3-đien (butađien), thu được polime X. Cứ 2,834 gam X phản ứng vừa hết với 1,731 gam Br 2. Tỉ lệ số mắt xích (butađien : stiren) trong loại polime trên là A. 1 : 1. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 1 : 3. Câu 74: Hỗn hợp X gồm hai este có cùng công thức phân tử C 8H8O2 và đều chứa vòng benzen. Để phản ứng hết với 0,5 mol X cần tối đa 0,7 mol NaOH trong dung dịch, thu được m gam hỗn hợp hai muối. Giá trị của m là A. 34,0. B. 60,0. C. 26,0. D.41,0. Câu 75: Thủy phân hoàn toàn triglixerit X trong dung dịch NaOH, thu được glixerol, natri stearat và natri oleat. Đốt cháy hoàn toàn m gam X cần vừa đủ 6,44 mol O2, thu được H2O và 4,56 mol CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với a mol H2 đk Ni, nhiệt độ. Giá trị của a là A. 0,16. B. 0,08. C. 0,20. D. 0,32. Câu 76: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: Bước 1: Cho vào hai bình cầu mỗi bình 10 ml etyl axetat. Bước 2: Thêm 10 ml dung dịch H2SO4 20% vào bình thứ nhất, 20 ml dung dịch NaOH 30% vào bình thứ hai. Bước 3: Lắc đều cả hai bình, lắp ống sinh hàn rồi đun sôi nhẹ trong khoảng 5 phút, sau đó để nguội. Cho các phát biểu sau: (a) Kết thúc bước 2, chất lỏng trong hai bình đều phân thành hai lớp. (b) Ở bước 3, có thể thay việc đun sôi nhẹ bằng đun cách thủy (ngâm trong nước nóng). (c) ở bước 3, trong bình thứ hai có xảy ra phản ứng xà phòng hóa. (d) Sau bước 3, trong hai bình đều chứa chất có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Số phát biểu đúng là A. 2. B. 4. C. 3. D. 1. Câu 77: Cho este hai chức, mạch hở X (C7H10O4) tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng, thu được một muối natri của axit cacboxylic hai chức Y và hai chất hữu cơ Z và T có cùng số nguyên tử cacbon (MZ < MT). Phát biểu nào sau đây sai? A. Axit Y có mạch cacbon không phân nhánh. o B. Đun nóng T với H2SO4 đặc (ở 140 C) thu được sản phẩm hữu cơ chủ yếu là etilen. C. Chất Z có tham gia phản ứng tráng bạc. D. Có một công thức cấu tạo thoả mãn tính chất của X. Câu 78: Cho 7,34 gam hỗn hợp E gồm hai este mạch hở X và Y (đều tạo bởi axit cacboxylic và ancol; MX < MY < 150) tac dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được ancol Z và 6,74 gam hỗn hợp muối T. Cho toàn bộ Z tác dụng với Na dư, thu được 1,12 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn T, thu được H2O, Na2CO3 và 0,05 mol CO2. Phần trăm khối lượng của Y trong E là A. 81,74%. B. 40,33%. C. 30,25%. D. 59,67%. Câu 79: Chất X (C6H16O4N2) là muối amoni của axit cacboxylic, chất Y (C 6H15O3N3, mạch hở) là muối amoni của đipeptit. Cho 17,82 gam hỗn hợp E gồm X và Y tác dụng hết với lượng dư dung dịch KOH, thu được sản phẩm hữu cơ gồm 0,10 mol hai amin no (đều có hai nguyên tử cacbon trong phân tử và không là đồng phân của nhau) và m gam hai muối. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây? A. 18,0. B. 17,5. C. 20,0. D. 21,0. Câu 80: X là este mạch hở được tạo bởi axit cacboxylic hai chức và một ancol đơn chức. Y, Z là hai ancol đơn chức, mạch hở, đồng đẳng kế tiếp nhau. Đốt cháy hoàn toàn 5,7 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z cần dùng 7,728 lít O2 (đktc), sau phản ứng thu được 4,86 gam nước. Mặc khác, đun nóng 5,7 gam hỗn hợp E trên cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa 2 ancol Y, Z có khối lượng 4,1 gam. Phần trăm khối lượng X có trong E là A. 57,89%. B. 60,35%. C. 61,40%. D. 62,28%. HẾT Trang 4/5
  5. ĐÁP ÁN ĐỀ THI Hướng dẫn giải: Câu 80 nO2 = 0,345 và nH2O = 0,27 Bảo toàn khối lượng cho phản ứng đốt cháy E → nCO2= 0,27 Vì nCO2 = nH2O nên ancol no. Quy đổi E thành: Axit: CnH2n+2-2kO4: 0,02 mol (tính theo nNaOH) Ancol: CnH2m+2O: a mol H2O: -0,04 mol nCO2 = 0,02n + ma = 0,27 (1) nH20 = 0,02(n + 1 - k) + a(m + 1) - 0,04 = 0,27 (2) nO =0,02.4 +a - 0,04 = 0,12 → a=0,08 (1) → 0,02n + 0,08m = 0,27 M ancol = 4,1/0,08 = 51,25 → m = 2,375 → n = 4 Ancol là C2H5OH (0,05) và C3H7OH (0,03) (2) → k = 3, vậy axit là: HOOC-CH=CH-COOH (0,02 mol) Vậy hỗn hợp ban đầu chứa X: C2H5-OOC-CH=CH-COO-C2H5 (0,02 mol) Y: C2H5OH (0,01 mol) Z: C3H7OH (0,03 mol) → %mX (E) = 60,35% Đáp án B Trang 5/5