Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_kiem_tra_hoc_ki_ii_mon_sinh_hoc_lop_7_nam_hoc_2020_2021_d.doc
Nội dung text: Đề kiểm tra học kì II môn Sinh học Lớp 7 - Năm học 2020-2021 - Đề 1
- ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II PHÒNG GD&ĐT . Năm học 2020 - 2021 TRƯỜNG THCS . Môn:Sinh học - Lớp 7 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian giao đề) Mức độ nhận thức Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng TN TL TN TL TN TL - Cấu tạo ngoài, tuần -Sinh sản của thằn hoàn, sinh sản của lằn 1. Lớp Bò sát thằn lằn - Môi trường tồn - Đặc điểm đời sống tại. Nguyên nhân của Bò sát diệt vong của khủng long Số câu 5 2 2 5 Số điểm :2 1,5 0,5 2,0 Đặc điểm cấu tạo của - So sánh hệ hô hấp 2.Lớp Chim chim bồ câu và hệ tuần hoàn của lớp chim với lớp bò sát, thú. Số câu 2 1 1 2 Số điểm: 6,0 3,0 3,0 6,0 Vai trò của 3.Lớp Thú thú, biện pháp bảo vệ thú ( PISA) Số câu 1 1 1 Số điểm:2,0 2,0 2,0 T.Số câu 8 4 2 2 8 T.điểm:10 4,5 3,5 2,0 10
- ĐỀ BÀI I. Trắc nghiệm. (2đ) Câu 1. Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng 1. Cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài? (Chọn 2 đáp án) (0,5đ) a. Có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt. b. Chưa hình thành nên cơ quan thính giác. c. Da khô có vảy sừng bao bọc. Cổ dài, mắt có mí cử động, có màng nhĩ trong hốc tai. d. Chi khỏe, năm ngón chân không có móng vuốt 2. Tim của thằn lằn có cấu tạo như thế nào ? a. Tim 2 ngăn : Một tâm nhĩ và một tâm thất. b. Tim ba ngăn : Hai tâm nhĩ và một tâm thất. c. Tim có 3 ngăn : hai tâm nhĩ, một tâm thất có vách hụt. d. Cả a, b và c đúng. 3. Tại sao khủng long bị diệt vong. a. Do có sự xuất hiện của chim và thú là thú ăn thịt. b. Khí hậu trở nên lạnh đột ngột cùng với các thiên tai như núi lửa phun, khói bụi che phủ bầu trời, thực vật phát triển kém. c. Khủng long cỡ lớn thiếu thức ăn, thiếu chỗ trành rét bị tiêu diệt hàng loạt. d. Cả a, b và c đúng. Câu 2 : (1điểm): Tìm từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành các câu sau: ( ban ngày ; biến nhiệt ; khô ráo ; phổi ) Thằn lằn bóng đuôi dài , ưa sống ở nhưng nơi (1) . và thích phơi nắng , có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất .Chúng bắt mồi về (2) . ., chủ yếu là sâu bọ. Chúng thở bằng (3) Thằn lằn bóng đuôi dài là động vật (4) II. Tự luận.(8đ) Câu 1. Em hãy nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi đời sống bay? ( 3,0 điểm ). Câu 2. Em hãy so sánh hệ tuần hoàn của lớp chim với lớp bò sát ? ( 3 ,0 điểm ). Câu 3. Vai trò của thú Thú có vai trò rất quan trọng. Thú là đối tượng cung cấp nguồn dược liệu quý, nguyên liệu để làm những đồ mĩ nghệ có giá trị, vật liệu thí nghiệm. Một số loài gia súc là nguồn thực phẩm, còn một số loài có vai trò sức kéo quan trọng Vì những giá trị kinh tế quan trọng, nên thú đã bị săn bắt, buôn bán. Số lượng thú trong tự nhiên đã bị giảm sút nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có biện pháp để bảo vệ chúng. Dựa vào đoạn thông tin trên và hiểu biết của bản thân , em hãy đưa ra các biện pháp để bảo vệ lớp thú? Bản thân em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ động vật ở địa phương ? (2 điểm ).
- ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM I. Trắc nghiệm ( 2 điểm ). Câu1. ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng chấm 0,25đ 1- a,c ; 2 - c ; 3 - d Câu 2. ( 1 điểm ) Mỗi ý đúng chấm 0,25đ 1 - khô ráo 2 - Ban ngày 3 - Phổi 4 - Biến nhiệt II. Tự luận ( 8 điểm ). Câu1. ( 3,0 điểm ) Đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay : - Thân hình thoi, chi trước biến thành cánh, chi sau: 3 ngón trước 1 ngón sau có vuốt. (1đ) - Lông ống có các sợi lông làm thành phiến mỏng, lông tơ xốp, có các sợi lông mảnh làm thành chùm. (1đ) - Mỏ sừng bao bọc lấy hàm, hàm không có răng. Cổ dài khớp đầu với thân.(1đ) Câu 2. ( 3,0 điểm ). Lớp Lớp chim Lớp bò sát Hệ cơ quan - Tim 4 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 2 + Tim 3 ngăn ( 2 tâm nhĩ, 1 tâm tâm thất ). thất ), xuất hiện vách hụt. Hệ tuần - 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi + 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi hoàn cơ thể giàu ôxi ( máu đỏ tươi ) cơ thể là máu ít bị pha hơn. Câu 3. ( 2 điểm ). - Biện pháp bảo vệ : (1,0đ) + Bảo vệ động vật hoang dã. + Xây dựng khu bảo tồn động vật. + Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế. - Liên hệ : HS liên hệ được những gì làm được ở địa phương (1,0đ)