Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

doc 4 trang minhtam 6280
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_khao_sat_chat_luong_hoc_ky_ii_mon_sinh_hoc_10_nam_hoc_202.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra học kì 2 môn Sinh học 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

  1. SỞ GD-ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-KHỐI 10 TRƯỜNG THPT . Môn: Sinh học Năm học: 2021 - 2022 Thời gian làm bài: 45 phút ( không kể giao đề) I. PHẦN CÂU HỎI TNKQ (3Đ) 1-Khoảng thời gian từ khi tế bào sinh ra cho đến khi nó phân chia gọi là a. thời gian phân chia b. thời gian thế hệ c. thời gian sinh trưởng d. thời gian tăng trưởng 2-Thời gian thế hệ của vi khuẩn E.coli là 20 phút, sau bao nhiêu phút thì từ 1 tế bào E.coli sinh ra 8 TB? a. 40phút b. 60phút c.80phút d. 100phút 3-Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng và lấy bớt sản phẩm chuyển hoá gọi là gì? a. môi trường cơ bản b. môi trường tự nhiên c. môi trường nuôi cấy không liên tục d. môi trường nuôi cấy liên tục 4.Trong môi trường nuôi cấy nào, quần thể VSV sinh trưởng qua 4 pha? a. môi trường cơ bản b. môi trường tự nhiên c. môi trường nuôi cấy không liên tục d. môi trường nuôi cấy liên tục 5. NST dễ quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân? a. kì đầu b. kì giữa c. kì sau d. kì cuối 6-Trong nuôi cấy không liên tục để thu được nhiều VSV nhất người ta tiến hành thu ở pha nào? a. pha tiềm phát b. pha luỹ thừa c. pha cân bằng d. pha suy vong 7-Trong nuôi cấy không liên tục, pha nào VSV sinh sản mạnh nhất? a. pha tiềm phát b. pha luỹ thừa c. pha cân bằng d. pha suy vong 8. Kiểu dinh dưỡng hoá tự dưỡng có đặc điểm a. nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ CO2 b. nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn cacbon từ chất hữu cơ. c. nguồn năng lượng từ chất hoá học, nguồn cacbon từ chất hữu cơ. d. nguồn năng lượng từ chất hoá học, nguồn cacbon từ CO2. 9. Sự trao đổi chéo crômatit xảy ra vào kì nào của giảm phân I? a. kì đầu b. kì giữa c. kì sau d. kì cuối
  2. 10. Chất nhận electron cuối cùng trong hô hấp hiếu khí là a. các chất vô cơ b. chất hữu cơ c. O2 d. chất vô cơ không phải O2 11. Con đường phân giải cabohidrat tạo ra nhiều năng lượng nhất là a. hô hấp hiếu khí b. hô hấp kị khí c. lên men d. hô hấp hiếu khí và hô hấp kị khí. 12. Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng, nguồn Cacbon từ chất hữu cơ gọi là a. quang tự dưỡng b. quang dị dưỡng c. hoá tự dưỡng d. hoá dị dưỡng II. PHẦN TỰ LUẬN (7Đ) Câu 1. a.Nêu đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục. b.Giải thích tại sao trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục lại không có pha này.(4đ) Câu 2. Chỉ ra sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật. Giải thích tại sao lại có sự khác nhau này.(3đ)
  3. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II-KHỐI 11 Môn: Sinh học PHẦN CÂU HỎI TNKQ (3Đ) 1B 2B 3C 4C 5B 6C 7B 8D 9A 10C 11A 12B PHẦN CÂU HỎI TỰ LUẬN (7Đ) CÂU 1. a. Đặc điểm của các pha trong nuôi cấy không liên tục Pha tiềm phát (pha lag).(0.75đ) - Vi khuẩn thích nghi với môi trường. - Số lượng tế bào trong quần thể chưa tăng. - Enzim cảm ứng được hình thành để phân giải cơ chất. Pha lũy thừa ( pha log )).(0.75đ) - Vi khuẩn sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi. - Số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh Pha cân bằng.(0.75đ) Số lượng vi khuẩn trong quần thể đat mức cực đại và không đổi theo thời gian do: + 1 số tế bào bị phân hủy + 1 số tế bào khác có chất dinh dưỡng lại phân chia Số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào chết đi Pha suy vong).(0.75đ) Số tế bào trong quần thể giảm dần do: + Số tế bào bị phân hủy nhiều + Chất dinh dưỡng cạn kiệt + Chất độc hại tích lũy nhiều. b. Trong nuôi cấy không liên tục có pha suy vong còn trong nuôi cấy liên tục lại không có pha này vì:).(1đ)
  4. - Nuôi cấy không liên tục không được bổ sung thêm chất dinh dưỡng cũng không được lấy đi sản phẩm chuyển hoá nên sau một thời gian sinh trưởng chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, chất độc hại tích luỹ nên VSV bị phân huỷ ngày càng nhiều → có pha suy vong. - Còn trong nuôi cấy liên tục, thường xuyên được bổ sung thêm chất dinh dưỡng và lấy ra một lượng tương đương sản phẩm chuyển hoá nên chất dinh dưỡng không bị cạn kiệt, chất độc hại không bị tích luỹ nên không có pha suy vong. CÂU 2. ).(3đ) -Sự khác nhau trong phân chia tế bào chất ở tế bào động vật và tế bào thực vật là:(2đ) + Ở tế bào động vật phân chia tế bào chất bằng cách thắt eo màng sinh chất ở giữa mặt phẳng xích đạo. + Ở té bào thực vật phân chia tế bào chất bằng cách hình thành thành tế bào ở giữa mặt phẳng xích đạo. - Có sự khác nhau này là do tế bào thực vật phía ngoài màng sinh chất còn có thành xenlulozơ cứng còn tế bào động vật thì không có thành tế bào.(1đ)