Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Thạch Sơn (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 4 trang minhtam 26/10/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Thạch Sơn (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_giua_ki_ii_mon_ngu_van_8_truong_thcs_thach_son_k.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa kì II môn Ngữ văn 8 - Trường THCS Thạch Sơn (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. Nội dung Mức độ cần đạt Vận dụng Cộng Chủ đề Nguồn ngữ liệu Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận thấp dụng cao Xâc định cảm xúc của Nhận diện tác Xác định kiểu câu nhà thơ thể phẩm, tác giả trong ngữ liệu. hiện qua ngữ Ngữ liệu: Ông liệu Đồ I. ĐỌC - HIỂU Số câu 1 1 1. 3 Số điểm 0.5 điểm 1,0 điểm 1.5điểm 3,0 điểm Tỉ lệ 0,5 % 10 % 15% 30 % II. LÀM Viết hoàn chỉnh Viết bài VĂN một bài nghị luận văn về một bài thơ Số câu 1 1 Số điểm 7,0 điểm 7,0 điểm Tỉ lệ 70 % 70 % Số câu 1 1 1 1 4 Tổng Số điểm 0,5 điểm 1,0 điểm 1.5điểm 7,0 điểm 10,0 điểm cộng Tỉ lệ % 0.5% 10 % 15% 70 % 100 %
  2. Trường THCS Thạch Sơn Đề kiểm tra giữa kì II Lớp: 8 Môn Ngữ văn 8 Điểm Lời phê: I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc kĩ đoạn thơ sau: “ Năm nay đào lại nở Không thấy ông đồ xưa. Những người muôn năm cũ Hồn ở đâu bây giờ?” a. Đoạn thơ trên trích từ tác phẩm nào? Tác giả là ai? Thuộc thể thơ gì? Kể tên hai bài thơ thuộc phong trào Thơ Mới trong chương trình ngữ văn 8 học kì II. b.Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu gì? Mục đích nói (chức năng)của câu đó là gì? c. Đoạn thơ trên đã thể hiên cảm xúc gì của nhà thơ? II. LÀM VĂN: (7 điểm) Cảm nhận của em về bài thơ “Tức cảnh Pác- bó” của Hồ Chí Minh. Bài làm: Hướng dẫn chấm: I.Đọc – hiểu văn bản: Câu 1: (1,0 điểm) - Tên bài thơ “ Ông đồ” (0,25 điểm) - Tác giả: Vũ Đình Liên (0,25 điểm) - Thuộc thể thơ ngũ ngôn (0,25 điểm) - Hai bài thơ: Nhớ rừng, Ông đồ (0,25 điểm)
  3. Câu 2: (2,0 điểm) a/ Câu thơ cuối của đoạn thơ trên thuộc kiểu câu nghi vấn. Mục đích nói của câu đó là bộc lộ cảm xúc. b/ Đoạn thơ trên đã thể hiên nỗi niềm nhớ tiếc, niềm hoài cổ của nhà thơ trước việc vắng bóng hình ảnh ông đồ, của nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc vào mỗi dịp xuân về. II. Làm văn: * Về kĩ năng: Học sinh biết cách làm nghị luận về một bài thơ.Kết cấu chặt chẽ; luận điểm rõ ràng,diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp * Về kiến thức: Đảm bảo kiến thức cơ bản như sau: a.Mở bài: (1đ) - Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm + Hồ Chí Minh là một danh nhân văn hóa, một chính trị gia, nhà tư tưởng lỗi lạc của dân tộc Việt Nam, đồng thời cũng là một cây bút lớn của nền văn học dân tộc. + Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những bài thơ nổi tiếng của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ. - Nêu cảm nhận chung về bài thơ: Bài thơ đã làm sống lại hình ảnh Bác Hồ với những phẩm chất cao quý. b) Thân bài(5 đ) * Khái quát về bài thơ - Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác vào tháng 2 - 1941, khi đó Bác Hồ đã trở về trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam sau 30 năm bôn ba hoạt động ở nước ngoài. Người sống và làm việc tại hang Pác Bó (Cao Bằng) trong điều kiện sinh hoạt rất khó khăn, gian khổ nhưng Bác vẫn rất vui và lạc quan bởi Người đang sống, đang lãnh đạo cách mạng ngay trên quê hương, bởi Người tin thời cơ giải phóng dân tộc đang tới gần. - Giá trị nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên và tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác dù trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, thiếu thốn. * Cảm nhận nội dung bài thơ Tức cảnh Pác Bó Luận điểm 1: Cuộc sống cách mạng đầy gian khổ, khó khăn - Cảnh sinh hoạt: + Nơi ở: trong hang, ngoài suối, nơi rừng rậm nhiều nguy hiểm + Thức ăn: “cháo bẹ”, “rau măng” - những thức ăn trong rừng, chỉ là những cây cối mọc dại hái vào nấu tạm thành bữa ăn. - Cảnh làm việc:
  4. + Bàn làm việc: chỉ là những phiến đá to trong hang. + Điều kiện làm việc: đơn sơ, giản dị -> Cuộc sống khó khăn, thiếu thốn vô cùng và đầy rẫy những nguy hiểm rình rập. Luận điểm 2: Tình yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên của Bác - Nơi ở: trong hang - Nơi làm việc: suối - Thời gian: sáng - tối - Hoạt động: ra - vào => Lối sống đều đặn, quy củ của Bác luôn hòa hợp với thiên nhiên, với cuộc sống núi rừng. Cuộc sống dù thiếu thốn về vật chất nhưng được sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Bó mới chính là điều Bác cần. Luận điểm 3: Phong thái ung dung, tự tại, tinh thần lạc quan của Bác - “Sáng ra bờ suối, tối vào hang”: cuộc sống nhẹ nhàng, đơn giản, đều đặn ngày nào cũng như ngày nào - “Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng”: Cuộc sống thiếu thốn nhưng Bác luôn giữ tinh thần lạc quan, giọng điệu hóm hỉnh, coi những khó khăn ấy như “phù phiếm” - “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”: Tư thế, tác phong làm việc vô cùng thoải mái, không căng thẳng, gò bó, áp lực dù đó là công việc cách mạng quan trọng và khó khăn. - “Cuộc đời cách mạng thật là sang”: Câu thơ vừa là lời khẳng định hùng hồn, vừa là lời nói đầy giản dị, hóm hỉnh. “Sang” ở đây không phải là sống trong vàng bạc, nhung lụa, sống trên vạn người, mà cái “sang” này chính là sang trong tâm hồn, sang trong phong thái của người chiến sĩ cách mạng. - Chữ “sang” tưởng như trái ngược lại hoàn toàn với hoàn cảnh khắc nghiệt, thiếu thốn ở 3 câu thơ đầu nhưng với một con người như Bác, thì đó lại là lời kết luận cho tất cả, bởi sống giữa thiên nhiên núi rừng Pác Bó, sống dưới bầu trời của dân tộc chính là điều “sang” nhất trong cuộc đời cách mạng của Bác. * Đặc sắc nghệ thuật - Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, súc tích, bình dị - Ý thơ tự nhiên, phóng khoáng - Giọng điệu hóm hỉnh, vui đùa - Ngôn ngữ giản dị, gần gũi như lời tâm tình, lời ăn tiếng nói hàng ngày. - Lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ tinh tế - Các biện pháp nghệ thuật: đối, nhịp thơ 4/3 c) Kết bài: (1đ) Nêu cảm nhận của em về bài thơ.