Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

doc 11 trang minhtam 5860
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_lop_12_nam_hoc_2020_2021.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Lớp 12 - Năm học 2020-2021

  1. ĐỀ SỐ 1 SỞ GD&ĐT . ĐỀ KIỂM TRAGIỮA HỌC KỲ II Trường THPT . Môn: Sinh học - Lớp 12 Năm học: 2020 - 2021 1. Bước 1 - Xác định Mục đích của đề kiểm tra giữa học kỳ II: - Đánh giá kết quả nhận thức của học sinh về phần kiến thức sinh học lớp 12 phần các bằng chứng và cơ chế tiến hoá và sự phát sinh phát triển của sự sống trên Trái Đất. - Phát hiện những mặt đã đạt được và chưa đạt được trong quá trình học tập của học sinh, từ đó xác định những nguyên nhân về phía học sinh cũng như về phía người dạy để đề ra phương án giải quyết. - Từ sự phân tích kết quả kiểm tra đánh giá học sinh, giáo viên có sự điều chỉnh kế hoạch dạy học cho phù hợp. - Hoàn thiện kiến thức cho học sinh chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT. 2. Bước 2 - Xác định hình thức đề thi Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan 3. Bước 3 - Xác định nội dung đề thi, lập ma trận đề thi KHUNG MA TRẬN Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng ở cấp Vận dụng ở cấp (Nội dung, (bậc 1) (bậc 2) độ thấp (bậc 3) độ cao (bậc 4) chương) Chủ đề 1: Bằng Câu 1, 2, 3, 4, 5, Câu 10, 11, 12, Câu 16, 17, 18. Câu 19, 20, 21. chứng và cơ chế 6, 7, 8, 9. 13, 14, 15. tiến hoá (21 câu - 6 tiết) 70,0 % tổng số 42,8% hàng = 28,6 % hàng = 14,3 % hàng = 14,3 % hàng = điểm = 7,0 điểm 3,00 điểm 2,00 điểm 1,00 điểm 1,00 điểm Số câu: 9 Số câu: 6 Số câu: 3 Số câu: 3 Chủ đề 2: Sự Câu 22, 23, 24, Câu 26, 27. Câu 28, 29. Câu 30. phát sinh và phát 25. triển của sự sống trên Trái đất (9 câu- 3 tiết) 30,0 % tổng số 44,5% hàng = 22,2 % hàng = 22,2 % hàng = 11,1 % hàng = điểm = 3 điểm 1,33 điểm 0,67 điểm 0,67 điểm 0,33 điểm Số câu: 4 Số câu: 2 Số câu: 2 Số câu: 1 100%= 10 điểm 43,33 % tổng số 26,67 % tổng số 16,67 % tổng số 13,33% tổng số điểm = 4,33 điểm điểm = 2,67 điểm điểm = 1,67 điểm điểm = 1,33 điểm
  2. ĐỀ BÀI Câu 1: Tiến hoá nhỏ là quá trình: A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. C. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới. D. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự biến đổi kiểu hình. Câu 2: Quá trình tiến hoá nhỏ kết thúc khi: A. quần thể mới xuất hiện. B. chi mới xuất hiện. C. loài mới xuất hiện. D. họ mới xuất hiện. Câu 3: Cách li trước hợp tử là: A. trở ngại ngăn cản con lai phát triển. B. trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử. C. trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. D. trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. Câu 4: Hình thành loài mới bằng cách li sinh thái thường gặp ở những đối tượng: A. Thực vật B. Thực vật và động vật có khả năng di chuyển xa C. Động vật D. Thực vật và động vật ít có khả năng di chuyển Câu 5: Hiện tượng cá voi (thuộclớp thú), cá mập (lớp cá) và ngư long (bò sát cổ đại) giống nhau về kiểu hình là kết quả của: A. tiến hóa đồng quy. B. tiến hóa phân li. C. tiến hóa phân nhánh. D. tiêu giảm để thích nghi. Câu 6: Sự đa dạng loài trong sinh giới là do: A. đột biến B. CLTN C. biến dị tổ hợp D. sự tích luỹ dần các đặc điểm thích nghi trong quá trình hình thành các loài Câu 7: Nhân tố có thể làm biến đổi tần số alen của quần thể một cách nhanh chóng, đặc biệt khi kích thước quần thể nhỏ bị giảm đột ngột là: A. đột biến. B. di nhập gen. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối không ngẫu nhiên. Câu 8: Chiều hướng tiến hoá cơ bản nhất của tiến hóa lớn là: A. ngày càng đa dạng, phong phú. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. từ đơn giản đến phức tạp. Câu 9: Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tùy thuộc vào: A. môi trường. B. tổ hợp gen chứa đột biến đó. C. tác nhân gây ra đột biến đó. D. môi trường và tổ hợp gen chứa đột biến đó.
  3. Câu 10: Quần đảo là nơi lí tưởng cho quá trình hình thành loài mới vì: A. các đảo cách xa nhau nên các sinh vật giữa các đảo không trao đổi vốn gen cho nhau. B. rất dễ xảy ra hiện tương di nhập gen. C. giữa các đảo có sự cách li địa lí tương đối và khoảng cách giữa các đảo lại không quá lớn. D. chịu ảnh hưởng rất lớn của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 11: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường xảy ra đối với loài A. động vật bậc cao. B. động vật. C. thực vật. D. có khả năng phát tán mạnh. Câu 12: Hiện tượng nào nhanh chóng hình thành loài mới mà không cần sự cách li địa lí? A. Lai xa khác loài. B. Tự đa bội. C. Dị đa bội. D. Đột biến NST. Câu 13: Con đường hình thành loài nhanh nhất và phổ biến là bằng con đường: A. địa lí. B. sinh thái. C. lai xa và đa bội hoá. D. các đột biến lớn. Câu 14: Tác động của chọn lọc sẽ đào thải 1 loại alen khỏi quần thể qua 1 thế hệ là chọn lọc chống lại: A. thể đồng hợp. B. alen lặn. C. alen trội. D. thể dị hợp. Câu 15: Các cá thể khác loài có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau nên không thể giao phối với nhau. Đó là dạng cách li A. tập tính. B. cơ học. C. trước hợp tử. D. sau hợp tử. Câu 16: Những đột biến NST thường dẫn đến hình thành loài mới: A. Mất đoạn, chuyển đoạn. B. Mất đoạn, đảo đoạn. C. Đảo đoạn, chuyển đoạn. D. Chuyển đoạn, lặp đoạn nhiều lần. Câu 17: Cách li trước hợp tử gồm: 1: cách li không gian. 2: cách li cơ học. 3: cách li tập tính. 4: cách li khoảng cách. 5: cách li sinh thái. 6: cách li thời gian. Phát biểu đúng là: A. 1,2,3. B. 2,3,4. C. 2,3,5. D. 1,2,4,6. Câu 18: Chọn lọc tự nhiên thay đổi tần số alen ở quần thể vi khuẩn nhanh hơn nhiều so với quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội vì: A. quần thể vi khuẩn sinh sản nhanh hơn nhiều. B. vi khuẩn đơn bội, alen biểu hiện ngay kiểu hình. C. kích thước quần thể nhân thực thường nhỏ hơn. D. sinh vật nhân thực nhiều gen hơn.
  4. Câu 19: Trong hình thành loài bằng con đường điạ lí, nếu có sự tham gia của biến động di truyền thì: A. không thể hình thành loài mới được do sự biến động làm giảm độ đa dạng di truyền. B. hình thành loài mới sẽ diễn ra chậm hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra chậm. C. hình thành loài mới sẽ diễn ra nhanh hơn do sự phân hóa kiểu gen diễn ra nhanh D. cùng một lúc sẽ hình thành nhiều loài mới do sự tác động của các yếu tố ngẫu nhiên. Câu 20: Phát biểu không đúng về các nhân tố tiến hoá theo thuyết tiến hoá tổng hợp là: A. đột biến luôn làm phát sinh các đột biến có lợi. B. đột biến làm thay đổi tần số các alen rất chậm. C. đột biến và giao phối không ngẫu nhiên tạo nguồn nguyên liệu tiến hoá. D. chọn lọc tự nhiên xác định chiều hướng và nhịp điệu tiến hoá. Câu 21: Nguyên nhân chính làm cho đa số các cơ thể lai xa chỉ có thể sinh sản sinh dưỡng là: A. không có sự tương hợp về cấu tạo cơ quan sinh sản với các cá thể cùng loài. B. bộ NST của bố và mẹ trong các con lai khác nhau về số lượng, hình dạng, kích thước, cấu trúc. C. có sự cách li hình thái với các cá thể cùng loài. D. cơ quan sinh sản thường bị thoái hoá. Câu 22: Trình tự các giai đoạn của tiến hoá: A. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá sinh học. B. Tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học - tiến hoá tiền sinh học. C. Tiến hoá tiền sinh học - tiến hoá hoá học - tiến hoá sinh học. D. Tiến hoá hoá học - tiến hoá tiền sinh học. Câu 23: Nguồn năng lượng dùng để tổng hợp nên các phân tử hữu cơ hình thành sự sống là: A. ATP. B. Năng lượng tự nhiên. C. Năng lượng hoá học. D. Năng lượng sinh học. Câu 24: Côaxecva được hình thành từ: A. Pôlisaccarit và prôtêin. B. Hỗn hợp 2 dung dịch keo khác nhau đông tụ thành. C. Các đại phân tử hữu cơ hoà tan trong nước tạo thành dung dịch keo. D. Một số đại phân tử có dấu hiệu sơ khai của sự sống. Câu 25: Ý nghĩa của Hoá thạch là:
  5. A. bằng chứng trực tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. B. bằng chứng gián tiếp về lịch sử phát triển của sinh giới. C. xác định tuổi của hoá thạch có thể xác định tuổi của quả đất. D. xác định tuổi của hoá thạch bằng đồng vị phóng xạ. Câu 26: Để xác định độ tuổi của các hóa thạch hay đất đá còn non, người ta thường dùng: A. Cacbon 12. B. Cacbon 14. C. Urani 238. D. Phương pháp địa tầng. Câu 27: Người ta dựa vào tiêu chí nào sau đây để chia lịch sử trái đất thành các đại, các kỉ ? A. Những biến đổi lớn về địa chất, khí hậu và thế giới sinh vật. B. Quá trình phát triển của thế giới sinh vật. C. Thời gian hình thành và phát triển của trái đất. D. Hóa thạch và khoáng sản. Câu 28: Dạng người biết chế tạo công cụ lao động đầu tiên là: A. Homo erectus. B. Homo habilis. C. Nêanđectan. D. Crômanhôn. Câu 29: Điểm khác nhau cơ bản trong cấu tạo của vượn người với người là: A. cấu tạo tay và chân. B. cấu tạo của bộ răng. C. cấu tạo và kích thước của bộ não. D. cấu tạo của bộ xương. Câu 30: Thí nghiệm của Milơ và Urây chứng minh điều gì ? A. Sự sống trên trái đất có nguồn gốc từ vũ trụ. B. Axit nuclêic được hình thành từ các nuclêôtit. C. Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ. D. Chất vô cơ được hình thành từ các nguyên tố có trên bề mặt trái đất. Hết
  6. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II MÔN SINH HỌC 12 Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án B C C D A D C C D A Câu 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 Đáp án D D A C B C C B C A Câu 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 Đáp án B A B C A B A B C C
  7. ĐỀ SỐ 2 KHOANH TRÒN CÂU TRẢ LỜI ĐÚNG NHẤT Câu 1: Để xác định quan hệ họ hàng giữa các loài sinh vật người ta không dựa vào A. bằng chứng sinh học phân tử. B. cơ quan tương đồng. C. bằng chứng phôi sinh học. D. cơ quan tương tự. Câu 2: Giả sử trong cùng một cánh đồng rau, quần thể côn trùng thuộc loài A lại chỉ sống trên cây rau cải xanh, còn quần thể khác cũng thuộc loài côn trùng A lại thích nghi sống trên cây bắp cải. Giữa hai quần thể này đã có sự A. Cách li sinh sản B. Cách li di truyền C. Cách li sau hợp tử D. Cách li thời gian Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hóa là A. du nhập gen. B. chọn lọc tự nhiên. C. giao phối ngẫu nhiên. D. đột biến. Câu 4: Đặc trưng nào sau đây không phải là đặc trưng của quần thể? A. Kích thước quần thể. B. Đa dạng về thành phần loài. C. Sự phân bố cá thể. D. Mật độ cá thể. Câu 5: Cắn cứ vào những biến cố lớn về địa chất, khí hậu và các hóa thạch điển hình, người ta đã chia lịch sử phát triển sự sống thành các đại: A. Cổ sinh, Tiền Cambri, Trung sinh, Tân sinh. B. Tân sinh, Trung sinh, Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh. C. Cổ sinh, Nguyên sinh, Trung sinh, tân sinh. D. Nguyên sinh, Tiền Cambri, trung sinh, Tân sinh. Câu 6: Đối với quá trình tiến hóa, đột biến gen có vai trò: A. Tạo ra các alen mới. B. Phát tán đột biến trong quần thể. C. Định hướng quá trình tiến hóa. D. Cùng với chọn lọc tự nhiên làm tăng tần số các alen trội có hại trong quần thể. Câu 7: Hiện tượng nào sau đây là biểu hiện của mối quan hệ hỗ trợ cùng loài? A. Động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau. B. Tỉa thưa tự nhiên ở thực vật. C. Cá mập con khỉ mới nở, sử dụng trứng chưa nở làm thức ăn. D. Các cây thông mọc gần nhau, có rễ nối liền nhau. Câu 8: Có bao nhiêu nhận định sau đây không đúng theo quan điểm của học thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại? (1) Các cơ chế cách li là nhân tố tiến hóa đóng một vai trò rất quan trọng trong quá trình tiến hóa hình thành loài, giúp bảo toàn đặc điểm riêng cho mỗi loài. (2) Các quần thể cùng loài sống ở các điều kiện địa lí khác nhau, chọn lọc tự nhiên sẽ làm thay đổi tần số alen của các quần thể đó theo những hướng khác nhau. (3) Sự sai khác về vốn gen giữa các quần thể cách li địa lí, đến một lúc nào đó có thể xuất hiện sự cách li sinh sản như cách li tập tính, cách li mùa vụ làm xuất hiện loài mới.
  8. (4) Khi một nhóm sinh vật tiên phong di cư tới đảo mới, điều kiện sống mới và sự cách li tương đối về mặt địa lí dễ dàng biến quần thể nhập cư thành một loài mới sau một thời gian tiến hóa. (5) Nếu kích thước quần thể quá nhỏ thì tần số alen có thể bị thay đổi hoàn toàn do yếu tố ngẫu nhiên. A. 1 B. 1.2.3 C. 3,4,5 D. 1,2,5 Câu 9: Điểm đáng chú ý nhất trong đại Tân sinh là A. Phồn thịnh của cây hạt kín, sâu bọ, chim, thú và người. B. Phát triển ưu thé của hạt trần, bò sát. C. Phát triển ưu thế của cây hạt trần, chim, thú. D. Chinh phục đất liền của thực vật và động vật. Câu 10: Mật độ cá thể của quần thể sinh vật là A. Tỉ lệ đực và cái trong quần thể. B. Tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể. C. Số lượng cá thể có trong quần thể. D. Số lượng cá thể sinh vật sống trên một đơn vị diện tích hay thể tích. Câu 11: Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ làm A. suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lần nhau. B. tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường. C. tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm. D. giảm số lượng cá thể của quần thể đẩm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường. Câu 12: Khi nói về quá trình hình thành loài mới, những phát biểu nào sau đây là đúng? (1) Cách li tập tính và cách li sinh thái có thể dẫn đến hình thành loài mới. (2) Cách li địa lí sẽ tạo ra các kiểu gen mới trong quần thể dẫn đến hình thành loài mới. (3) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành loài mới. (4) Hình thành loài bằng con đường lai xa và đa bội hoá thường gặp ở động vật. (5) Hình thành loài bằng cách li địa lí xảy ra một cách chậm chạp, qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp. (6) Cách li địa lí luôn dẫn đến hình thành cách li sinh sản. A. (1), (5). B. (2), (4). C. (3), (4). D. (3), (5). Câu 13: Câu nào dưới đây nói về vai trò của sự cách li địa lí trong quá trình thành loài là đúng nhất? A. Cách li địa lí luôn dẫn tới cách li sinh sản. B. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính dẫn đến hình thành loài mới. C. Cách li địa lí có vai trò duy trì sự khác biệt về vốn gen giữa các quần thể. D. Không có sự cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới. Câu 14: Nghiên cứu cấu trúc tuổi của 3 quần thể cá A, B và C, kết quả được biểu diễn bằng các biểu đồ sau đây: (Ghi chú: 1. Số lượng cá thể; 2. Tuổi) (1 (1 (1 ) ) ) (2) (2) (2) Quần thể A Quần thể B Quần thể C
  9. Quần thể cá nào bị đánh bắt quá mức, nếu cứ tiếp tục khai thác sẽ bị suy kiệt và diệt vong A. Quần thể C. B. Cả A và B. C. Quần thể A. D. Quần thể B. Câu 15: Khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian được gọi là A. ổ sinh thái. B. giới hạn sinh thái. C. môi trường. D. sinh cảnh. Câu 16: Bằng chứng sinh học phân tử chứng minh mọi sinh vật trên trái đất có chung một nguồn gốc là: 1. Mọi sinh vật đều sử dụng chung một loại mã di truyền. 2. Đều sử dụng hơn 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin. 3. Những loài có quan hệ họ hàng gần thì trình tự các axit amin và trình tự các nuclêôtit càng giống nhau. 4. Mọi sinh vật được cấu tạo từ tế bào. Phương án đúng là: A. 1, 2, 3. B. 2 , 3,4. C. 1, 2 ,4. D. 1 , 3 ,4. Câu 17: Tiến hóa nhỏ thực chất là quá trình A. làm xuất hiện các đặc điểm thích nghi. B. làm thay đổi thành phần kiểu gen và tần số alen của quần thể. C. hình thành loài mới. D. làm thay đổi tần số alen của loài. Câu 18: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả Thành phần kiểu gen Thế hệ F1 Thế hệ F2 Thế hệ F3 Thế hệ F4 Thế hệ F5 AA 0,64 0,64 0,2 0,16 0,16 Aa 0,32 0,32 0,4 0,48 0,48 Aa 0,04 0,04 0,4 0,36 0,36 Nhân tố gây nên sự thay đổi cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 là A. giao phối không ngẫu nhiên. B. đột biến. C. các yếu tố ngẫu nhiên. D. giao phối ngẫu nhiên. Câu 19: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của giao phối đối với quá trình tiến hóa? A. Giao phối tạo alen mới trong quần thể. B. Giao phối trung hòa tính có hại của đột biến. C. Giao phối tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. D. Giao phối phát tán đột biến trong quần thể. Câu 20: Nhân tố tiến hóa có tính chất qui định chiều hướng tiến hóa là A. đột biến. B. giao phối không ngẫu nhiên.
  10. C. chọn lọc tự nhiên. D. di - nhập gen. Câu 21: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, chọn lọc tự nhiên A. là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. B. là nhân tố làm thay đổi tần số alen không theo một hướng xác định. C. cung cấp các biến dị di truyền làm phong phú vốn gen của quần thể. D. tạo ra các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định. Câu 22: Đối với quá trình tiến hóa, các cơ chế cách li có vai trò: A. Hình thành cá thể và quần thể sinh vật thích nghi với môi trường. B. Ngăn cản sự giao phối tự do, củng cố và tăng cường sự phân hóa kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. C. Tạo các elen mới, làm phong phú thêm vốn gen của quần thể. D. Tạo các tổ hợp alen mới trong đó có các tổ hợp có tiềm năng thích nghi cao. Câu 23: Chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại và tích lũy các đột biến có lợi trong quần thể. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải A. không triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen trội. B. khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội. C. triệt để khỏi quần thể nếu đó là alen lặn. D. khỏi quần thể rất chậm nếu đó là alen trội. Câu 24: Số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển, gọi là A. mật độ của quần thể. B. kích thước tối đa của quần thể. C. kích thước tối thiểu của quần thể. D. kích thước trung bình của quần thể. Câu 25: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể? A. Tập hợp cây cỏ trên mọi đồng cỏ. B. Tập hợp cây thông trong một rừng thông ở Đà lạt C. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi Phú Thọ. D .Tập hợp cá chép đang sinh sống ở Hồ Tây. Câu 26: Theo quan điểm hiện đại, cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống là A. AND và prôtêin. B. Axit nuclêic và prôtêin. C. ARN và prôtêin. D. AND và ARN. Câu 27: Di tích của sinh vật sống trong các thời đại trước đã để lại trong các lớp đất đá được gọi là: A. Cổ sinh vật học. B. Sinh vật. C. Sinh vật nguyên thủy. D. Hoá thạch. Câu 28: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy định các đặc điểm thích nghi với môi trường. B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể trong quần thể. C. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với môi trường
  11. D. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể. Câu 29: Theo quan niệm tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây không đúng? A. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến đổi đột ngột tần sô alen của quần thể. B. Di – nhập gen có thể làm thay đổi vốn gen của quần thể. C. Quá trình tiến hỏa nhỏ diễn ra dưới tác động của các nhân tố tiến hóa. D. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố định hướng quá trình tiến hóa. Câu 30: Ngày nay, sự sống không còn tiếp tục được hình thành từ các chất vô cơ theo phương thức hóa học vì A. Không có sự tương tác giữa các chất hữu cơ được tổng hợp. B. Không tổng hợp được các hạt côaxecva nữa trong điều kiện hiện tại. C. Thiếu các điều kiện cần thiết và nếu có chất hữu cơ được hình thành ngoài cơ thể sống thì sẽ bị các vi khuẩn phân hủy ngay. D. Các quy luật chọn lọc tự nhiên chi phối mạnh mẽ. HẾT