Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Khối 12 (Có đáp án)

doc 10 trang minhtam 6320
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Khối 12 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_giua_hoc_ki_2_sinh_hoc_khoi_12_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra giữa học kì 2 Sinh học Khối 12 (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2 NĂM HỌC 201 - 201 MÔN: SINH HỌC LỚP 12 Thời gian làm bài: . phút (40 câu trắc nghiệm) (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) Chọn đáp án đúng nhất, mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm. Câu 1: Dạng cách li nào là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo các hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen: A. Cách li di truyền. B. Cách li sinh sản. C. Cách li sinh thái. D. Cách li địa lí. Câu 2: Trong một hồ ở Châu Phi, người ta thấy có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau về màu sắc, một loài có màu đỏ và một loài có màu xám. Mặc dù cùng sống trong một hồ nhưng chúng không giao phối với nhau. Tuy nhiên, khi các nhà khoa học nuôi các cá thể của hai loài này trong cùng một bể cá có chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của hai loài lại giao phối với nhau và sinh con. Thí dụ trên thể hiện con đường hình thành loài bằng A. Cách li sinh thái. B. Cách li sinh sản. C. Cách li tập tính. D. Cách li địa lí. Câu 3: Đối với vi khuẩn, tiêu chuẩn có ý nghĩa hàng đầu để phân biệt hai loài thân thuộc là A. Tiêu chuẩn sinh lí. B. Tiêu chuẩn hoá sinh. C. Tiêu chuẩn sinh thái. D. Tiêu chuẩn di truyền. Câu 4: Đặc điểm nào không phải là đặc điểm của người hiện đại: A. Xương hàm phát triển khiến cằm nhô ra nhiều. B. Bộ não phát triển có khả năng tư duy trừu tượng. C. Truyền đạt kinh nghiệm cho thế hệ sau bằng chữ viết. D. Cấu trúc thanh quản cho phép phát triển tiếng nói.
  2. Câu 5: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với A. Động vật bậc thấp. B. Thực vật. C. Động vật bậc cao. D. Động vật. Câu 6: Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hóa nhỏ là: A. Phân hóa khả năng sống sót của các cá thể thích nghi nhất. B. Phân hóa khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. C. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. D. Quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hóa. Câu 7: Loài bông trồng ở Mĩ có bộ NST 2n = 52, trong đó có 26 NST lớn và 26 NST nhỏ. Loài bông của Châu Âu có bộ NST 2n = 26 gồm toàn NST lớn. Loài bông hoang dại ở Mĩ có bộ NST 2n = 26 NST nhỏ. Cách giải thích nào sau đây là đúng nhất về cơ chế hình thành loài bông mới có bộ NST 2n = 52 NST? A. Loài bông này được hình thành bằng cách lai xa giữa loài bông của châu Âu và loài bông hoang dại ở Mĩ. B. Loài bông này có lẽ đã được hình thành bằng con đường cách li địa lí. C. Loài bông này được hình thành bằng con đường đa bội hoá. D. Loài bông này được hình thành bằng con đường lai xa kèm theo đa bội hoá. Câu 8: Điều nào dưới đây không đúng với loài: A. Là nhóm quần thể có những tính trạng chung về hình thái, sinh lí. B. Là các nhóm cá thể có vốn gen khác nhau. C. Các cá thể trong loài có khả năng giao phối với nhau. D. Cách li sinh sản với các nhóm quần thể thuộc loài khác. Câu 9: Cho các thông tin sau: (1) Axitnuclêic được hình thành từ các nuclêôtit. (2) Chất hữu cơ hình thành từ chất vô cơ. (3) Prôtêin, lipit, axit nuclêic có thể kết hợp với nhau tạo tế bào sơ khai. (4) CH4, NH3, H2, hơi nước trong điều kiện nguyên thủy có thể tạo thành axit amin.
  3. Thông tin nói về tiến hóa tiền sinh học là: A. 4 B. 3 C. 2 D. 1 Câu 10: Đặc điểm bàn tay năm ngón đã xuất hiện cách đây A. 3 triệu năm. B. 30 triệu năm. C. 130 triệu năm. D. 300 triệu năm. Câu 11: Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp thu được kết quả Thế hệ Kiểu gen AA Kiểu gen Aa Kiểu gen aa F1 0.49 0.42 0.09 F2 0.49 0.42 0.09 F3 0.22 0.36 0.42 F4 0.24 0.32 0.44 F5 0.26 0.28 0.46 Quần thể đang chịu tác động bởi các nhân tố tiến hóa nào sau đây? A. Chọn lọc tự nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. B. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố ngẫu nhiên. C. Các yếu tố ngẫu nhiên và đột biến gen. D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên. Câu 12: Giao phối không ngẫu nhiên thường làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng A. Làm giảm tính đa hình quần thể. B. Giảm kiểu gen dị hợp tử, tăng kiểu gen đồng hợp tử. C. Thay đổi tần số alen của quần thể. D. Tăng kiểu gen dị hợp tử, giảm kiểu gen đồng hợp tử. Câu 13: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là A. Hình thành chất hữu cơ phức tạp. B. Hình thành các tế bào sơ khai. C. Hình thành sinh vật đa bào. D. Hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
  4. Câu 14: Đâu không phải là bằng chứng sinh học phân tử? (1) Protein của loài đều cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin. (2) Cơ thể sống đều cấu tạo từ tế bào. (3) Tay người, chi trước mèo có các xương giống nhau. (4) Mã di truyền của đa số các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau. (5) Phôi các loài trải qua nhiều giai đoạn giống nhau. (6) ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 nucleotit. A. 1, 2, 4 B. 2, 4, 6 C. 1, 3, 5 D. 2, 3, 5 Câu 15: Hình thành loài bằng cách li sinh thái thường gặp ở những loài: A. Động vật ít di chuyển. B. Thực vật. C. Động vật có khả năng di chuyển nhiều. D. Thực vật và động vật ít di chuyển. Câu 16: Một quần thể côn trùng sống trên loài cây M. Do quần thể phát triển mạnh, một số cá thể phát tán sang loài cây N. Những cá thể có sẵn các gen đột biến giúp chúng khai thác được thức ăn ở loài cây N thì sống sót và sinh sản, hình thành nên quần thể mới. Hai quần thể này sống trong cùng một khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau. Qua thời gian, các nhân tố tiến hóa tác động làm phân hóa vốn gen của hai quần thể đến mức làm xuất hiện sự cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là ví dụ về hình thành loài mới: A. Bằng tự đa bội. B. Bằng lai xa và đa bội hóa. C. Bằng cách li sinh thái. D. Bằng cách li địa lí. Câu 17: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách ly sau hợp tử? (1) ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản. (2) cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác. (3) trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo ra hợp tử nhưng hợp tử không phát triển. (4) các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau. Đáp án đúng là: A. (2), (3) B. (1), (4) C. (2), (4) D. (1), (3) Câu 18: Cách li trước hợp tử là A. Trở ngại ngăn cản tạo thành giao tử.
  5. B. Trở ngại ngăn cản sự thụ tinh. C. Trở ngại ngăn cản con lai hữu thụ. D. Trở ngại ngăn cản con lai phát triển. Câu 19: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng: A. Vây cá voi và vây cá chép. B. Mang cá và mang tôm. C. Tay người và cánh dơi. D. Cánh chim và cánh ruồi. Câu 20: Các nhân tố tiến hóa làm phong phú vốn gen của quần thể là A. Đột biến, giao phối không ngẫu nhiên. B. Di-nhập gen, chọn lọc tự nhiên. C. Đột biến, chọn lọc tự nhiên. D. Đột biến, di nhập gen. Câu 21: Dấu hiệu chủ yếu để kết luận 2 cá thể chắc chắn thuộc 2 loài sinh học khác nhau là: A. Chúng cách li sinh sản với nhau. B. Chúng sinh ra con bất thụ. C. Chúng không cùng môi trường. D. Chúng có hình thái khác nhau. Câu 22: So với đột biến NST thì đột biến gen là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hóa vì: A. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST và ít ảnh hưởng đến sức sống, sự sinh sản của cơ thể sinh vật. B. Đa số đột biến gen là có hại, nên chọn lọc tự nhiên sẽ loại bỏ chúng nhanh chóng, chỉ giữ lại những đột biến có lợi. C. Alen đột biến có lợi, có hại không phụ thuộc vào tổ hợp gen và môi trường sống, vì vậy chọn lọc tự nhiên vẫn tích lũy các gen đột biến qua các thế hệ. D. Các alen đột biến thường ở trạng thái lặn và ở trạng thái dị hợp, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp vào kiểu gen do đó tần số của gen đột biến lặn có hại không đổi qua các thế hệ. Câu 23: Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, các chất hữu cơ được hình thành từ các chất vô cơ nhờ: A. Năng lượng ATP. B. Năng lượng hóa học. C. Năng lượng sinh học. D. Năng lượng tự nhiên. Câu 24: Theo quan niệm của Đacuyn chọn lọc tự nhiên là quá trình:
  6. A. Tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. B. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích lũy những biến dị có lợi cho sinh vật. C. Đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. D. Tích lũy những biến dị có lợi cho con người và cho bản thân sinh vật. Câu 25: Ví dụ minh họa cho bằng chứng sinh học phân tử đó là A. Tế bào là đơn vị cấu tạo và chức năng của cơ thể sống. B. Các loại axit amin và mã di truyền đều giống nhau ở các loài. C. Xương chi ở các loài động vật đều có cấu tạo giống nhau. D. Các loài động vật có vú đều trải qua giai đoạn phôi 2 ngăn. Câu 26: Cơ quan tương đồng ở các loài là các cơ quan A. Cùng nguồn gốc ở loài tổ tiên nhưng chức năng bị tiêu giảm. B. Khác nguồn gốc ở loài tổ tiên nhưng có chức năng giống nhau. C. Cùng nguồn gốc từ một cơ quan ở loài tổ tiên. D. Có chức năng giống nhau. Câu 27: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là A. Thời gian mang thai 270-275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa. B. Khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ. C. Sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người. D. Khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên. Câu 28: Động lực của chọn lọc nhân tạo là? A. Do nhu cầu thị hiếu của con người. B. Con người muốn tạo ra giống mới. C. Sinh vật đấu tranh sinh tồn với môi trường sống. D. Do cạnh tranh của con người về sản xuất. Câu 29: Trường hợp nào sau đây được gọi là cách ly sau hợp tử? A. Các cá thể giao phối và sinh con nhưng con sinh ra bị bất thụ. B. Các cá thể sinh sản vào các mùa khác nhau. C. Các cá thể có cơ quan sinh sản không tương đồng.
  7. D. Các cá thể có tập tính giao phối khác nhau. Câu 30: Tại sao trên các đảo và quần đảo đại dương hay tồn tại những loài đặc trưng không có ở nơi nào khác trên trái đất? A. Do cách li địa lí và chọn lọc tự nhiên diễn ra trong môi trường đặc trưng của đảo qua thời gian dài. B. Do các loài này có nguồn gốc từ trên đảo và không có điều kiện phát tán đi nơi khác. C. Do cách li sinh sản giữa các quần thể trên từng đảo nên mỗi đảo hình thành loài đặc trưng. D. Do trong cùng điều kiện tự nhiên,chọn lọc tự nhiên diễn ra theo hướng tương tự nhau. Câu 31: Tiến hóa nhỏ là A. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến hình thành các nhóm phân loại trên loài, diễn ra trên qui mô rộng lớn. B. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài , diễn ra trên qui mô rộng lớn. C. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến hình thành loài mới, diễn ra trong phạm vi tương đối hẹp. D. Quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến hình thành loài mới, diễn ra trên qui mô rộng lớn. Câu 32: Trong tiến hóa hóa học các hợp chất hữu cơ đơn giản được hình thành nhờ các yếu tố: (1) Sấm sét (2) Tia tử ngoại (3) Năng lượng hạt nhân Urani (4) Núi lửa (5) CH4, NH3, H2, hơi nước A. 1, 2, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4, 5 Câu 33: Cơ chế chính dẫn đến hình thành loài bằng con đường địa lí là: A. Do đột biến và chọn lọc tự nhiên tích luỹ theo nhiều hướng khác nhau. B. Do các cá thể trong quần thể không thể giao phối được với nhau. C. Do chúng không có khả năng vượt qua các trở ngại địa lí để đến với nhau. D. Do môi trường ở các khu vực địa lí khác nhau.
  8. Câu 34: Cấu tạo khác nhau về chi tiết của các cơ quan tương đồng là do: A. Chọn lọc tự nhiên đã diễn ra theo các hướng khác nhau. B. Sự tiến hóa trong quá trình phát triển của loài. C. Chúng có nguồn gốc khác nhau nhưng phát triển trong những điều kiện giống nhau. D. Thực hiện các chức phận giống nhau. Câu 35: Trong tiến hoá, không chỉ có các alen có lợi được giữ lại mà nhiều khi các alen trung tính, hoặc có hại ở một mức độ nào đó vẫn được duy trì trong quần thể bởi A. Di nhập gen. B. Giao phối có chọn lọc. C. Các yếu tố ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên. Câu 36: Vai trò chính của quá trình đột biến là đã tạo ra A. Nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hoá. B. Những tính trạng khác nhau giữa các cá thể cùng loài. C. Nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hoá. D. Sự khác biệt giữa con cái với bố mẹ. Câu 37: Hạt phấn của hoa mướp rơi trên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm tạo ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách ly nào? A. Cách ly cơ học. B. Cách ly sinh thái. C. Cách ly tập tính. D. Cách ly không gian. Câu 38: Cho các nhận xét sau: (1) Chọn lọc nhân tạo là quá trình đào thải các biến dị có hại, tích lũy những biến dị có lợi cho cơ thể sinh vật. (2) Kết quả của chọn lọc nhân tạo là hình thành loài mới. (3) Chọn lọc nhân tạo do con người thực hiện. (4) Chọn lọc nhân tạo xuất hiện từ khi có sinh vật. (5) Động lực của chọn lọc nhân tạo là nhu cầu và thị hiếu của con người. (6) Kết quả của chọn lọc nhân tạo là tạo nên tính đa dạng cho sinh giới. Có bao nhiêu nhận xét sai về chọn lọc nhân tạo?
  9. A. 2 B. 4 C. 5 D. 3 Câu 39: Cách li địa lí có vai trò quan trọng trong tiến hóa vì: A. Các li địa lí giúp duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể gây nên bởi các nhân tố tiến hóa. B. Điều kiện địa lí là nguyên nhân trực tiếp gây ra sự biến đổi trên cơ thể sinh vật. C. Điều kiện địa lí khác nhau sản sinh ra các đột biến khác nhau dẫn đến sự hình thành loài mới. D. Cách li địa lí là nguyên nhân trực tiếp làm xuất hiện sự cách li sinh sản. Câu 40: Người đứng thẳng trong chi Homo là: A. Ôxtralôpitec. B. Nêanđectan C. Homo erectus D. Homo habilis.
  10. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 1. D 11.D 21. A 31. C 2. C 12. B 22. A 32. C 3. B 13. B 23. D 33. A 4. A 14. D 24. B 34. A 5. B 15. D 25. B 35. C 6. D 16. C 26. C 36. C 7. D 17. D 27. C 37. A 8. B 18. B 28. A 38. B 9. B 19. C 29. A 39. A 10. D 20. D 30. A 40. C