Đề kiểm tra đánh giá giữa kì Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

doc 3 trang minhtam 5880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra đánh giá giữa kì Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_danh_gia_giua_ki_ngu_van_8_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra đánh giá giữa kì Ngữ văn 8 - Năm học 2021-2022

  1. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ VĂN 8 – NĂM HỌC 2021 – 2022 I.ĐỀ BÀI Câu 1(2,0 điểm). Đọc phần trích sau và chọn câu trả lời đúng nhất. “Mỗi một người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. Đó là lí do để chúng ta không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác. Cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. Và đó là một thực tế mà chúng ta cần nhìn thấy. Để trân trọng. Không phải để mặc cảm. Để bình thản tiến bước. Không phải để tự ti. Nếu tất cả đều là doanh nhân thành đạt thì ai sẽ quét rác trên những đường phố? Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện? Nếu tất cả đều là nhà khoa học thì ai sẽ là người tưới nước những luống rau? Nếu tất cả đều là kĩ sư phần mềm thì ai sẽ gắn những con chíp vào máy tính? Phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. Nhưng điều đó không thể ngăn cản chúng ta vươn lên từng ngày. Bởi luôn có một đỉnh cao cho mỗi nghề bình thường” (Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012) 1. Phương thức biểu đạt của phần trích trên? A. Tự sự B. Miêu tả C. Nghị luận D. Biểu cảm 2. Theo tác giả, vì sao chúng ta “ không vì thèm khát vị thế cao sang này mà rẻ rúng công việc bình thường khác” ? A. Vì cha mẹ ta, phần đông, đều làm công việc rất đỗi bình thường. B. Vì nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện. C. Vì phần đông chúng ta cũng sẽ là người bình thường. D. Vì mỗi người đều có vai trò trong cuộc đời này và đều đáng được ghi nhận. 3. Câu “Nếu tất cả đều là bác sĩ nổi tiếng thì ai sẽ là người dọn vệ sinh bệnh viện?” thuộc kiểu câu gì, xét về mục đích nói? A. Câu nghi vấn B. Câu cảm than C. Câu cầu khiến D. Câu trần thuật 4. Nội dung nào không có trong phần trích trên? A. Ta chỉ là một người bình thường. B. Hãy vươn lên từng ngày. C. Phải có tinh thần đoàn kết. D. Không phải mặc cảm. Câu 2(2,0 điểm). Dựa vào phần trích trên, viết một đoạn văn khoảng 10 câu về việc: Hãy không ngừng vươn lên. Câu 3 (6,0 điểm). Trình bày cảm nhận về những câu thơ sau: “ Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá. Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
  2. (Trích Quê hương, Tế Hanh, Ngữ văn 8 tập 2, NXB Giáo dục, năm 2018) II.HƯỚNG DẪN CHẤM Câu 1. (2,0 điểm). Mỗi đáp án đúng được 0.5 điểm 1 – C; 2 – D; 3 – A;4 – C Câu 2 (2,0 đ) * Yêu cầu về hình thức: - Viết đúng hình thức một đoạn văn nghị luận xã hội. - Dung lượng: khoảng 10 câu. - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. * Yêu cầu về nội dung: 1. Giải thích - Vươn lên là chỉ sự cố gắng, nỗ lực để vượt qua những trở ngại, đạt đến mục tiêu nào đó. - Không ngừng vươn lên là khẳng định quan điểm sống tích cực vươn tới những mục tiêu cao hơn, nỗ lực hoàn thiện bản thân để gặt hái thành công. 2. Bàn luận - Thành công là thành tựu, kết quả tốt đẹp mà ai cũng mong muốn đạt được nhưng cuộc sống sẽ luôn nhiều trở ngại, thách thức. - Không ngừng vươn lên là biết cố gắng hết sức, không bao giờ bỏ cuộc khi khó khăn ập tới, luôn tìm ra những cách giải quyết để vượt qua những thử thách đó. Việc dám đối mặt, bền bỉ, kiên trì mà vượt qua khó khăn sẽ giúp ta gặt hái thành công. (Dẫn chứng những người không ngừng vươn lên mới có thể làm được những điều phi thường, lớn lao). - Không ngừng vươn lên là quan niệm sống tích cực để ta có được cuộc sống ý nghĩa, giá trị nhất. - Xã hội ngày càng phát triển, con người ta không thể chỉ tự bằng lòng với thực tại mà cần nỗ lực hơn nữa để phát triển cùng thời đại. - Đừng đổ lỗi cho hoàn cảnh sống, đừng nản chí khi gặp khó khăn, đừng tự mãn với mình bởi như vậy tức là bạn đang tự đóng lại cánh cửa thành công của mình. 3. Liên hệ bản thân. - Người có trình độ tri thức, có hiểu biết sâu rộng về cuộc sống mới biết làm chủ cuộc sống, có cuộc sống chất lượng và góp phần xây xã hội tiến bộ vì vậy cần không ngừng vươn lên. Câu 3 (5,0 đ) 1. Yêu cầu chung: - Thí sinh biết cách làm bài cảm nhận về một đoạn thơ. - Bố cục rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. 2. Yêu cầu về kiến thức:
  3. - Thí sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, song cần đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: * Khái quát chung - Giới thiệu về tác giả: Tế Hanh là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới. Ông là nhà thơ “viết về quê hương bằng cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng của quê hương, mến yêu những con người lao động tràn trề sức lực; bằng những kỉ niệm sâu đậm, nồng nàn của thời niên thiếu”. - Giới thiệu tác phẩm: + Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết năm 1939, khi Tế Hanh đi trọ học ở Huế, + Khái quát bài thơ: Bài thơ viết theo thể 8 chữ giản dị, thể hiện sâu sắc lòng yêu thiên nhiên, cuộc sống quê nhà nơi miền sông nước. + Giới thiệu các câu thơ được cảm nhận. * Cảm nhận về đoạn thơ Sáu câu thơ là vẻ đẹp tươi sáng, khỏe khoắn của cuộc sống và con người làng chài vào một buổi mai khi đoàn thuyền ra khơi. + Buổi bình minh: trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng -> sử dụng nghệ thuật liệt kê, sử dụng nhiều tính từ miêu tả Hình ảnh làng chài vào một sớm mai tươi hồng thật đẹp. Cảnh thiên nhiên vùng biển trong sáng, đẹp đẽ, nên thơ. + Con người lao động bình dị mà thật đẹp. Họ ra khơi hăng hái: cụm từ “dân trai tráng” gợi tả hình ảnh ngư dân khỏe khoắn, ra khơi với tâm thế chinh phục biển. + Những chiếc thuyền “mạnh mẽ vượt trường giang”. Nghệ thuật so sánh, liên tưởng, sử dụng động từ mạnh gấy ấn tượng. Chiếc thuyền được so sánh như con tuấn mã tung vó chinh phục những dặm đường thiên lí. Đây là 1 liên tưởng đẹp và khá độc đáo. + Cánh buồm – giương to như mảnh hồn làng rướn thân trắngbao la thâu góp gió -> nghệ thuật so sánh, nhân hóa độc đáo, mang giá trị thẩm mĩ. Cái hữu hình gợi tả cái vô hình. Cánh buồm mang theo bao hi vọng và lo toan của người dân chài trong cuộc mưu sinh trên sông nước. Hình ảnh thơ khỏe khoắn, đầy chất lãng mạn, bay bổng. => Qua đó thể hiện vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển, của làng chài quê hương và nói lên tình yêu con người, yêu làng chài quê hương sâu nặng. * Đánh giá, liên hệ: - Đoạn thơ góp phần làm nên thành công cho tác phẩm, giúp hiểu thêm về vẻ đẹp của thiên nhiên vùng biển, của con người và cuộc sống lao động vùng biển; đồng thời là nét đẹp tâm hồn Tế Hanh. - Liên hệ với tình yêu quê hương, đất nước hiện nay.