Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 3

doc 4 trang minhtam 7760
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 3

  1. SỞ GD & ĐT . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút Câu 1: Cấu trúc nào sau đây không có trong nhân của tế bào ? A. Chất nhiễm sắc. B. Chất dịch nhân. C. Bộ máy gôngi. D. Nhân con. Câu 2: Đặc điểm chung của trùng roi,a mip,vi khuẩn là : A. Đều có cấu tạo đơn bào. B. Đều thuộc giới thực vật. C. Đều thuộc giới động vật. D. Đều có cấu tạo đa bào. Câu 3: Tế bào nào trong các tế bào sau đây có chứa nhiều ti thể nhất ? A. Tế bào xương B. Tế bào hồng cầu C. Tế bào biểu bì D. Tế bào cơ tim Câu 4: Điểm giống nhau về cấu tạo giữa lục lạp và ti thể trong tế bào là: A. Có chứa nhiều phân tử ATP. B. Có chứa nhiều loại enzim hô hấp. C. Có chứa sắc tố quang hợp. D. Được bao bọc bởi lớp màng kép. Câu 5: Địa y là tổ chức cộng sinh giữa nấm với sinh vật nào sau đây ? A. Tảo hoặc vi khuẩn lam. B. Động vật nguyên sinh. C. Nấm nhầy. D. Vi khuẩn lam hoặc động vật nguyên sinh. Câu 6: Điều không đúng khi nói về Ribôxôm A. Có chứa nhiều phân tử AND B. Là bào quan không có màng bọc C. Được tạo bởi hai thành phần hoá học là prôtêin và rARN D. Gồm hai hạt: một to,một nhỏ Câu 7: Một gen có số nucleotit loại A là 200 và chiếm 20 % số nucleotit của gen. Khối lượng của gen là : A. 900000. B. 600000. C. 450000. D. 300000. Câu 8: Bạch cầu bắt và nuốt vi khuẩn bằng cách nào? A. Thực bào B. Xuất bào C. ẩm bào D. Nhập bào Câu 9: Các axit amin khác nhau phân biệt nhau bởi thành phần nào: A. Nhóm amin. B. Gốc R.
  2. C. Nhóm cacbôxyl. D. Cả ba lựa chọn trên. Câu 10: Vi khuẩn là dạng sinh vật được xếp vào giới nào sau đây ? A. Giới thực vật. B. Giới khởi sinh. C. Giới nguyên sinh. D. Giới động vật. Câu 11: Loại tế bào sau đây có chứa nhiều Lizôxôm nhất: A. Tế bào hồng cầu. B. Tế bào bạch cầu. C. Tế bào cơ. D. Tế bào thần kinh. Câu 12: Protein tham gia trong thành phần của enzim có chức năng: A. Xúc tác các phản ứng trao đổi chất. B. Điều hòa hoạt động trao đổi chất. C. Xây dựng các mô và cơ quan của cơ thể. D. Cung cấp năng lượng cho hoạt động tế bào. Câu 13: Tính đa dạng của prôtêin được qui định bởi: A. Nhóm amin của các axit amin. B. Nhóm R của các axit amin. C. Thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axitamin trong phân tử prôtêin. D. Liên kết peptit. Câu 14: Đơn phân của phân tử ADN là: A. Axitamin. B. Bazơ nitơ. C. Monosacarit. D. Nucleotit. Câu 15: Đường đơn còn được gọi là : A. Mônôsaccarit. B. Pentôzơ. C. Frutôzơ. D. Mantôzơ. Câu 16: Một gen dài 1700 A0, có số nuclêôtit loại A chiếm 20% tổng số nuclêôtit của gen. Vậy số liên kết hiđrô của gen này là: A. 1000. B. 1300. C. 600. D. 500. Câu 17: Một nuclêotit được cấu tạo gồm các thành phần sau: A. Axit, Prôtêin và lipit. B. Lipit, đường và Prôtêin. C. Đường, axit và Prôtêin. D. Đường, bazơ nitơ và gốc axit. Câu 18: Hình thái của vi khuẩn được ổn định nhờ cấu trúc nào sau đây? A. Vỏ nhầy. B. Màng sinh chất. C. Thành tế bào. D. Tế bào chất. Câu 19: Ở lớp màng trong của ti thể có chứa nhiều chất nào sau đây? A. Enzim hô hấp. B. Kháng thể. C. Hoocmon. D. Sắc tố.
  3. Câu 20: Trên màng lưới nội chất trơn có chứa nhiều loại chất nào sau đây sau đây? A. Hoocmon. B. Kháng thể. C. Polisaccarit. D. Enzim. Câu 21: Bào quan có chức năng cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào là: A. Nhân con. B. Trung thể. C. Không bào. D. Ti thể. Câu 22: Đường mía do hai phân tử đường nào sau đây kết hợp lại? A. Galactôzơ và tinh bột. B. Xenlucôzơ và galactôzơ. C. Glucôzơ và Fructôzơ. D. Tinh bột và mantôzơ. Câu 23: Điểm giống nhau của các sinh vật thuộc giới Nguyên sinh, giới thực vật và giới động vật là: A. Cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào nhân chuẩn. B. Cơ thể đều có cấu tạo đa bào. C. Cơ thể đều được cấu tạo từ tế bào nhân sơ. D. Cơ thể đều có cấu tạo đơn bào. Câu 24: Đặc điểm cấu tạo của phân tử ADN là: A. Có một mạch pôlinuclêôtit. B. Có ba mạch pôlinuclêôtit. C. Có một hay nhiều mạch pôlinuclêôtit. D. Có hai mạch pôlinuclêôtit. Câu 25: Cacbonhiđrat là tên gọi dùng để chỉ nhóm chất nào sau đây? A. Photpholipit. B. Đường. C. Đạm. D. Mỡ. Câu 26: Thành phần nào sau đây không có ở cấu tạo của tế bào vi khuẩn? A. Roi B. Vỏ nhầy C. Mạng lưới nội chất. D. Màng sinh chất. Câu 27: Thành tế bào thực vật có thành phần hóa học chủ yếu bằng chất: A. Photpholipit. B. Xenlulozo. C. colesteron D. axitnucleic. Câu 28: Thứ tự đúng về các cấp tổ chức của thế giới sống là: A. Nguyên tử, phân tử, bào quan, mô,tế bào,cơ quan, hệ cơ quan,cơ thể,quần thể, quần xã, hệ sinh thái. B. Nguyên tử, phân tử, bào quan,tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan,cơ thể,quần thể,quần xã, hệ sinh thái. C. Nguyên tử, phân tử, bào quan, tế bào, mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể, hệ sinh thái, quần thể.
  4. D. Nguyên tử, phân tử, tế bào, mô,bào quan,cơ quan, hệ cơ quan,cơ thể,quần thể, quần xã, hệ sinh thái. Câu 29: Nước không có vai trò nào sau nào đây ? A. Dung môi hoà tan của nhiều chất. B. Là môi trường xảy ra các phản ứng sinh hoá của cơ thể. C. Phân tử nước có tính phân cực. D. Thành phần cấu tạo bắt buộc của tế bào. Câu 30: Trên mạch 1 của phân tử ADN có số nucleotit loại A là 200 và loại T là 400.Biết số nucleotit loại G chiếm 30% tổng số nucleotit của gen. Tổng số nucleotit của phân tử ADN đó là: A. 1500. B. 3000. C. 1000. D. 500. Câu 31: Chức năng của ARN vận chuyển là: A. Cung cấp năng lượng cho tế bào. B. Quy định cấu trúc của phân tử protein. C. Vận chuyển axit amin đến riboxom. D. Chuyên chở các chất bài tiết của tế bào. Câu 32: Chức năng di truyền ở vi khuẩn được thực hiện bởi: A. Vùng nhân. B. Riboxom. C. Tế bào chất. D. Màng sinh chất. Câu 33: Điểm giống nhau của prôtêin bậc 1, prôtêin bậc 2 và prôtêin bậc 3 là A. Chuỗi pôlipeptit ở dạng mạch thẳng. B. Chuỗi pôlipeptit xoắn cuộn tạo dạng khối cầu. C. Chỉ có cấu trúc 1 chuỗi pôlipeptit. D. Chuỗi pôlipeptit xoắn lò xo hay gấp lại