Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

doc 7 trang minhtam 29/10/2022 7020
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_cuoi_ky_i_mon_sinh_hoc_lop_10_nam_hoc_2021_2022.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối kỳ I môn Sinh học Lớp 10 - Năm học 2021-2022 - Đề 2

  1. TIẾT 17 - KIỂM TRA HỌC KÌ I MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I - MÔN SINH HỌC LỚP 10 I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức: - Kiểm tra lại các kiến thức đã học ở các chủ đề: + Giới thiệu chung về các cấp tổ chức của thế giới sống và các giới sinh vật. + Thành phần hóa học của tế bào: các nguyên tố hóa học và nước, cacbohidrat, lipit, protein, axit nucleic về cấu tạo và chức năng. + Bài tập về axit nucleic. + Cấu trúc và chức năng của các cấu trúc tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. + Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào. - Phát hiện các kiến thức học sinh chưa nắm vững để nhắc nhở học sinh bổ sung kịp thời. 2/ Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng tư duy, kỹ năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn cho học sinh. - Rèn luyện kỹ năng làm bài độc lập. 3/ Thái độ: Hình thành cho học sinh thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong kiểm tra. II/ HÌNH THỨC KIỂM TRA: - Trắc nghiệm 70% kết hợp tự luận 30%. III/ MA TRẬN Chủ đề kiểm Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao tra I/ GIỚI 1. Đặc điểm 2. Sự khác biệt THIỆU chung của các cơ bản giữa nấm CHUNG VỀ cấp tổ chức sống. nhầy và nấm sợi. THẾ GIỚI SỐNG 6,6 % tổng Số câu TN: 1 câu Số câu TN: 1 câu điểm= 0,66 3,3 % tổng điểm= 3,3% tổng điểm điểm 0,33 điểm = 0,33 điểm II/ THÀNH 3. Vai trò của 4. Điểm khác 5. Tơ nhện, tơ - Tự luận: Bài PHẦN HÓA nước đối với tế nhau về cấu tạo, tằm, sừng trâu, tập về ADN, HỌC CỦA bào. chức năng của tóc, thịt gà và thịt ARN và mối TẾ BÀO lipit và lợn đều được cấu quan hệ ADN và cacbohidrat. tạo từ protein ARN. nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính. Hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? 6. Tại sao chỉ có
  2. 4 loại nu nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước rất khác nhau? 23,3% tổng Số câu TN: 1 câu Số câu TN: 1 câu Số câu TN: 2 câu Số câu TL: 1 câu điểm= 2,33 3,3% tổng điểm= 3,3% tổng điểm= 6,6% tổng điểm = 10% tổng điểm = điểm 0,33 điểm 0,33 điểm 0,66 điểm. 1 điểm. III. CẤU 10. Nêu cấu trúc 7. Tế bào vi - Tự luận: Tại sao TRÚC TẾ của ti thể. khuẩn có kích muốn giữ rau BÀO 13. Trình bày thí thước nhỏ và cấu tươi, ta thường nghiệm co và tạo đơn giản đem xuyên vảy nước phản co nguyên lại cho chúng ưu vào rau? sinh? thế gì? 8. Thí nghiệm về nhân tế bào ếch, rút nhận xét và ý nghĩa thí nghiệm. 9. Nêu các điểm khác biệt về cấu trúc giữa tế bào nhân sơ và nhân thực. 11. Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó? 12. Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động. 33,3% tổng Số câu TN: 2 câu Số câu TN: 5 câu Số câu TL: 1 câu điểm = 3,33 6,6% tổng điểm = 16,6% tổng điểm 10% tổng điểm = điểm 0,66 điểm = 1,66 điểm 1 điểm.
  3. IV. 14. Nêu các dạng 16. Tại sao nói 18. Tại sao cơ thể CHUYỂN năng lượng trong ATP là đồng tiền người có thể tiêu HÓA VẬT tế bào. năng lượng cúa hóa được tinh bột CHẤT VÀ 15. Cơ chế tác tế bào? nhưng lại không NĂNG động của enzim. 17. Giải thích tiêu hóa được LƯỢNG 21. Tế bào có thể khái niệm xenlulozo? TRONG TẾ tự điều chỉnh quá chuyển hóa vật 20. Tế bào nhân BÀO trình chuyển hóa chất. thực có các bào vật chất bằng 19. Tại sao khi quan có màng cách nào? tăng nhiệt độ lên bao bọc cũng như quá cao so với có lưới nội chất nhiệt độ tối ưu chia tế bào thành của một enzim những xoang thì hoạt tính của tương đối cách enzim đó lại bị biệt cólợi gì cho giảm thậm chí bị sự hoạt động của mất hoàn toàn? các enzim? Giải thích. - Tự luận: Bài tập về ức chế ngược. 36,6% tổng Số câu TN: 3 câu Số câu TN: 3 câu Số câu TN: 2 câu điểm = 3,33 10% tổng điểm = 10% tổng điểm = 6,6% tổng điểm = điểm 1 điểm 1 điểm 0,66 điểm Số câu TL: 1 câu 10% tổng điểm = 1 điểm. Số câu : - Số câu TN: 7 Số câu TN: 10 - Số câu TN: 4 - Số câu TL: 1 TN: 21 câu 23,3% tổng câu 3,33% tổng câu 13,3% tổng câu 10% tổng TL: 3 điểm= 2,33 điểm điểm= 3,33 điểm điểm= 1,33 điểm điểm = 1 điểm Tổng điểm = - Số câu TL: 2 10 điểm câu 20% tổng điểm = 2 điểm IV- ĐỀ BÀI: 21 câu trắc nghiệm, 3 câu tự luận
  4. SỞ GD & ĐT . ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ I TRƯỜNG THPT NĂM HỌC 2021 - 2022 MÔN SINH HỌC LỚP 10 Thời gian: 45 phút Họ và tên: Học sinh lớp: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 I/ TRẮC NGHIỆM: ( 21 câu - 7đ) Câu 1: Những đặc điểm chung của các cấp tổ chức sống: 1. Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc. 2. Chuyển hóa vật chất và năng lượng, sinh sản, sinh trưởng và phát triển. 3. Cảm ứng, khả năng tự điều chỉnh, khả năng tiến hóa. 4. Hệ thống mở và tự điều chỉnh. 5. Thế giới sống liên tục tiến hóa. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 3. B. 2. C. 4. D. 5. Câu 2: Câu có nội dung đúng sau đây là : A. Nấm nhầy là sinh vật nhân sơ, sống dị dưỡng. B. Nấm sợi là sinh vật nhân thực, có thành kitin, không có lục lạp. C. Nấm sợi cơ thể tồn tại ở hai pha: pha đơn bào và pha hợp bào. D. Nấm nhầy cấu trúc dạng sợi, cơ thể đa bào, sinh sản hữu tính, sống dị dưỡng. Câu 3: Vai trò của nước đối với tế bào: 1. là thành phần cấu tạo của tế bào. 2. là dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết cho các hoạt động sống của tế bào. 3. là môi trường của các phản ứng sinh hóa trong tế bào. 4. Nếu không có nước, tế bào không thể tiến hành chuyển hóa vật chất để duy trì sự sống. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 4: Lipit là chất có đặc tính A. cấu tạo nên thành tế bào thực vật. B. cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. C. không tan trong nước D. chỉ chứa 3 loại nguyên tố C, H, O. Câu 5: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính, hãy cho biết sự khác nhau đó là do đâu? A. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin. B. Do protein cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin khác nhau. C. Do protein có cấu trúc đa dạng, khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các nucleotit. D. Do protein có cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, đơn phân là 20 loại axit amin khác nhau nên các protein khác nhau về thành phần, số lượng và trật tự sắp xếp các axit amin.
  5. Câu 6: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác nhau lại có những đặc điểm và kích thước khác nhau? A. ADN có bậc cấu trúc không gian khác nhau. B. Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các nuclêôtit khác nhau. C. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. D. Số lượng các nuclêôtit khác nhau. Câu 7: Tế bào vi khuẩn có kích thước nhỏ và cấu tạo đơn giản đem lại cho chúng ưu thế gì? A. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. B. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với nhau nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. C. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào phát triển, sinh sản nhanh. D. Do kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn giúp tế bào trao đổi chất với môi trường nhanh nên tế bào sinh trưởng, sinh sản nhanh. Câu 8: Một nhà khoa học đã tiến hành phá hủy nhân của tế bào trứng ếch thuộc loại A, sau đó lấy nhân của tế bào sinh dưỡng của loại B cấy vào. Sau nhiều lần thí nghiệm, ông đã nhận được các con ếch con từ tế bào đã được chuyển nhân. Hãy cho biết các con ếch con này có đặc điểm của loại nào? Thí nghiệm này có thể chứng minh được điều gì về nhân tế bào ? A. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào. B. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi chứa thông tin di truyền của tế bào. C. Con ếch con mang đặc điểm của loài B, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào. D. Con ếch con mang đặc điểm của loài A, nhân là nơi tổng hợp các đại phân tử hữu cơ của tế bào. Câu 9: Phát biểu sau đây không đúng khi nói về vi khuẩn là : A. Trong tế bào chất có chứa ribôxôm. B. Vật chất di truyền được bao bọc bởi lớp màng tạo nên nhân tế bào. C. Không có hệ thống nội màng và không có bào quan có màng bao bọc. D. Chưa có nhân hoàn chỉnh Câu 10: Ti thể được cấu tạo bởi thành phần chính là: A. Màng ngoài, màng trong gấp khúc thành các mào chứa nhiều enzim hô hấp, chất nền chứa ARN và riboxom. B. Màng ngoài, màng trong gấp khúc thành các mào chứa nhiều enzim hô hấp, chất nền chứa ADN và riboxom. C. Màng ngoài gấp khúc thành các mào chứa nhiều enzim hô hấp, màng trong, chất nền chứa ADN và riboxom. D. Màng ngoài, màng trong gấp khúc thành các mào chứa nhiều enzim hô hấp, chất nên chứa ARN và lizoxom. Câu 11: Tại sao khi ghép các mô và cơ quan từ người này sang người kia thì cơ thể người nhận lại có thể nhận biết các cơ quan lạ và đào thải các cơ quan lạ đó? A. Do màng sinh chất có các ‘dấu chuẩn’ là lớp lipit kép đặc trưng cho từng loại tế bào giúp các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào ’lạ’. B. Do màng sinh chất có các ‘dấu chuẩn’ là protein bám màng đặc trưng cho từng loại tế bào giúp các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào ’lạ’. C. Do màng sinh chất có các ‘dấu chuẩn’ là colesteron đặc trưng cho từng loại tế bào giúp các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào ’lạ’.
  6. D. Do màng sinh chất có các ‘dấu chuẩn’ là glicoprotein đặc trưng cho từng loại tế bào giúp các tế bào cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào ’lạ’. Câu 12: Câu có nội dung đúng sau đây là: A. Vật chất trong cơ thể luôn di chuyển từ nơi có nồng độ thấp sang nơi có nồng độ cao . B. Sự vận chuyển chủ động trong tế bào cần được cung cấp năng lượng. C. Sự khuyếch tán là 1 hình thức vận chuyển chủ động. D. Vận chuyển tích cực là sự thẩm thấu. Câu 13: Phát biểu sau đây có nội dung đúng là: A. Quan sát các tế bào biểu bì khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình phản co nguyên sinh. B. Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính để quan sát quá trình phản co nguyên sinh. C. Quan sát các tế bào biểu bì khi nhỏ dung dịch nước muối để thấy quá trình khí khổng mở. D. Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở các tế bào biểu bì, nhỏ một giọt nước cất vào rìa của lá kính để quan sát thấy quá trình khí khổng đóng. Câu 14: Năng lượng tích luỹ trong liên kết hoá học của các chất hữu cơ trong tế bào được gọi là : A. Hoá năng B. Điện năng C. Nhiệt năng D. Động năng Câu 15: Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của Enzim lên các phản ứng là A. Tạo sản phẩm cuối cùng. B. Tạo các sản phẩm trung gian. C. Giải phóng Enzim khỏi cơ chất. D. Tạo ra Enzim - cơ chất. Câu 16: Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng cúa tế bào? 1. ATP là hợp chất cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng. 2. ATP được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và ngay lập tức được sử dụng trong các hoạt động sống của tế bào. 3. ATP được sử dụng để vận chuyển thụ động các chất qua màng. 4. ATP được sử dụng để tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào. Có bao nhiêu đáp án đúng? A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 17: Phát biểu sau đây có nội dung không đúng là: A. Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên trong tế bào. B. Chuyển hóa vật chất bao gồm 2 mặt: đồng hóa và dị hóa. C. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng lượng. D. Quá trình đồng hóa cung cấp năng lượng để tổng hợp ATP từ ADP. Câu 18: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng lại không tiêu hóa được xenlulozo? A. Do xenlulozo cấu tạo nên thành tế bào thực vật có cấu trúc bền vững. B. Do tinh bột là loại đường đôi, xenlulozo là loại đường đa. C. Do ở người không có enzim phân giải xenlulozo. D. Do ở người không có enzim amilaza phân giải xenlulozo. Câu 19: Tại sao khi tăng nhiệt độ lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó lại bị giảm thậm chí bị mất hoàn toàn? A. Vì enzim có bản chất là cacbohidrat nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt đọ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác. B. Vì enzim có bản chất là lipit nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt đọ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác.
  7. C. Vì enzim có bản chất là protein nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt đọ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị biến tính và mất chức năng xúc tác. D. Vì enzim có bản chất là protein nên khi tăng nhiệt độ quá nhiệt đọ tối ưu của enzim thì enzim sẽ bị thay đổi cấu trúc và mất chức năng xúc tác. Câu 20: Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào thành những xoang tương đối cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim? A. Mỗi enzim có thể cần các điều kiện khác nhau nên mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định. B. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu nên mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định. C. Mỗi enzim có một độ pH thích hợp nên mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định. D. Mỗi enzim có cơ chế hoạt động khác nhau nên mỗi bào quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim nhất định. Câu 21: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất bằng cách nào? A. Tự điều chỉnh bằng điều chỉnh hoạt tính của các enzim. B. Tự điều chỉnh bằng ức chế ngược. C. Tự điều chỉnh bằng điều chỉnh hoạt tính của các enzim và ức chế ngược. D. Tự điều chỉnh bằng điều chỉnh hoạt tính của các cơ chất và ức chế ngược. II/ TỰ LUẬN: ( 3câu – 3 điểm) Câu 1: Cho 1 mạch ADN có trình tự nu 5’ GXTATAXGATXXGAXTTGXTT 3’ Xác định trình tự mạch 3’- 5’ của đoạn ADN và mạch mARN 5’- 3’ được tổng hợp từ mạch đó? Câu 2: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta thường xuyên vảy nước vào rau? Câu 3:-Nếu chất G và F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường? Giải thích. NNê