Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

docx 7 trang minhtam 7261
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_ii_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022_k.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì II môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Kèm hướng dẫn chấm)

  1. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA KIỂM TRA GIỮA KÌ II VĂN 9 THỜI GIAN LÀM BÀI 90 PHÚT Mức độ nhận thức Tổng % tổng Nội điểm dung Vận dụng TT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng kiến cao thức Tỷ lệ Thời Tỷ lệ Thời Tỷ Thời Tỷ lệ Thời Số CH Thời % gian % gian Lệ gian % gian gian (phút) (phút) % (phút) (phút) (phút) Đọc- 15 5 20 5 10 10 0 0 06 20 40 hiểu 1 văn bản Tập 25 10 15 10 10 20 10 30 01 70 60 2 làm văn Tổng 35 15 35 15 20 30 10 30 07 90 100 Tỷ lệ (%) 35 35 20 10 100 Tỷ lệ chung 70 30 100 (%)
  2. BẢNG ĐẶC TẢ KỸ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I NGỮ VĂN 9 Nội dung Mức độ kiến thức, Số câu hỏi theo mức độ nhận Tổng Đơn vị kiến thức kiến kĩ năng cần kiểm tra, TT thức/ kĩ thức/ đánh giá năng kĩ năng Vận Nhận Thông Vận dụng biết hiểu dụng cao 1 ĐỌC Đọc hiểu văn Nhận biết: 3 2 1 0 6 HIỂU bản nghị - Xác định phương thức luận biểu đạt chính trong văn bản -Xác định biện pháp tu từ - Xác định được thành phần biệt lập trong câu. - Thông hiểu: - Hiểu nội dung đoạn trích - Hiểu được ý nghĩa của câu văn - Vận dụng: viết đoạn ngắn nêu được suy nghĩ về giá trị bản thân mỗi người. 2 LÀM Văn nghị Nhận biết: 1 1 VĂN luận - Xđ được phương thức biểu đạt chính. - Xác định được ngôi kể, yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận. Thông hiểu: - Hiểu được các sv chính, các chi tiết. - Hiểu được các bước nghị luận về một bài thơ.
  3. Vận dụng: - Sử dụng ngon ngữ, phân tích linh hoạt. Vận dụng cao: - Phân tích mặt nội dung và nghệ thuật của bài thơ, diễn đạt sáng tạo, có phong cách riêng. Tổng 7 Tỉ lệ % 35 35 20 10 100 Tỷ lệ chung 70 30 100 KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Ngữ văn 9 Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI PHẦN I. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN (4.0 ĐIỂM) Đọc văn bản sau: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một. Bạn có thể không hát hay nhưng bạn là người không bao giờ trễ hẹn. Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn có nụ cười ấm áp. Bạn không có gương mặt xinh đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn rất ngon. Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải biết mình, phải nhận ra những giá trị đó.” (Trích Nếu biết trăm năm là hữu hạn - Phạm Lữ Ân -) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1 (0.5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích ? Câu 2 (0.5 điểm). Xác định biện pháp tu từ điệp ngữ được sử dụng trong đoạn trích? Câu 3 (0.5 điểm). Chỉ ra thành phần biệt lập trong câu: “Chắc chắn, mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn”. Câu 4 (0.75 điểm). Nội dung chính của đoạn trích trên là gì?
  4. Câu 5 (0.75 điểm). Em hiểu câu văn: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một” có ý nghĩa như thế nào? Câu 6 (1.0 điểm). Từ nội dung văn bản phần đọc – hiểu, hãy viết một đoạn văn (10 dòng) nêu suy nghĩ của em về giá trị của bản thân mỗi người. PHẦN II. TẬP LÀM VĂN (6.0 ĐIỂM) Phân tích bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh. Hết HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 – 2022 Môn: Ngữ văn 9 I ĐỌC-HIỂU Câu NỘI DUNG Điểm 1 Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Nghị luận. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời không đúng PTBĐ: không cho điểm. 2 Biện pháp tu từ điệp ngữ: Bạn có thể 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. - Trả lời không đúng biện pháp điệp ngữ: không cho điểm. 3 - Thành phần biệt lập trong câu: "chắc chắn" 0.5 Hướng dẫn chấm: - Trả lời như đáp án: 0,5 điểm. -Trả lời không đúng kiểu câu nghi vấn : không cho điểm 4 - Nội dung của đoạn trích: nếu như chúng ta không có năng khiếu về một 0.75 lĩnh vực nào đó thì không có nghĩa là chúng ta là những kẻ vô dụng, bất tài. Mà mỗi cá nhân đều có một giá trị và tài năng riêng nhất định. Nhưng điều quan trọng nhất đó là chúng ta phải khám phá và nhận thức được giá trị riêng đó của mình để phát triển giá trị đó ngày một tốt đẹp hơn Hướng dẫn chấm: - Trả lời theo đúng hướng đáp án: 0,75 điểm. - Trình bày có ý đúng,chung chung: 0,5 điểm. - Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. 5 Câu: “Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần và vượt qua bản thân từng ngày một” có ý nghĩa: 0,75 – Cuộc sống luôn phải phấn đấu không ngừng nếu như bản thân không thông minh.
  5. – Nhịp sống luôn trôi chảy nếu không chịu cố gắng, kiên trì ta sẽ không bao giờ có được thành công, thành công là một quá trình dài tích lũy. Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 0,75 điểm. - Trình bày có ý đúng,chung chung: 0,5 điểm. - Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. 6 * Yêu cầu về hình thức 1.0 - Viết đoạn văn (khoảng 10 câu) - Diễn đạt rõ ràng, mạch lạc * Yêu cầu về nội dung: Học sinh có các cách diễn đạt khác nhau . Có thể theo gợi ý sau : Mỗi người đều có giá trị của riêng mình, giá trị là điều cốt lõi tạo nên con người bạn. - Giá trị của bản thân chính là ý nghĩa của sự tồn tại của mỗi con người, là nội lực riêng trong mỗi con người. Đó là yếu tố để mỗi người khẳng định được vị trí trong cuộc đời. - Giá trị của bản thân là ưu điểm, điểm mạnh vượt trội của mỗi người so với những người khác khiến mình có một cá tính riêng, dấu ấn riêng không trộn lẫn với đám đông. - Biết được giá trị bản thân sẽ biết được điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để hạn chế, như vậy sẽ đạt nhiều thành công trong cuộc sống. Hướng dẫn chấm: - Trình bày thuyết phục: 1,0 điểm. - Trình bày chung chung: 0,5 điểm-0,75 điểm. - Trình bày thiếu thuyết phục: 0,25 điểm. II TẬP LÀM VĂN a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0.5 Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển khai được vấn đề; Kết bài khái quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề: nghị luận về bài thơ Sang thu 0.5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề tự sự: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề 0.5 Học sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng về dạng bài nghị luận kết hợp với miêu tả và biểu cảm để tạo lập văn bản. Cần đảm bảo các yêu cầu sau: MB - Giới thiệu tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ “Sang thu”. 0.5 Hướng dẫn chấm: - Hs giới thiệu được vấn đề nghị luận: 0.5 điểm - Hs có mở bài nhưng giới thiệu chưa rõ ràng: 0,25 điểm. TB *Đảm bảo được một số ý chính: 2.5 a. Khổ thơ đầu (HS cần làm rõ những ý nổi bật sau). - Bỗng: chợt giật mình, không có sự chuẩn bị từ trước, cảm giác sững sờ, ngạc nhiên. - Hương ổi: đặc trưng của mùa thu, báo hiệu mùa thu đã về.
  6. - Phả: động từ chỉ hành động mạnh mẽ. - Chùng chình: tính từ, tạo cảm giác chậm chạp, lững thững. Bức tranh mùa thu được tác giả Hữu Thỉnh khắc họa qua hình ảnh, cách nhìn, cảm nhận và cả tận hưởng: hương ổi, gió, sương, đây là sự kết hợp của nhiều giác quan khác nhau mang qua bốn câu thơ ngắn ngủi nhưng cũng đủ làm cho bạn đọc hình dung ra những đặc trưng của mùa thu và bức tranh mùa thu nơi quê nhà thanh bình như được hiện ra rõ nét hơn, đẹp đẽ hơn. b. Khổ thơ thứ hai - Dòng sông: không còn mang dòng chảy vội vã, hối hả mà giờ đây đi chậm lại để cảm nhận, tận hưởng vẻ đẹp yên bình của mùa thu. - Đàn chim: trong mùa thu tươi đẹp này, hình ảnh đàn chim nang nét đối lập với dòng sông. Nếu dòng sông lững thững, dềnh dàng để cảm nhận thời tiết mát mẻ, dịu dàng thì đàn chim lại vội vã, hối hả đi tìm thức ăn và sửa soạn lại tổ ấm của mình để đón chờ mùa đông khắc nghiệt sắp đến. - Đám mây: không còn mang màu xanh biếc của mùa hè oi bức, mây như trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn và uốn mình thành một đường cong mềm mại để chuyển dần sang mùa thu. - Động từ “vắt” thể hiện sư nghịch ngợm, dí dỏm của đám mây đồng thời làm cho đám mây như có hồn hơn, hình ảnh chuyển đổi như mềm mại hơn, thú vị hơn. Đám mây mới chỉ “nửa mình sang thu” vì vẫn còn lưu luyến mùa hè rộn rã. → Bốn câu thơ đã khắc họa những biến chuyển tinh tế của cảnh vật từ mùa hè sang mùa thu. Mỗi cảnh vật lại có một đặc trưng riêng nhưng tất cả đã làm cho bức tranh mùa thu thêm thi vị hơn. c. Khổ thơ cuối - Những dư âm của mùa hạ vẫn còn: đó là ánh nắng, là những cơn mưa, là tiếng sấm giòn. Tuy nhiên, tất cả đã trở nên dịu dàng hơn, hiền hòa hơn, không còn bất ngờ và gắt gỏng nữa. - Hai câu thơ cuối: Hình tượng sấm thường xuất hiện bất ngờ đi liền với những cơn mưa rào chỉ có ở mùa hạ. Đó cũng là những vang động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời. “Hàng cây đứng tuổi” gợi tả những con người từng trải đã từng vượt qua những khó khăn, những thăng trầm của cuộc đời. Qua đó, con người càng trở nên vững vàng hơn. Hướng dẫn chấm: - Trình bày đầy đủ, sâu sắc: 2,5 điểm - Trình bày chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 2,25 điểm - 1,25 điểm. - Trình bày chung chung, chưa rõ: 0,25 điểm – 1,0 điểm KB - Khái quát lại nội dung, nghệ thuật của bài thơ đồng thời nêu cảm nghĩ về 0.5 giá trị của tác phẩm. Hướng dẫn chấm: - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.
  7. Hướng dẫn chấm: không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp e. Sáng tạo: vận dụng nghị luận có thể kết hợp yếu tố miêu tả và biểu 1.0 cảm; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc; có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, độc đáo, gây ấn tượng để tạo nên sức lay động, truyền cảm cho người đọc. Hướng dẫn chấm:. + Đáp ứng được 3 yêu cầu trở lên: 1,0 điểm. + Đáp ứng được 2 yêu cầu: 0,75 điểm. + Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,5 điểm.