Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

docx 6 trang minhtam 9101
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_kiem_tra_cuoi_hoc_ki_i_mon_ngu_van_9_nam_hoc_2021_2022_co.docx

Nội dung text: Đề kiểm tra cuối học kì I môn Ngữ văn 9 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I HUYỆN NINH GIANG Năm học: 2021 - 2022 Môn Ngữ văn 9 Thời gian làm bài: 90 phút Phần I: Đọc - Hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi cho bên dưới: “Mặt trời xuống biển như hòn lửa, Sóng đã cài then đêm sập cửa. Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi, Câu hát căng buồm cùng gió khơi.” (SGK Ngữ Văn 9, NXB GD- Tập 1) Câu 1 (1 điểm) Khổ thơ trên được trích trong bài thơ nào? Do ai sáng tác? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ ? Câu 2 (1 điểm) Nội dung của khổ thơ trên là gì? Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong khổ thơ. Câu 3 (1 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong câu thơ đầu đoạn. Phần II: Tập làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Em hãy viết đoạn văn nghị luận bàn về vai trò của lao động trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) Kể về một người tạo động lực khiến em thay đổi bản thân theo hướng tích cực hơn. Hết
  2. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ I HUYỆN NINH GIANG NĂM HỌC 2021 - 2022 Môn: Ngữ văn - Khối 9 I ĐỌC - HIỂU (3,0điểm) 1 - Bài thơ: Đoàn thuyền đánh cá 0.25 - Tác giả: Huy Cận 0.25 - Hoàn cảnh sáng tác: Là kết quả của chuyến đi thực 0.5 tế của nhà thơ ở vùng Quảng Ninh năm 1958, sau đưa vào tập “Trời mỗi ngày lại sáng”. 2 -Nội dung: Khổ thơ miêu tả cảnh hoàng hôn trên 0.5 biển và cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi. (Học sinh có thể nêu cụ thể hơn: Cảnh hoàng hôn rực rỡ, mặt trời xuống biển như một hòn lửa khổng lồ, ấm áp và gần gũi với người ngư dân; sóng cài then, đêm sập cửa, vũ trụ trở thành một ngôi nhà, người ngư dân đi vào lòng biển đánh cá như đi trong chính ngôi nhà của mình. Cảnh ra khơi hào hứng, phấn khởi đầy sức mạnh và niềm tin chiến thắng, người dân chài cất cao tiếng hát “đẩy thuyền” lướt nhanh ra khơi). 0.5 -Phương thức biểu đạt: Miêu tả và biểu cảm 3 - Biện pháp tu từ so sánh: “Mặt trời xuống biển” 0.25 được so sánh với hình ảnh “hòn lửa”. - Biện pháp nhân hóa: “Mặt trời” xuống biển. 0.25 - Tác dụng: Biện pháp so sánh và nhân hóa đã giúp 0.5 hình ảnh “mặt trời” hiện lên sinh động, gợi cảm, gần gũi vừa ấm áp, rực đỏ, vừa có khuôn hình tròn trịa, vừa gần gũi, thân quen với người lao động. II TẬP LÀM VĂN (7,0điểm) Suy nghĩ về vai trò của lao động trong cuộc sống 2.0 a. Đảm bảo thể thức của đoạn văn: có mở đoạn, thân 0.25 đoạn, kết đoạn b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Vai trò của lao động trong cuộc sống. c. Nội dung: Bài làm cần đạt một số yêu cầu sau: *Mở đoạn: Nêu được vấn đề cần bàn bạc, khẳng 1 định vai trò to lớn của lao động trong đời sống.
  3. * Thân đoạn: HS có thể có nhiều ý kiến, sau đây chỉ là một số gợi ý: - Lao động chính là động lực phát triển của xã hội, là nguồn gốc của sự sáng tạo (Vì chính lao động đã tạo ra các bước tiến hóa của lịch sử loài người, chính 1.25 lao động đã sáng tạo và khai phá các nền văn minh) - Lao động tạo ra của cải vật chất và tinh thần, giúp con người nuôi sống bản thân, gia đình và góp phần xây dựng xã hội - Lao động là trường học thực tế, giúp con người hoàn thiện nhân cách: Các kĩ năng, các năng lực, các phẩm chất sẽ được hình thành, phát triển và hoàn thiện (lấy dẫn chứng cụ thể). - Lao động là vinh quang. Người có lao động tích cực, tự giác, sáng tạo là người có ích, sẽ luôn khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống, được tôn trọng, ca ngợi (lấy dẫn chứng). * Kết đoạn: Nhấn mạnh lại vai trò to lớn của lao động, nêu bài học nhận thức và hành động ngắn gọn. d. Sáng tạo: có quan điểm riêng, suy nghĩ mới mẻ, 0.25 phù hợp với vấn đề, với những chuẩn mực về đạo đức văn hóa và pháp luật e. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo các quy tắc về 0.25 chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt, diễn đạt trong sáng, đưa được yếu tố biểu cảm, miêu tả vào đoạn văn nghị luận GK cần căn cứ vào bài làm cụ thể, trân trọng những ý kiến đúng đắn và cách triển khai của học sinh để chấm điểm phù hợp. 2 2.1. Yêu cầu chung: Học sinh biết cách kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm, nghị luận để tạo lập văn bản; biết vận dụng các hình thức ngôn ngữ nhân vật vào bài làm. Bài viết phải có bố cục đầy đủ rõ ràng. Diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 2.2. Yêu cầu cụ thể: 0.25 a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn tự sự - Mức tối đa (0,25 điểm): Trình bày đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Phần mở bài biết dẫn
  4. dắt hợp lý và giới thiệu được vấn đề; phần thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng hướng về đối tượng; phần kết bài thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân về vấn đề, liên hệ. - Mức không đạt (0 điểm): Thiếu mở bài hoặc kết bài, thân bài chỉ có một đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có một đoạn văn. b.Xác định đúng đối tượng và vấn đề: Kể về một 0.25 người đã có những việc làm, là tấm gương sáng tác động tới nhận thức, ý thức và hành động để em có những thay đổi tích cực, đúng đắn hơn trong cuộc sống. - Mức tối đa (0,25 điểm): Đáp ứng yêu cầu trên. - Mức không đạt (0 điểm): Xác định sai đối tượng, hoặc lạc sang đối tượng khác. c. Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau 4.0 nhưng cơ bản nêu được các ý sau: I. Mở bài - Giớ thiệu tình huống, nhân vật, vấn đề sẽ kể. II. Thân bài a. Hoàn cảnh câu chuyện - Thời gian diễn ra câu chuyện. - Địa điểm diễn ra câu chuyện ấy. b. Nhân vật trong truyện em sắp kể - Kể về mối quan hệ với nhân vật: Có thể là người thân trong gia đình, thầy cô giáo, bạn bè. - Sơ lược về nhân vật đó: hoàn cảnh, công việc, ngoại hình, tính cách c. Kể lại những sự việc ấn tượng đặc biệt giúp em có thay đổi tích cực trong cuộc sống. Cần kể được sự thay đổi của mình là gì (đây là nội dung quan trọng, cần có những sự việc biến cố gây ấn tượng đặc biệt vừa tạo hấp dẫn cho câu chuyện vừa tạo ra chủ đề của bài văn). -Người ấy đã có những việc làm nào tác động tích cực tới em thế nào? - Em đã có những thay đổi nào tích cực trong cuộc
  5. sống (nhận thức, ý thức, việc làm; khát vọng, niềm tin, sự quyết tâm )? Kết quả sự thay đổi của em? III. Kết bài: - Cảm nghĩ của em: Lòng biết ơn, trân trọng - Lời hứa trong tương lai * Mức tối đa (4,0 điểm): Đáp ứng các yêu cầu trên, văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường, vận dụng tốt các yếu tố miêu tả, biểu cảm và nghị luận trong văn tự sự; vận dụng hiệu quả các hình thức ngôn ngữ nhân vật trong bài văn * Mức chưa tối đa: + Điểm 3,0 đến 3,75: Cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên, biết vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt và các hình thức ngôn ngữ nhân vật trong bài văn nhưng còn thiếu sót một vài vấn đề nhỏ hoặc một vài nội dung đề cập chưa sâu, tính liên kết chưa thật sự chặt chẽ. + Điểm 2,0 đến 2,75: Đáp ứng được 2/4 đến 3/4 các yêu cầu trên. + Điểm 0,25 đến 1,75: Đáp ứng được khoảng 1/4 các yêu cầu trên. * Mức không đạt (0 điểm): Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. d. Sáng tạo: 0,25 * Mức tối đa (0,25 điểm): + Vận dụng, kết hợp tốt các yếu tố miêu tả và biểu cảm, nghị luận, đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, miêu tả tâm trạng trong văn tự sự. + Bài tự sự sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc. * Mức không đạt (0 điểm): Không có cách diễn đạt độc đáo và sáng tạo. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt. * Mức tối đa (0,25 điểm): Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. * Mức không đạt (0 điểm): Mắc nhiều lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu.
  6. Tổng 10