Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 7 (Có đáp án)

doc 6 trang minhtam 8880
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 7 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_kiem_tra_1_tiet_mon_vat_li_7_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề kiểm tra 1 tiết môn Vật lí 7 (Có đáp án)

  1. KIỂM TRA 1 TIẾT Môn thi: Vật lí 7 Thời gian: 45 phút ( Đề kiểm tra kết hợp TNKQ và TL) I.Yêu cầu chung 1.Xác định mục đích của đề kiểm tra: a. Phạm vi kiến thức: Kiểm tra kiến thức trong chương trình Vật lý lớp 7 học kì II, gồm từ tiêt 19 đến tiết 26 theo phân phối chương trình (sau khi học xong bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hoá học và tác dụng sinh lí của dòng điện) b. Mục đích: Kiểm tra kiến thức của học sinh theo chuẩn kiến thức nằm trong chương trình học. - Đối với Học sinh: + Kiến thức: - Học sinh hiểu được sự nhiễm điện của 2 loại điện tích, - Nắm được định nghĩa cường độ dòng điện , bước đầu giải được các bài tập cơ bản về dòng điện không đổi, hiểu được các tác dụng của dòng điện, và biết được thế nào là vật dẫn điện, vật cách điện - Nắm được định nghĩa dòng điện trong kim loại. + Kỹ năng: - Hiểu và vận dụng giải thích được các hiện tượng đơn giản, giải các bài tập vật lý cơ bản trong phần điện học lớp 7 + Thái độ: Giúp học sinh có thái độ trung thực, độc lập, nghiêm túc, sáng tạo trong khi làm bài kiểm tra. - Đối với Giáo viên: Thông qua bài kiểm tra đánh giá được kết quả học tập học sinh, từ đó có cơ sở để điều chỉnh cách dạy của GV và cách học của HS phù hợp thực tế. 2. Hình thức kiểm tra: - Kết hợp trắc nghiệm khách quan và tự luận (30% TNKQ, 70% TL) 1
  2. II.MA TRẬN ĐỀ THI. Cấp độ Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Cộng Tên Chủ đề TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL TNKQ TL (nội dung, chương) Chủ đề 1 - Mô tả được một vài hiện - Dựa vào biểu hiện của - Vận dụng giải thích được Sự nhiễm điện- tượng chứng tỏ vật bị vật bị nhiễm điện để giải một số hiện tượng thực tế hai loại điện tích nhiễm điện do cọ xát. thích được một số hiện liên quan tới sự nhiễm điện tượng trong thực tế liên do cọ xát. quan tới sự nhiễm điện do cọ xát Số câu 1 : 1 :1 3 Số điểm 0.5 0,5 1,25 2,25 Tỉ lệ % 22,5% Chủ đề 2 - Dòng điện là dòng các - Mắc đúng sơ đồ một mạch - Vẽ được sơ đồ mạch điện D.điện-Ng.điên- hạt điện tích dịch chuyển điện kín đơn giản gồm một Mắc đúng sơ đồ một kín gồm nguồn điện, công S.đồ chiều có hướng pin, một bóng đèn, một mạch điện kín đơn giản tắc, dây dẫn, bóng đèn. d.điện - Nguồn điện là thiết bị tạo công tắc và dây nối để khi gồm một pin, một bóng - Mắc được mạch theo sơ đồ ra và duy trì dòng điện, ví đóng công tắc thì đèn sáng đèn, một công tắc và dây đã vẽ. dụ như pin, acquy, và khi mở công tắc thì đèn nối để khi đóng công tắc - Chỉ ra được cực dương tắt thì đèn sáng và khi mở và cực âm của các loại công tắc thì đèn tắt. nguồn điện khác nhau Số câu 1 0,5 1 0,5 3 Số điểm 0,5 1,75 4 0,5 1,25 Tỉ lệ % 40% Chủ đề 3 - Dòng điện có thẻ gây ra - Dòng điện có thể gây ra - Dòng điện có thẻ gây ra tác Các tác dụng của tác dụng :nhiệt,phát tác dụng :nhiệt,phát dụng :nhiệt,phát sáng,từ,hoá dòng điện sáng,từ,hoá học, sinh lý. sáng,từ,hoá học, sinh lý học, sinh lý 2
  3. Số câu 1 1 1 3 Số điểm 0,5 1,25 0,75 2,5 Tỉ lệ % 25% - Nêu thế nào là vật dẫn Chủ đề 4. Vật dẫn điện, vật cách điện, và điện, vật cách - Hiểu được bản chất dòng định nghĩa dòng điện trong điện. điện trong kim loại kim loại Sơ lược về dòng điện trong KL Số câu 1 1 2 Số điểm 0,5 0,75 1,25 Tỉ lệ % 12,5% Tổng số câu hỏi 4 2,5 2 2,5 11 Tổng số điểm 2 3,25 1 3,75 10 Tỉ lệ % 20% 32,5% 10% 37,5% 100% 3
  4. KIỂM TRA 1 TIẾT VẬT LÝ 7 Họ Và Tên : Môn : vật lý 7 Lớp 7 Thời gian : 45 phút ĐỀ BÀI : A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm) Câu 1. Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách. a. Cọ xát vật. b. Nhúng vật vào nước nóng. c. Cho chạm vào nam châm. d. Cả b và c. Câu 2. Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau? a. Nhận thêm electrôn. b. Mất bớt electrôn. c. Mất bớt điện tích dương. d. Nhận thêm điện tích dương Câu 3. Chiều dòng điện được quy ước là chiều: a. Từ cực dương qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực âm của nguồn. b. Chuyển dời có hướng của các điện tích. c. Dịch chuyển của các electron. d. Từ cực âm qua dây dẫn và dụng cụ điện tới cực dương của nguồn. Câu 4. Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn, phát biểu nào sau đây là đúng? a. Bóng đèn chỉ nóng lên. c. Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên b. Bóng đèn chỉ phát sáng. d. Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên Câu 5. Hoạt động của máy sấy tóc dựa trên tác dụng nào của dòng điện ? a . Tác dụng nhiệt và tác dụng từ. b. Tác dụng nhiệt . c. Tác dụng nhiệt và tác dụng hoá học. d. Tác dụng sinh lí và tác dụng từ. Câu 6. Nối 2 cực của một ắc quy bằng một dây nhựa thì thấy không có dòng điện chạy qua dây. Giải thích nào sau đây là đúng? a. Trong dây nhựa không có điện tích. b. Trong dây nhựa không có êlectron tự do. c. Dây nhựa luôn trung hoà về điện d. Trong dây nhựa không có hạt nhân chuyển động tự do. B. PHẦN TỰ LUẬN. (7điểm) Câu 1 (1,25điểm). Trong các phân xưởng dệt, người ta thường treo các tấm kim loại nhiễm điện ở trên cao. Việc làm này có tác dụng gì? Câu 2 (3điểm). Dùng kí hiệu để vẽ sơ đồ mạch điện trong các trường hợp sau: a. Hai pin mắc liên tiếp, một bóng đèn Đ 1, một khoá K1 và một số dây dẫn. Sao cho khi K 1đóng đèn Đ 1 sáng. b. Hai pin mắc liên tiếp, hai bóng đèn Đ 1, Đ2, hai khoá K1, K2 và một số dây dẫn. Sao cho khi K1 mở, K2 đóng chỉ có đèn Đ2 sáng. Câu 3(1,25điểm). Hãy kể tên các tác dụng của dòng điện và lấy ví dụ cho từng tác dụng. Câu 4(0,75 điểm). Hãy nêu phương pháp mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại . Phải chọn dung dịch nào? Điện cực dương là chất gì? Điện cực âm là vật gì? Câu 5 (0,75 điểm). Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì có các điện tích dịch chuyển như thế nào qua dây dẫn và dây tóc bóng đèn?
  5. III: HƯỚNG DẪN CHẤM A. PHẦN TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3điểm) “Mỗi câu đúng 0,5 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án a b a c b b Câu Nội dung Điểm Việc làm này có tác dụng hút các bụi bông lên bề mặt của chúng, làm cho không 1,25 1 khí trong xưởng ít bụi hơn. K1 1,5 a. + - Đ1 2 b. + - 1,5 K1 Đ1 K 2 Đ 2 - Tác dụng phát sáng , ví dụ làm sáng bóng đèn bút thử điện. 0,25 - Tác dụng từ, ví dụ làm chuông điện. 0,25 - Tác dụng nhiệt, ví dụ làm nóng dây tóc bóng đèn sợi đốt rồi phát sáng . 0,25 3 - Tác dụng hoá học, ví dụ mạ đồng. - Tác dụng sinh lí, ví dụ châm cứu bằng điện. 0,25 0,25 Muốn mạ vàng cho một chiếc vỏ đồng hồ bằng kim loại, ta dùng dung dịch muối 0,75 4 vàng, điện cực dương bằng vàng và điện cực âm là chiếc vỏ đồng hồ. Khi nối liền hai cực của pin bằng dây dẫn kim loại với hai đầu của bóng đèn thì 5 có các êlectrôn tự do dịch chuyển từ cực âm sang cực dương. 0,75