Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Vật lí Lớp 7 - - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Vật lí Lớp 7 - - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_khao_sat_chat_luong_hoc_ki_1_vat_li_lop_7_nam_hoc_2020_20.pdf
Nội dung text: Đề khảo sát chất lượng học kì 1 Vật lí Lớp 7 - - Năm học 2020-2021 (Có hướng dẫn chấm)
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I THỊ XÃ NGHI SƠN NĂM HỌC 2020-2021 Môn: VẬT LÝ - Lớp 7 Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian giao đề) I. TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Em hãy khoanh tròn vào đáp án đúng nhất trong các câu sau: Câu 1: Vật nào dưới đay không phải là nguồn sáng? A. Bóng đèn điện đang sáng B. Bức tranh dưới ánh đèn C. Ngọn nến đang cháy D. Mặt trời Câu 2: Vật nào dưới đây không được gọi là nguồn âm? A. Dây đàn dao động. B. Mặt trống dao động. C. Chiếc sáo đang để trên bàn. D. Âm thoa dao động. Câu 3: Độ to của âm được đo bằng đơn vị: A. Héc(Hz). B. Đề-xi-ben(dB) C. Niutơn(N) D. Mét(m) Câu 4: Một vật AB đặt trước gương phẳng và cách gương một khoảng 15cm. Di chuyển vật AB lại gần gương thêm một đoạn 5cm. Ảnh A'B' của AB sẽ cách AB một khoảng? A. 5cm B. 10cm C. 20cm D. 30cm Câu 5: Chiếu một chùm sáng song song lên gương cầu lồi, thu được chùm sáng phản xạ là: A. Song song B.Hội tụ C. Phân kỳ D. Không truyền theo đường thẳng Câu 6: Vật nào dưới đây phản xạ âm tốt. A. Mặt gương B. Miếng xốp C. Tấm gỗ D. Đệm cao su Câu 7: Vật phát ra âm thấp khi: A. Vật dao động mạnh hơn. B. Tần số dao động nhỏ hơn C. Vật bị lệch ra khỏi vị trí cân bằng nhiều hơn D. Tần số dao động lớn hơn Câu 8: Môi trường không truyền được âm là: A. Bê tông B. Nước biển. C. Khoảng chân không D. Không khí II. TỰ LUẬN (6 điểm) Câu 9 (2.0 điểm): a) Lấy 3 ví dụ về nguồn âm. Các vật phát ra âm có chung đặc điểm gì? b) Một con lắc dao động được 1200 lần trong 120 giây. Tính tần số dao động của con lắc. Câu 10 (2.0 điểm): Cho tia tới SI chiếu đến 1gương phẳng với S là điểm sáng và I là điểm tới như hình vẽ bên. I a) Vẽ ảnh S’ của điểm sáng S qua gương phẳng b) Vẽ tia phản xạ IR c) Biết góc tới i = 400. Tính góc tạo bởi tia tới SI và tia phản xạ IR. S Câu 11 (2.0điểm): Một người đứng trong một hang động lớn, hét lên một tiếng thật to và nghe được tiếng vang cách tiếng hét trực tiếp của mình một khoảng thời gian là 1/5 giây. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/giây. Hãy tính: a) Quãng đường đi của tiếng vang đó? b) Khoảng cách từ người đó đến vách hang động? Hết Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. Học sinh không được sử dụng tài liệu.
- HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN VẬT LÝ LỚP 7 Năm học 2020 - 2021 I. Phần trắc nghiệm: ( 4điểm). Chọn đúng đáp án mỗi câu được 0,5 điểm Câu hỏi Câu 1 Câu 2 Câu 3 Câu 4 Câu 5 Câu 6 Câu 7 Câu 8 Đáp án B C B C C A B C II. Phần tự luận: ( 6điểm) Câu Đáp án Điểm a ) HS lấy được 3 ví dụ về nguồn âm 0,5đ Câu 9 Các vật phát ra âm có chung đặc điểm là đều dao động 0,5đ (2.0đ) b) Tần số dao động của con lắc là: 1đ f = 1200/120 = 10 (Hz) a) Vẽ được ảnh của điểm sáng S: R 0,5 đ b) Vẽ được tia phản xạ IR 0,5 đ Câu 10 (2.0đ) c) Theo định luật phản xạ ánh sáng: 0,5 đ i = i’ = 400 I Ta có: I góc SIR = i + i’ = 400 + 400 =800 0,5 đ S S’ a) Quãng đường đi của tiếng vang: 1đ S = v.t = 340 . 1/5 = 68m Câu11 b) Khoảng cách từ người đó đến vách hang động: 1đ (2.0đ) d = S/2 = 68/2 = 34m