Đề cương trắc nghiệm môn Sinh học 10 - Phần 3: Sinh học vi sinh vật

docx 36 trang minhtam 31/10/2022 8400
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề cương trắc nghiệm môn Sinh học 10 - Phần 3: Sinh học vi sinh vật", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_trac_nghiem_mon_sinh_hoc_10_phan_3_sinh_hoc_vi_sinh.docx

Nội dung text: Đề cương trắc nghiệm môn Sinh học 10 - Phần 3: Sinh học vi sinh vật

  1. B. Trong hô hấp hiếu khí, các electron sinh ra đường phân được chuyển cho oxi và tạo ATP. C. Thực chất của lên men giấm là quá trình oxi hóa rượu, thực hiện bởi vi khuẩn axetic. D. Trong quá trình lên men lactic, chất nhận điện tử cuối cùng là CO2. Câu 25. Khi nói về quá trình tổng hợp axit nucleic và protein ở vi sinh vật, phát biểu nào sau đây sai? 1. ADN ở vi sinh vật có khả năng tự nhân đôi. 2. Qúa trình phiên mã ngược ở vi sinh vật sử dụng sợi khuôn ARN để tổng hợp ADN. 3. Phiên mã ngược xuất hiện ở HIV và tất cả các vi khuẩn 4. Do vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nên quá trình tổng hợp protein cũng đơn giản hơn so với sinh vật bậc cao. Phương án đúng: A. 1, 3B. 2, 4C. 3, 4D. 2, 3, 4 Câu 26. Sự tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật lớn gấp nhiều lần so với vi sinh vật bậc cao là do: A. Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối ở vi sinh vật rất cao. B. Vi sinh vật dễ thích nghi với bất cứ môi trường. C. Các giai đoạn của quá trình đồng hóa của vi sinh vật xảy ra ngắn. D. Vi sinh vật có quá trình phiên mã ngược. Câu 27. Nhờ hoạt động tổng hợp của vi sinh vật, đã bổ sung nguồn axit amin không thay thế cho loài người gồm: A. Xerin, Threonin, metionin, triptophan. B. Histidin, metionin, lizin, threonin. C. Triptophan, lizin, metionin, loxin. D. Lizin, threonin, triptophan, metionin. Câu 28. Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút, số tế bào trong quần thể sau 2h là: A. 104.23 B. 104.24 C. 104.25 D. 104.26 Câu 29. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, tốc độ sinh trưởng của vi sinh vật đạt cực đại ở pha A. tiềm phát.B. cấp số. C. cân bằng động.D. suy vong. Câu 30. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, để thu sinh khối vi sinh vật tối đa nên dừng ở đầu pha: A. lag.B. log. C. cân bằng động.D. suy vong. Câu 31. Trong điều kiện nuôi cấy không liên tục, enzim cảm ứng được hình thành ở pha: A. lag.B. log. C. cân bằng động.D. suy vong. Câu 32. Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào? A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy. B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa. C. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. Trang 20
  2. D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa. Câu 33. Thời gian thế hệ của vi sinh vật là: A. Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi. B. Thời gian sống của vật chủ, chứa các vi sinh vật kí sinh C. Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia. D. A và C. Câu 34. Đặc điểm của pha tiềm phát trong nuôi cấy vi sinh vật theo hình thức không liên tục là: A. Vi khuẩn tạo ra bào xác để phản ứng lại môi trường mới. B. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ ADN và các enzim để chuẩn bị cho sự phân bào. C. Vi khuẩn tổng hợp mạnh mẽ các dây tơ vô sắc để chuẩn bị phân bào. D. Vi khuẩn thải ra môi trường một số chất dư thừa làm thay đổi độ pH cho phù hợp. Câu 35. Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa sang pha cân bằng do: 1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên. 2. Tích lũy các chất độc hại. 3. Lấy ra sinh khối và các chất thải. 4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt. 5. Nồng độ oxi giảm, độ pH môi trường thay đổi. A. 1, 3B. 2, 4, 5C. 2, 4D. 1, 2, 3, 5 Câu 36. Cho các pha nuôi cấy của quá trình nuôi cấy không liên tục vi khuẩn: 1. Pha lũy thừa 2. Pha suy vong 3. Pha cân bằng 4. Pha tiềm phát Thứ tự các giai đoạn của quá trình này: A. 1-2-3-4B. 4-1-3-2C. 4-1-2-3D. 1-4-3-2 Câu 37. Vai trò chủ yếu của việc nuôi cấy không liên tục: A. Tiêu diệt số vi khuẩn gây bệnh. B. Sản xuất sinh khối vi sinh vật. C. Nghiên cứu đặc điểm hoạt động của một chủng vi sinh vật nào đó. D. Chế tạo vacxin. Câu 38. Hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây? A. Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy. B. Bổ sung chất dinh dưỡng và rút khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa. C. Không bổ sung chất dinh dưỡng, cùng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy. D. Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa. Câu 39. Tại sao hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có giá trị? A. Vì con người không còn hình thức nào khác ngoài việc sử dụng vi sinh vật. Trang 21
  3. B. Vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục. C. Vì chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, các vi sinh vật luôn ở giai đoạn tiềm phát, chuẩn bị phân chia. D. Vì chất thải được rút ra liên tục, kích thích tế bào vi sinh vật sinh sản. Câu 40. Loại bào tử không phải bào tử sinh sản của vi khuẩn là: A. nội bào tử.B. ngoại bào tử. C. bào tử đốt.D. Cả A, B, C. Câu 41. Các hình thức sinh sản chủ yếu của tế bào nhân sơ là A. phân đôi bằng nội bào tử, bằng ngoại bào tử. B. phân đôi bằng ngoại bào tử, bào tử đốt, nảy chồi. C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính D. phân đôi bằng nội bào tử, nảy chồi. Câu 42. Các hình thức sinh sản chủ yếu của vi sinh vật nhân thực là: A. phân đôi, nội bào tử, ngoại bào tử. B. phân đội nảy chồi, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính. C. phân đôi nảy chồi, bằng bào tử vô tính, bào tử hữu tính. D. nội bào tử, ngoại bào tử, bào tử vô tính, bào tử hữu tính Câu 43. Xạ khuẩn sinh sản bằng: A. nội bào tử.B. ngoại bào tử C. bào tử đốt.D. bào tử vô tính Câu 44. Đặc điểm của các bào tử sinh sản của vi khuẩn là: A. không có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat. B. có vỏ, màng, hợp chất canxi dipicolinat. C. có màng, không có vỏ, có canxi dipicolinat. D. có màng, không có vỏ và canxi dipicolinat. Câu 45. Nội bào tử bền với nhiệt vì có: A. vỏ và hợp chất axit dipicolinic. B. 2 lớp màng dày và axit dipicolinic. C. 2 lớp màng dày và canxi dipicolinic D. vỏ và canxi dipicolinat. Câu 46. Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất: A. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật B. không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật C. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được D. cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được Câu 47. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được: A. tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp. B. tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp. C. tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng. Trang 22
  4. D. một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được. Câu 48. Cho các nguyên tố: Cacbon, brom, photpho, iot, nito, lưu huỳnh, clo, fluo, oxi. Những loại nguyên tố nào đều là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật? A. Cacbon, nito, oxi, photpho, fluo, iot. B. Oxi, lưu huỳnh, cacbon, photpho, nito. C. Nitơ, photpho, cacbon, oxi, brom. D. Lưu huỳnh, oxi, nito, clo, brom, cacbon. Câu 49. Màng sinh chất của vi khuẩn ưa lạnh bị vỡ ở nhiệt độ nào: A. >10°CB. > 30°CC. >20°CD. >40°C Câu 50. Vi sinh vật sinh trưởng tối ưu ở nhiệt độ từ 20°C – 40°C được gọi là: A. Vi sinh vật ưa ấm B. Vi sinh vật ưa nhiệt C. Vi sinh vật ưa lạnh D. Vi sinh vật ưa nóng vừa. Câu 51. Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật trong lĩnh vực A. khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại. B. tẩy trùng trong bệnh viện C. khử trùng phòng thí nghiệm. D. thanh trùng nước máy Câu 52. Để diệt các bào tử đang nảy mầm có thể sử dụng: A. các loại cồn. B. các andehit C. các hợp chất kim loại nặng. D. các loại khí ôxit. Câu 53. Cơ chế tác động của chất kháng sinh là: A. diệt khuẩn có tính chọn lọc. B. ôxi hoá các thành phần tế bào. C. gây biến tính các protein. D. bất hoạt các protein. Câu 54. Virut có cấu tạo gồm: A. vỏ prôtêin, axit nuclêic và có thể có vỏ ngoài. B. có vỏ prôtêin và ADN. C. có vỏ prôtêin và ARN. D. có vỏ prôtêin, ARN và có thể có vỏ ngoài. Câu 55. Cấu tạo chung của virut gồm thành phần chủ yếu nào? A. Gai glicoprotein và axit nucleic. B. Lõi ARN và vỏ capsit C. Vỏ capsit và lõi axit nucleic. D. Capsome và vỏ capsit. Trang 23
  5. Câu 56. Hạt virut hay virion được gọi là: A. Virut ngoài tế bào chủ. B. Vi rút sống nửa kí sinh. C. Virut sống kí sinh hoàn toàn. D. Các ARN dạng vòng, không có vỏ capsit. Câu 57. Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ protein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở vết tổn thương lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ protein của chủng B. 1. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. 2. Cho virus lại nhiễm vào cây thuốc lá thì thấy cây bệnh. 3. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virus chủng B. 4. Kết quả thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nucleic. Có bao nhiêu nhận định đúng? A. 1B. 2C. 3D. 4 Câu 58. Dựa vào hình thái bên ngoài, người ta phân biệt các loại virut nào? A. Virut độc, virut ôn hòa B. Virut cấu trúc xoắn, vi rut cấu trúc khối, virut cấu trúc hỗn hợp. C. Virut trần, virut vỏ ngoài. D. Virut khảm thuốc lá, virut Adeno. Câu 59. Virut gây bệnh ở vi khuẩn được gọi là: 1. Riketsia 2. Thể thực khuẩn 3. Phago 4. Bacterio phago 5. Micoplasma 6. Prion Phương án đúng: A. 1, 2, 3, 4, 6B. 1, 2, 3, 4 C. 1, 2, 3, 4, 5, 6D. 2, 3, 4 Câu 60. Capsome là: A. lõi của virut. B. đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut. C. vỏ bọc ngoài virut. D. đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut. Câu 61. Cấu tạo loại virut nào sau đây có capsome tạo thành khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều? A. TMVB. HIV C. Virut khảm thuốc láD. Virut adeno Câu 62. Mỗi loại virut chỉ nhân lên trong các tế bào nhất định vì: A. tế bào có tính đặc hiệu. B. virut có tính đặc hiệu C. virut không có cấu tạo tế bào D. virut và tế bào có cấu tạo khác nhau. Trang 24
  6. Câu 63. Con người dựa vào điều gì để phân loại virut? 1. Mục đích nghiên cứu 2. Vật chủ 3. Vỏ capsit 4. Phương tiện lây lan 5. Cấu trúc của axit nucleic. 6. Làm tan tế bào hay không Phương án đúng: A. 1, 2, 3, 4B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4, 5, 6D. 2, 3, 4 Câu 64. Ứng dụng quan trọng nhất về nghiên cứu thực khuẩn là: A. Dùng thể thực khuẩn để tiêu diệt E.Coli. B. Tiêu diệt các vi khuẩn yếu trong cơ thể. C. Tiêu diệt virut gây bệnh ở động vật. D. Chuyển gen từ loài này sang loài khác trong kĩ thuật di truyền. Câu 65. Virut gây bệnh ở thực vật chứa chủ yếu loại axit nucleic nào? A. ADN B. ARN mạch đơn và ADN mạch kép C. ARN D. ADN và ARN Câu 66. Quá trình tiềm tan là quá trình: A. virut nhân lên và phá tan tế bào. B. ADN gắn vào NST của tế bào, tế bào sinh trưởng bình thường. C. virut sử dụng enzim và nguyên liệu tế bào để tổng hợp axit nucleic và nguyên liệu của riêng mình. D. lắp axit nucleic vào protein vỏ. Câu 68. Chu trình nhân lên của virut gồm 5 giai đoạn theo trình tự A. hấp phụ - xâm nhập - lắp ráp - sinh tổng hợp – phóng thích B. hấp phụ - xâm nhập - sinh tổng hợp - phóng thích – lắp ráp C. hấp phụ - lắp ráp - xâm nhập - sinh tổng hợp – phóng thích D. hấp phụ- xâm nhập- sinh tổng hợp- lắp ráp- phóng thích. Câu 69. Trong quá trình sinh trưởng của phago, giai đoạn sinh tổng hợp là giai đoạn: A. Phá vỡ tế bào chủ mang các chất đã tổng hợp được, chui ra ngoài. B. Dùng bộ máy di truyền của tế bào chủ, tổng hợp ADN và vỏ capsit. C. đưa bộ gen của mình vào tế bào chủ, để lại vỏ capsit bên ngoài. D. Vỏ capsit bao lấy lõi ADN tạo phức hợp nucleocapsit. Câu 70. Một tế bào vi khuẩn vô cùng mẫn cảm với tetraxilin (một loại chất kháng sinh) nhưng trong tế bào chất của chúng lại mang những gen kháng với ampixilin (một loại kháng sinh khác). Người ta tiến hành chuyển đoạn gen kháng tetraxilin từ một loài sinh vật khác vào trong tế bào vi khuẩn bằng phương pháp biến nạp. Sau khi thao tác xong, người ta cho vào môi trường nuôi cấy tetraxilin sau đó lại thêm vào Trang 25
  7. ampixilin. Những vi khuẩn còn sống tiến hành sinh trưởng và phát triển, đồng thời tạo ra lượng sản phẩm. Có bao nhiêu nhận xét đúng về hệ gen của chủng vi khuẩn này? 1. Hệ gen trong nhân đã bị đột biến do sử dụng 2 loại kháng sinh. 2. Vi khuẩn mang cả 2 gen trong nhân tế bào, một gen kháng tetraxilin, một gen kháng ampixilin. 3. Vi khuẩn mang plasmit ADN tái tổ hợp. 4. Vi khuẩn không chứa plasmit. 5. Gen quy định tổng hợp kháng sinh của vi khuẩn hoạt động độc lập với hệ gen vùng nhân. 6. Vi khuẩn bây giờ trở thành một sinh vật biến đổi gen. 7. Do hệ gen đã bị đột biến, nếu thêm vào môi trường penicilin (một loại kháng sinh) thì vi khuẩn vẫn sinh trưởng bình thường. 8. Gen ngoài tế bào chất của vi khuẩn mang gen của 2 loài sinh vật khác nhau. A. 4B. 5C. 6D. 7 Câu 71. Hiện nay, bệnh HIV-AIDS đang hoành hành trên toàn thế giới và trở thành vấn đề nóng bỏng được nhiều người quan tâm. Bệnh HIV đến nay vẫn chưa có thuốc đặc trị cho nên vấn đề phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Sau đây là các biện pháp phòng chống HIV: (I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. (II) Không ăn chung, ngủ chung với người nhiễm HIV. (III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng. (IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng. (V) Tránh tiếp xúc trực tiếp với người bệnh HIV. (VI) Một số trường hợp thật cần thiết, máu của người nhiễm HIV vẫn có thể sử dụng để truyền. Có bao nhiêu biện pháp phòng tránh HIV đúng cách? A. 3B. 4C. 5D. 6 Câu 72. Khi tế bào chủ bị nhiễm virut, tế bào này trở thành tế bào tiềm tan khi: A. Bị nhiễm loại virut ôn hòa và tế bào hoạt động bình thường B. Bị nhiễm loại virut độc nhưng tế bào vẫn hoạt động bình thường C. Bị nhiễm loại virut ôn hòa nhưng sau đó tế bào bị virut làm tan ra. D. Tế bào giết chết virut. Câu 73. Cơ chế xuất hiện hội chứng AIDS: A. HIV kí sinh làm tan tế bào lympho T, làm suy giảm hệ thống miễn dịch và cơ thể nhiễm hàng loạt bệnh cơ hội. B. HIV gây rối loạn trao đổi chất ở tất cả các tế bào trong cơ thể bệnh nhân. C. HIV làm tan tế bào limpho B. D. HIV ức chế tế bào hồng cầu sinh sản, gây hậu quả nghiêm trọng. Câu 74. Inteferon là: A. Loại hóa chất có tác dụng diệt khuẩn mạnh. B. Loại protein chống virut, được sinh ra khi tế bào bị nhiễm virut. C. Loại thuốc được chế tạo đặc biệt dùng để chống virut thực vật. D. Loại virut ôn hòa được sử dụng để chống lại virut độc. Câu 75. Cơ chế miễn dịch tế bào: Trang 26
  8. A. Tế bào limpho T độc tìm các vi khuẩn gây bệnh để thực bào. B. Tế bào limpho T độc tiết ra loại protein độc làm tan tế bào nhiễm khiến chúng không nhân lên được. C. Tế bào limpho T độc ức chế sự phát triển của tế bào nhiễm. D. Tế bào limpho B độc làm tan tế bào vi khuẩn gây bệnh. Trang 27
  9. ĐÁP ÁN 1. D 2. C 3. A 4. B 5. C 6. C 7. A 8. A 9.B 10. D 11. A 12. D 13. A 14. B 15. C 16. C 17. A 18. C 19.C 20. D 21. C 22. A 23. D 24. D 25. C 26. A 27. D 28. D 29. B 30. C 31. A 32. C 33. D 34. B 35. B 36. B 37. C 38. B 39. B 40. A 41. B 42. C 43. C 44. D 45. D 46. D 47. D 48. B 49. C 50. A 51. D 52. C 53. A 54. A 55. C 56. A 57. C 58. B 59. B 60. D 61. D 62. B 63. D 64. D 65. C 66. B 67. D 68. D 69. B 70. A 71. A 72. A 73. A 74. B 75. B HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT Câu 1. Đáp án D. Môi trường tự nhiên: Môi trường chứa các chất tự nhiên, không xác định được thành phần và số lượng. VD dịch chiết khoai tây. Câu 2. Đáp án C. - Trong phòng thí nghiệm; căn cứ vào các chất dinh dưỡng, người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy: + Môi trường tự nhiên: VD dịch chiết khoai tây, + Môi trường tổng hợp: dung dịch đường glucose 10%, + Môi trường bán tổng hợp: canh thịt + 10ml dung dịch đường glucose 10%. Câu 3. Đáp án A. + Môi trường tự nhiên (môi trường vi sinh vật tự nhiên) là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazein, bột đậu tương dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon). + Môi trường tổng hợp (môi trường vi sinh vật tổng hợp) là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucose là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ. + Môi trường bán tổng hợp (môi trường vi sinh vật bán tổng hợp) là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng Câu 4. Đáp án B. Câu 5. Đáp án C. Môi trường bán tổng hợp (môi trường vi sinh vật bán tổng hợp) là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng Từ đó, đề bài cho môi trường gồm: nước, muối khoáng, nước thịt nên đây là môi trường bán tổng hợp. Câu 6. Đáp án C. Môi trường đó là môi trường tổng hợp vì các chất đã biết rõ về thành phần và số lượng. Câu 7. Đáp án A. Trang 28
  10. Câu 8. Đáp án A. Vi khuẩn lam, tảo đơn bào, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía và màu lục dinh dưỡng theo kiểu quang tự dưỡng. Câu 9. Đáp án B. Vi khuẩn không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía dinh dưỡng kiểu quang dị dưỡng. Câu 10. Đáp án D. Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn vi sinh vật không quang hợp dinh dưỡng theo kiểu hóa dị dưỡng. Câu 11. Đáp án A. Câu 12. Đáp án D. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh, vi khuẩn sắt là các vi sinh vật hóa tự dưỡng. Câu 13. Đáp án A. Vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn oxi hóa hidro, oxi hóa lưu huỳnh không thuộc quang dị dưỡng. 2,5 sai. Câu 14. Đáp án B. Câu 15. Đáp án C. Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất, xảy ra trong điều kiện thiếu oxi. 1, 2, 3 đúng. 4 sai vì chất nhận điện tử cuối cùng là chất hữu cơ. Ví dụ: đối với lên men lactic thì axit piruvic (chất nhận điện tử cuối cùng) bị khử ngay thành axit lactic. Sản phẩm chính là axit lactic. Do vi khuẩn thực hiện. 5 sai vì hiệu suất năng lượng thấp Chú ý: Lên men rượu Lên men Lactic Tác nhân: nấm men Tác nhân: vi khuẩn lactic Sản phẩm: CO2, rượu Sản phẩm: axit lactic. Câu 16. Đáp án C Câu 17. Đáp án A. So sánh hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí và lên men Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Lên men Chất nhận điện tử cuối cùng Chất nhận điện tử cuối Chất nhận điện tử cuối là oxi phân tử cùng là oxi liên kết cùng là một chất hữu cơ. Oxi hóa hoàn toàn sản phẩm Sinh ra sản phẩm trung Sinh ra sản phẩm trung CO2 và H2O năng lượng gian, năng lượng sinh ra gian, năng lượng sinh ra được sinh ra nhiều nhất ít. ít. Dựa vào bảng trên ta có: ý 3 sai vì chất nhận điện tử cuối cùng không phải là chất vô cơ. Câu 18. Đáp án C. Câu 19. Đáp án C. Câu 20. Đáp án D. Trang 29
  11. Hô hấp hiếu khí Hô hấp kị khí Chất nhận điện tử cuối cùng Chất nhận điện tử cuối là oxi phân tử cùng là oxi liên kết Câu 21. Đáp án C. Chất hình thành là giấm (axit axetic) CH3CH2OH + O2  CH3COOH + H2O +Q Vi khuẩn axetic biến rượu thành giấm gồm 2 giống chủ yếu: Acetobacter và Gluconobacter. Khi để giấm lâu ngày, vi khuẩn Acetobacter có khả năng tiếp tục biến axit axetic thành CO 2, H2O làm pH tăng lên, giảm mất dần vị chua. Câu 22. Đáp án A. Dấu hiệu so sánh Hô hấp kị khí Hô hấp hiếu khí Địa điểm xảy ra Màng sinh chất - Màng sinh chất (sinh vật nhân sơ) - Màng trong ti thể (sinh vật nhân thực) Nhu cầu oxi Không Có Chấp nhận electron cuối cùng Chất vô cơ Oxi Sản phẩm cuối cùng Axit pivuric CO2 và H2O Hiệu quả năng lượng Thấp Cao Câu 23. Đáp án D. Câu 24. Đáp án D. Chất nhận điện tử cuối cùng của lên men là phân tử hữu cơ nên D sai. Câu 25. Đáp án C. - 3 sai vì phiên mã ngược xuất hiện ở HIV. - 4 sai vì quá trình tổng hợp protein cũng tương tự như sinh vật bậc cao. Câu 26. Đáp án A. Tốc độ sinh trưởng và tổng hợp sinh khối của các vi sinh vật rất cao và lớn gấp nhiều lần so với sinh vật bậc cao. Câu 27. Đáp án D. Trong 20 axit amin thường gặp trong phân tử protein có một số axit amin mà cơ thể người và động vật không thể tự tổng hợp được mà phải đưa từ ngoài vào qua thức ăn. 8 axit amin cần thiết cho người lớn: Lizin, threonin, triptophan, metionin, valin, isolozin, phenylalanine, arginine. Câu 28. Đáp án D. Sau hai giờ, số thế hệ là 6, số tế bào trong quần thể sau 2h là: 104.26 Câu 29. Đáp án B. Pha lũy thừa (pha log-pha cấp số): vi sinh vật phân chia mạnh mẽ, số lượng tế bào tăng theo lũy thừa và đạt đến cực đại. Thời gian thế hệ đạt tới hằng số, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ nhất. Câu 30. Đáp án C. Câu 31. Đáp án A. Trang 30
  12. Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào. Câu 32. Đáp án C. Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất. Câu 33. Đáp án D. Thời gian thế hệ của vi sinh vật là: + Thời gian để số tế bào trong quần thể sinh vật tăng lên gấp đôi. + Thời gian từ khi sinh ra một tế bào đến khi tế bào đó phân chia. Câu 34. Đáp án B. Pha tiềm phát (pha lag): tính từ khi vi sinh vật được cấy vào bình cho đến khi chúng bắt đầu sinh trưởng. Đây là giai đoạn thích nghi của VSV, chúng tiến hành tổng hợp mạnh ADN và các enzyme chuẩn bị cho sự phân bào. Câu 35. Đáp án B. Nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa sang pha cân bằng do: tích lũy các chất độc hại, dinh dưỡng cạn kiệt oxi giảm, pH môi trường thay đổi. Chú ý: So sánh giữa nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục Dấu hiệu so Nuôi cấy liên tục Nuôi cấy không liên tục sánh Đặc điểm về - Bổ sung thường xuyên chất - Không bổ sung chất dinh hình thức nuôi dinh dưỡng vào môi trường dưỡng vào môi trường nuôi cấy nuôi cấy. cấy. - Không ngừng loại bỏ chất - Không loại các chất thải và thải và rút lượng sinh khối không rút lượng sinh khối dư thừa. thừa. Đặc điểm về Pha lũy thừa kéo dài, mật độ Có 4 pha: tiềm phát, lũy thừa, sinh trưởng vi sinh vật tương đối ổn định. cân bằng và suy vong. Câu 36. Đáp án B. Câu 37. Đáp án C. Câu 38. Đáp án B. Trong nuôi cấy liên tục chất dinh dưỡng mới thường xuyên được bổ sung đồng thời không ngừng loại bỏ các chất thải, nhờ vậy quá trình nuôi cấy đạt hiệu quả cao và thu được nhiều sinh khối hơn. Câu 39. Đáp án B. Hình thức nuôi cấy liên tục vi sinh vật giúp con người sản xuất có hiệu quả các hợp chất sinh học có giá trị vì chất dinh dưỡng bổ sung liên tục, pha lũy thừa kéo dài, sinh khối sẽ được lấy ra liên tục. Câu 40. Đáp án A. Các đặc điểm của nội bào tử: - Cấu trúc được hình thành khi VSV gặp điều kiện bất lợi. Trang 31
  13. - Không phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào. - Có lớp vỏ dày và chứa canxidipicolinat. Câu 41. Đáp án B. Câu 42. Đáp án C. Câu 43. Đáp án C. Xạ khuẩn: - Hình thức tổ chức cơ thể: Dạng sợi, không vách ngắn, khuẩn lạc xạ khuẩn có cấu trúc phóng xạ với các vòng tỏa từ tâm. - Phương thức sống: Sống hoại sinh hay cộng sinh. - Hình thức sinh sản: Sinh sản sinh dưỡng bằng các ngoại bào tử được hình thành trên các cuống sinh bào tử ở đầu mút của sợi khí sinh. Bào tử phát tán, gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển thành cơ thể xạ khuẩn mới. Do vậy đây, là hình thành bào tử đốt. Câu 44. Đáp án D. Câu 45. Đáp án D. Nội bào tử có lớp vỏ dày và chứa canxidipicolinat nên bền với nhiệt. Bào tử ở vi sinh vật được hình thành khi: - Gặp điều kiện bất lợi. - Bào tử sinh sản tham gia vào quá trình sinh sản. Câu 46. Đáp án D. Để sinh trưởng và phát triển, vi sinh vật cũng cần tất cả các chất dinh dưỡng như ở sinh vật bậc cao. - Các chất dinh dưỡng giúp chủ động tạo ra các điều kiện nuôi cấy thích hợp đối với các VSV có lợi để kích thích sự phát triển của chúng. - Tạo điều kiện không thích hợp đối với các VSV có hại để kìm hãm sinh trưởng của chúng. Câu 47. Đáp án D. Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được. Câu 48. Đáp án B. Những nguyên tố là nguồn dinh dưỡng cho vi sinh vật là Oxi, lưu huỳnh, cacbon, photpho, nito. Câu 49. Đáp án C. Câu 50. Đáp án A. VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh (t°: 20 - 40°C) Dựa vào nhiệt độ có thể chia VSV ra 4 nhóm: + VSV ưa lạnh: Sống ở Nam cực(t° <15°C). + VSV ưa ấm: Sống ở đất nước, kí sinh (t°: 20 - 40°C) + VSV ưa nhiệt: Nấm, tảo, vi khuẩn (55 – 65°C) + VSV ưa siêu nhiệt: Vi khuẩn đặc biệt (75 – 100°C) Câu 51. Đáp án D. Câu 52. Đáp án C. Câu 53. Đáp án A. Câu 54. Đáp án A. Trang 32
  14. Câu 55. Đáp án C. - Lõi acid nucleic của virus chính là bộ gen của chúng. Virus chỉ chứa DNA hoặc RNA (có thể là mạch đơn hoặc mạch kép) - Bao bên ngoài lõi acid nucleic là lớp protein: vỏ capsit được cấu tạo từ các capsome. - Một số virus còn có thêm lớp vỏ ngoài được cấu tạo từ lớp kép lipit và protein, bên trên có gai glicoprotein làm nhiệm vụ kháng nguyên đặc trưng cho virus. Lớp vỏ này thực chất là màng tế bào vật chủ được virus cải tạo. Câu 56. Đáp án A. Ký sinh nội bào bắt buộc: chỉ có thể nhân lên trong tế bào vật chủ. Ở bên ngoài tế bào vật chủ, virus được gọi là hạt virus hay virion. Câu 57. Đáp án C. Các phát biểu đúng: 1, 2, 4. - Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của hai chủng virut A và B. Cả hai chúng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá, nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B thì chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây sẽ bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh sẽ được chủng virut A. - Virut nhận được không phải chủng B vì virut lai mang hệ gen của chủng A. - Kết luận: mọi tính trạng của virut đều do hệ gen của virut quyết định. * Hình ảnh thí nghiệm: * Kiến thức cần nhớ: - Tất cả các virut đều bao gồm hai thành phần cơ bản: lõi là axit nuclêic (tức hệ gen) và vỏ là prôtêin (gọi là capsit) bao bọc bên ngoài để bảo vệ axit nuclêic. Phức hợp gồm axit nuclêic và vỏ capsit gọi là nuclêôcapsit. - Hệ gen của virut có thể là ADN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) hoặc ARN (chuỗi đơn hoặc chuỗi kép) trong khi hệ gen của tế bào luôn luôn là ADN chuỗi kép. - Vỏ capsit được cấu tạo từ các đơn vị prôtêin gọi là capsôme. - Một số virut còn có thêm một vỏ bao bên ngoài vỏ capsit, gọi là vỏ ngoài. Vỏ ngoài là lớp lipit kép và prôtêin. Trên mặt bỏ ngoài còn có các gai glicoprôtêin làm nhiệm vụ kháng nguyên và giúp virut bám lên bề mặt tế bào chủ. Virut không có vẻ ngoài gọi là virut trần. Câu 58. Đáp án B. Dựa vào hình thái ngoài của virus người ta chia virus làm 3 loại: cấu trúc khối, cấu trúc xoắn và cấu trúc hỗn hợp. Trang 33
  15. - Cấu trúc xoắn (hình a): Capsome xắp xếp theo chiều xoắn của acid nucleic thường làm cho virus có hình que hoặc xoắn: virus đốm thuốc lá - Cấu trúc khối (hình b): Capsome xắp xếp theo hình khối đa diện, gồm 20 mặt tam giác đều. VD: Virus bại liệt, thủy đậu - Cấu trúc hỗn hợp (hình d): Phage có cấu tạo phức tạp nhất, đầu có cấu trúc khối, đuôi có cấu trúc xoắn, trụ đuôi có đĩa gốc là một hình 6 cạnh, có 1 lỗ ở giữa cho phép trục đuôi đi qua. Đĩa gốc có 6 gai đuôi từ đó mọc ra 6 lông đuôi mảnh và dai, giúp phage bám trên bề mặt vi khuẩn. Câu 59. Đáp án B. Câu 60. Đáp án D. Capsome là đơn phần cấu tạo nên vỏ capsit của vi khuẩn. Câu 61. Đáp án D. - Virus Adeno: lớp vỏ capsid dạng hình khối đa diện gồm 20 mặt tam giác đều với các gai glycoprotein nhô ra từ đỉnh góc. - Virus khảm thuốc lá có một vỏ trụ xoắn với hình dạng tổng thể như 1 chiếc que cứng. - HIV chứa hai bản sao của ARN chuỗi đơn dương mã hóa 9 gen của virus được bao bọc bởi 1 lớp vỏ (capsid) hình nón. Câu 62. Đáp án B. - Các virut có gai glicôprôtêin hoặc prôtêin bề mặt đặc hiệu với thụ thể bề mặt của tế bào chủ có thể bám vào được tế bào chủ. - Nếu không có sự đặc hiệu như trên thì virut không bám vào được và không gây bệnh được. Câu 63. Đáp án D. Câu 64. Đáp án D. Một số phagơ (ví dụ: phagơ lamda) chứa các đoạn gen không thật sự quan trọng, nếu có cắt đi thì cũng không ảnh hưởng đến quá trình nhân lên của chúng. Lợi dụng tính chất này, người ta cắt bỏ các gen đó để thay bằng các gen mong muốn và biến chúng thành vật vận chuyển gen lí tưởng. Câu 65. Đáp án C. Câu 66. Đáp án B. Virut ôn hòa là những virut mà bộ gen của nó gắn vào NST của tế bào những tế bào vẫn sinh trưởng bình thường  Chu trình tiềm tan. Câu 67. Đáp án D. Câu 68. Đáp án D. Câu 69. Đáp án B. Virut sử dụng enzim và nguyên liệu của tế bào chủ, thông di truyền trong gen của phagơ điều khiển bộ máy sinh tổng hợp của tế bào chủ tổng hợp ADN và vỏ capsit cho mình. Câu 70. Đáp án A. Chọn các câu (3) (5) (6) (8). - Câu (1) sai là do vi khuẩn đã mang gen kháng cả 2 loại kháng sinh, nên vi khuẩn không bị tác động bởi kháng sinh. Vì vậy hệ gen trong nhân không chịu tác động bởi kháng sinh. - Câu (2) sai là do vi khuẩn mang cả 2 gen nhưng trong tế bào chất. Các gen kháng thuốc này thường nằm trong plasmit có nhiều trong tế bào chất của vi khuẩn. Trang 34
  16. - Câu (4) sai do vi khuẩn có chứa plasmit mới có được gen kháng lại chất kháng sinh và tiếp tục sinh trưởng trong môi trường chứa kháng sinh. - Câu (7) sai, do vi khuẩn không mang gen kháng penicilin nên khi môi trường có penicilin vi khuẩn không có khả năng sinh trưởng và quần thể vi khuẩn dẫn tới suy vong. Lưu ý về định nghĩa sinh vật biến đổi gen là sinh vật có hệ gen bị biến đổi, bất hoạt, thêm hay bớt gen hoặc bổ sung lượng gen của sinh vật khác vào. Câu 71. Đáp án A. Các biện pháp làm đúng là: (I) Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục. (III) Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng. (IV) Không dùng chung kim tiêm, dao cạo râu, bàn chải đánh răng Câu 72. Đáp án A. Câu 73. Đáp án A. HIV lây nhiễm vào các tế bào quan trọng trong hệ thống miễn dịch của con người như lympho bào T có tính bổ trợ (cụ thể là những tế bào T – CD4), đại thực bào và tế bào tua. Nhiễm HIV làm giảm mạnh số lượng tế bào CD4 thông qua 3 cơ chế chính: đầu tiên, virus trực tiếp giết chết các tế bào mà chúng nhiễm vào, sau đó làm tăng tỷ lệ chết rụng tế bào ở những tế bào bị nhiễm bệnh, bước 3 là các lympho bào T độc (CD8) giết chết những lympho bào T - CD4+ bị nhiễm bệnh. Khi số lượng các tế bào CD4+ giảm xuống dưới một mức giới hạn nào đó, sự miễn dịch qua trung gian tế bào bị vô hiệu và cơ thể dần dần yếu đi tạo điều kiện cho các nhiễm trùng cơ hội. Câu 74. Đáp án B. Inteferon là protein đặc biệt do nhiều loại tế bào tiết ra, có khả năng chống virut, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Trước đây inteferon được sản xuất bằng cách chiết xuất từ tế bào bạch cầu người, nên lượng thu được rất thấp và có giá thành cao. Ngày nay, bằng kĩ thuật di truyền có thể sản xuất inteferon với số lượng lớn nên giá thành hạ Câu 75. Đáp án B. Miễn dịch là trạng thái đặc biệt của cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh khi chúng xâm nhập vào cơ thể. Các hình thức miễn dịch: 1. Miễn dịch không đặc hiệu: miễn dịch tự nhiên, có tính chất bẩm sinh, cơ thể được miễn dịch nhờ hệ thống bảo vệ cơ thể như lớp biểu bì da ngoài cùng, niêm mạc các nội quan 2. Miễn dịch đặc hiệu: - Miễn dịch dịch thể: có thể được miễn dịch nhờ kháng thể được tiết ra từ các tế bào bạch cầu lympho B, chúng có vai trò ngưng kết, bao bọc virut, lắng kết và trung hòa độc tố. - Miễn dịch tế bào: Cơ thể được miễn dịch nhờ hoạt động của tế bào bạch cầu lympho T độc. Loại tế bào này sản xuất loại protein độc, có tác dụng làm tan tế bào chứa virut gây bệnh, ngăn chặn sự phát triển của chúng. Trang 35
  17. Trang 36