Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- de_cuong_on_tap_cuoi_hoc_ki_i_mon_tieng_viet_lop_3_nam_hoc_2.docx
Nội dung text: Đề cương ôn tập cuối học kì I môn Tiếng Việt Lớp 3 - Năm học 2018-2019
- Họ và tên: 3 ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I - MÔN TIẾNG VIỆT NĂM HỌC 2018 – 2019 I. Đọc tiếng: HS luyện đọc kĩ những bài tập đọc sau: Bài 11A: Đất quý, đất yêu Câu 1: Hai người khách được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp thế nào? Câu 2: Khi khách sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? Câu 3: Vì sao người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ là một hạt cát nhỏ? Câu 4: Theo em, phong tục trên nói lên tình cảm của người Ê-ti-ô-pi-a với quê hương như thế nào? Bài 12C: Cảnh đẹp non sông (Học thuộc lòng 2 câu ca dao em thích) Câu 1: Em hãy học thuộc lòng 2 câu ca dao em thích. Vì sao em thích những câu ca dao đó? Câu 2: Mỗi câu ca dao nói đến một vùng. Đó là những vùng nào? Mỗi vùng đó có cảnh gì đẹp? Câu 3: Theo em, ai đã giữ gìn tô điểm cho non sông ta ngày càng đẹp hơn? Bài 13C: Cửa Tùng Câu 1: Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? Câu 2: Em hiểu thế nào là “Bà Chúa của các bãi tắm”? Câu 3: Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt? Câu 4: Người xưa so sánh bờ biển Cửa Tùng với cái gì? Bài 14A : Người liên lạc nhỏ Câu 1: Anh Kim Đồng được giao nhiệm vụ gì? Câu 2: Vì sao bác cán bộ phải đóng vai ông già Nùng? Câu 3: Cách đi đường của hai bác cháu như thế nào? Câu 4: Tìm chi tiết nói lên sự nhanh trí và dũng cảm của Kim Đồng khi gặp địch? Bài 14C: Nhớ Việt Bắc (Học thuộc lòng 10 câu thơ đầu) Câu 1: Người cán bộ về xuôi nhớ những gì ở Việt Bắc? Câu 2: Tìm những câu thơ cho thấy: - Vẻ đẹp của cảnh rừng Việt Bắc? - Vẻ đẹp của những con người Việt Bắc? Câu 3: Tìm những dòng thơ cho thấy Việt Bắc đánh giặc giỏi? II. Luyện từ và câu 1. Nhận biết các từ chỉ sự vật; hoạt động, trạng thái; đặc điểm Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi gạch chân những từ chỉ màu sắc, chỉ đặc điểm.
- Đi khỏi dốc đê đầu làng, tự nhiên Minh cảm thấy rất khoan khoái dễ chịu. Minh dừng lại hít một hơi dài. Hương sen thơm mát từ cánh đồng đưa lên làm dịu cái nóng ngột ngạt của trưa hè. Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt. Bài 2 : Gạch chân những từ chỉ sự vật ( chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên ) trong đoạn văn sau. Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang. Bài 3: Gạch chân những từ chỉ hoạt động, trạng thái trong đoạn văn sau. Hai con chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn. Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ. 2. Nhận biết câu kiểu: Ai là gì?; Ai làm gì?; Ai thế nào? và vận dụng đặt câu, nhận biết các bộ phận của câu. Bài 1: Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi Ai, 2 gạch dưới bộ phận trả lời câu hỏi là gì? làm gì? thế nào? - Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình. - Mỗi cánh hoa giấy giống hệt một chiếc lá, chỉ có điều mỏng manh hơn và có màu sắc rực rỡ. - Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học. - Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại. - Hai chân chích bông xinh xinh bằng hai chiếc tăm. - Cặp cánh chích bông nhỏ xíu. - Các bạn học sinh trong cùng một lớp đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. - Cặp mỏ chích bông bé tí tẹo bằng hai mảnh vỏ chấu chắp lại. - Ong xanh đến trước tổ một con dế. - Ông ngoại dẫn tôi đi mua vở, chọn bút. - Sáng hôm ấy, mẹ âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng . - Mấy bạn học trò bỡ ngỡ đứng nép bên người thân. - Trên một chiếc xe buýt đông người, anh thanh niên cứ lấy hai tay ôm mặt. - Một bác đứng tuổi vội đỡ lấy cụ.
- - Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại câu văn một lần nữa. - Mấy đứa em chống hai tay ngồi nhìn chị. - Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. - Buổi mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh, mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. - Sau lễ khai giảng, chúng em về lớp học bài học đầu tiên. Bài 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm: - Trần Đăng Khoa là nhà thơ của thiếu nhi. - Con trâu là đầu cơ nghiệp. - Sách vở là đồ dùng không thể thiếu đối với mỗi học sinh. - Giữa đầm, mẹ con bác Tâm đang bơi chiếc mủng đi hái sen. - Bộ đội là những người làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. - Con hổ là loài vật dữ dằn nhất. - Những cặp chào mào hiếu động thoắt đậu, thoắt bay, liến thoắng gọi nhau choách choách . - Đàn bướmbay rập rờn quanh khóm hoa hồng rực rỡ. - Học sinh các lớp 3, lớp 4 trồng cây trong vườn trường. III. Đọc hiểu (Tham khảo) Đề 1: Đọc thầm bài: "Cửa Tùng" sau đó khoanh tròn vào ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau. Cửa Tùng Thuyền chúng tôi đang xuôi dòng Bến Hải – con sông in đậm dấu ấn lịch sử một thời chống Mĩ cứu nước. Đôi bờ thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng và những rặng phi lao rì rào gió thổi.
- Từ cầu Hiền Lương thuyền xuôi khoảng sáu cây số nữa là đã gặp biển cả mênh mông. Nơi dòng Bến Hải gặp sóng biển khơi ấy chính là Cửa Tùng. Bãi cát ở đây từng được ngợi ca là "Bà chúa của các bãi tắm". Diệu kì thay trong một ngày, Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển. Bình minh, mặt trời như chiếc thau đồng đỏ ối chiếu xuống mặt biển, nước biển nhuộm màu hồng nhạt. Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà thì đổi sang màu xanh lục. Người xưa đã ví bờ biển Cửa Tùng giống như một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim của sóng biển. Theo Thuỵ Chương Đọc thầm bài Cửa Tùng, sau đó khoanh vào ý trả lời đúng nhất: 1. Cảnh hai bên bờ sông Bến Hải có gì đẹp? a. Thôn xóm mướt màu xanh luỹ tre làng, những rặng phi lao rì rào gió thổi. b. Những cánh đồng lúa trải dài đôi bờ. c. Những chiếc thuyền cặp bến hai bờ sông. 2. Những từ ngữ nào miêu tả ba sắc màu nước biển trong một ngày? a. Xanh thẫm, vàng tươi, đỏ rực. b. Xanh nhạt, đỏ tươi, vàng hoe. c. Hồng nhạt, xanh lơ, xanh lục. 3. Bờ biển Cửa Tùng được so sánh với hình ảnh nào? a. Một dòng sông. b. Một tấm vải khổng lồ. c. Một chiếc lược đồi mồi cài vào mái tóc bạch kim. 4. Trong các từ dưới đây, từ nào là từ chỉ hoạt động? a. Thuyền b. Thổi c. Đỏ 5. Bộ phận nào trong câu: "Cửa Tùng có ba sắc màu nước biển." trả lời câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? a. Cửa Tùng. b. Có ba sắc màu nước biển c. Nước biển. Câu 6: Gạch chân bộ phận câu trả lời cho câu hỏi "là gì?" trong câu: "Câu lạc bộ thiếu nhi là nơi chúng em vui chơi, rèn luyện và học tâp." Câu 7: Đặt câu "Ai thế nào?"
- Đề 2: ĐƯỜNG BỜ RUỘNG SAU ĐÊM MƯA Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ. Tan học về, các bạn học sinh tổ Đức Thượng phải men theo bờ cỏ mà đi. Các bạn phải lần từng bước một để khỏi trượt chân xuống ruộng. Chợt một cụ già từ phía trước đi lại. Tay cụ dắt một em nhỏ. Em bé đi trên bờ cỏ còn bà cụ đi trên mặt đường trơn. Vất vả lắm hai bà cháu mới đi được một quãng ngắn. Chẳng ai bảo ai, mọi người đều tránh sang một bên để nhường bước cho cụ già và em nhỏ. Bạn Hương cầm lấy tay cụ: - Cụ đi lên vệ cỏ kẻo ngã. Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ: - Cụ để cháu dắt em bé. Đi khỏi quãng đường lội, bà cụ cảm động nói: - Các cháu biết giúp đỡ người già như thế này là tốt lắm. Bà rất cảm ơn các cháu. Các em vội đáp: - Thưa cụ, cụ đừng bận tâm ạ. Thầy giáo và cha mẹ thường dạy chúng cháu phải giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. (Theo Đạo đức lớp 4, NXBGD - 1978) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào ý đúng nhất và hoàn thành tiếp các bài tập sau: Câu 1 : Hương và các bạn gặp bà cụ và em bé trong hoàn cảnh nào? A. Hai bà cháu cùng đi trên con đường trơn như đổ mỡ. B. Bà đi trên mặt đường trơn còn em bé đi ở bờ cỏ. C. Hai bà cháu dắt nhau đi ở bờ cỏ. Câu 2 : Hương và các bạn đã làm gì? A. Nhường đường và giúp hai bà cháu đi qua quãng đường lội. B. Nhường đường cho hai bà cháu. C. Không nhường đường cho hai bà cháu. Câu 3 : Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì? A. Phải chăm học, chăm làm. B. Đi đến nơi, về đến chốn. C. Biết giúp đỡ người già và trẻ nhỏ. Câu 4 :
- a) Gạch chân từ chỉ hoạt động trong câu: "Tay cụ dắt một em nhỏ." b) Từ chỉ đặc điểm trong câu "Sau trận mưa đêm qua, đường bờ ruộng trơn như đổ mỡ." là: A. đổ. B. mỡ. C. trơn. Câu 5 : Câu "Bạn Sâm đỡ tay em nhỏ" được cấu tạo theo mẫu câu: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào? Câu 6 :Ghi lại câu trong bài có hình ảnh so sánh. Đề 3: CHUYỆN CỦA LOÀI KIẾN Xưa kia, loài kiến chưa sống thành đàn. Mỗi con ở lẻ một mình, tự đi kiếm ăn. Thấy kiến bé nhỏ, các loài thú thường bắt nạt. Bởi vậy, loài kiến chết dần chết mòn. Một con kiến đỏ thấy giống nòi mình sắp diệt, nó bò đi khắp nơi, tìm những con kiến còn sót, bảo: - Loài kiến ta sức yếu, về ở chung, đoàn kết lại sẽ có sức mạnh. Nghe kiến đỏ nói phải, kiến ở lẻ bò theo. Đến một bụi cây lớn, kiến đỏ lại bảo: - Loài ta nhỏ bé, ở trên cây bị chim tha, ở mặt đất bị voi chà. Ta phải đào hang ở dưới đất mới được. Cả đàn nghe theo, cùng chung sức đào hang. Con khoét đất, con tha đất đi bỏ. Được ở hang rồi, kiến đỏ lại bảo đi tha hạt cây, hạt cỏ về hang để dành, khi mưa khi nắng đều có cái ăn. Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Theo TRUYỆN CỔ DÂN TỘC CHĂM Đọc thầm bài đọc trên và làm bài tập. Câu 1: Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất. a) Ngày xưa, loài kiến sống như thế nào? A. Sống lẻ một mình. B. Sống theo đàn. C. Sống theo nhóm. b) Kiến đỏ bảo những kiến khác làm gì? A. Về ở chung, đào hang, kiếm ăn từng ngày. B. Về ở chung, sống trên cây, dự trữ thức ăn. C. Về ở chung, đào hang, dự trữ thức ăn. c) Vì sao họ hàng nhà kiến không để ai bắt nạt? A. Vì họ hàng nhà kiến biết đoàn kết lại.
- B. Vì họ hàng nhà kiến cần cù lao động. C. Vì họ hàng nhà kiến sống hiền lành, chăm chỉ. d) Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? A. Người đi rất đông. B. Đàn kiến đông đúc. C. Người đông như kiến Câu 2. Gạch chân dưới các từ chỉ đặc điểm trong câu văn sau: Từ đó, họ hàng nhà kiến đông hẳn lên, sống hiền lành, chăm chỉ, không để ai bắt nạt. Câu 3. Đặt dấu chấm hay dấu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau cho thích hợp: a) Ông tôi rất thích đọc báo b) Bạn An đã có nhiều cố gắng trong học tập c) Bao giờ lớp mình kiểm tra học kỳ d) Huy có thích học đàn không Câu 4: Tìm và ghi lại một câu theo mẫu “Ai thế nào?” trong bài. Đề 4: CÂY GẠO Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen đàn đàn lũ lũ bay đi bay về. Chúng nó gọi nhau, trêu ghẹo nhau, trò chuyện ríu rít. Ngày hội mùa xuân đấy. Cây gạo già mỗi năm lại trở lại tuổi xuân, càng nặng trĩu những chùm hoa đỏ mọng và đầy tiếng chim hót. Hết mùa hoa, chim chóc cũng vãn. Cây gạo trở lại với dáng vẻ xanh mát hiền lành. Cây đứng im lìm cao lớn, làm tiêu cho những con đò cập bến và cho những đứa con về thăm quê mẹ. (Theo Vũ Tú Nam ) Câu 1: Bài văn tả cây gạo vào mùa nào trong năm ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Mùa xuân. B. Mùa hạ. C. Mùa thu D. Mùa đông.
- Câu 2: Từ xa nhìn lại, cây gạo trông giống cái gì ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ngọn lửa hồng. B. Ngọn nến trong xanh. C. Tháp đèn. D. Cái ô đỏ Câu 3: các loài chim làm gì trên cậy gạo ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Làm tổ. B. Bắt sâu. C. Ăn quả. D. Trò chuyện ríu rít. Câu 4: Những chùm hoa gạo có màu sắc như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Đỏ chon chót B. Đỏ tươi. C. Đỏ mọng. D. Đỏ rực rỡ. Câu 5: Hết mùa hoa, cây gạo như thế nào ? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Trở lại tuổi xuân. B. Trở nên trơ trọi. C. Trở nên xanh tươi. D. Trở nên hiền lành. Câu 6: Em thích hình ảnh nào trong bài văn nhất? Vì sao ? Câu 7: Câu “Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ” được viết theo mẫu câu nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Ai là gì? B. Ai làm gì? C. Ai thế nào?
- Câu 8: Bộ phận in đậm trong câu: “Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim” trả lời cho câu hỏi nào? Khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng: A. Là gì? B. Làm gì? C. Thế nào? D. Khi nào? Câu 9: Em hãy đặt 1 câu theo mẫu “Ai là gì?” để nói về cây gạo Đề 5: ĐÀ LẠT Đà Lạt là một trong những nơi nghỉ mát nổi tiếng vào bậc nhất ở nước ta. Đà Lạt phảng phất tiết trời của mùa thu với sắc trời xanh biếc và không gian khoáng đãng, mênh mông, quanh năm không biết đến mặt trời chói chang mùa hè. Đà Lạt giống như một vườn lớn với thông xanh và hoa trái xứ lạnh. Những vườn lê, táo trĩu quả, những vườn su hào, xà lách, cải bắp mơn mởn nối liền với thảm cỏ xanh trải nghiêng dưới chân núi đến những rừng thông hoa lá màu xanh mượt mà bất tận. Giữa thành phố có hồ Xuân Hương, mặt nước phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu. Hồ Than Thở nước trong xanh, êm ả, có hàng thông bao quanh reo nhạc sớm chiều. Rừng mát rượi bóng thông, cỏ xanh mềm dưới chân như thảm trải. Ra xa phía nam thành phố thì gặp suối Cam Li. Thác xối ào ào tung bọt trắng xóa. Khí hậu ở Đà Lạt như thế nào? a. mát mẻ, khoáng đãng b. nắng chói chang c. lạnh lẽo, rét buốt Từ ngữ chỉ đặc điểm của trái cây ở Đà Lạt là: a. mơn mởn b. trĩu quả c. mát rượi a/ Em hãy tìm 2 từ chỉ sự vật quê hương:
- b/ Em hãy đặt câu với từ vừa tìm được: Em hãyđiền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu sau. Đà Lạt có rất nhiều các loài hoa như hoa hồng hoa lan hoa mimosa. 6. Em hãy tìm vả ghi lại bộ phận trả lời cho câu hỏi thế nào trong câu: “Mặt nước hồ Xuân Hương phẳng như gương phản chiếu sắc trời êm dịu .”