Đề cương ôn tập bài kiểm tra cuối kì 1 Hóa 11 - Năm học 2021-2022

docx 18 trang minhtam 7900
Bạn đang xem tài liệu "Đề cương ôn tập bài kiểm tra cuối kì 1 Hóa 11 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxde_cuong_on_tap_bai_kiem_tra_cuoi_ki_1_hoa_11_nam_hoc_2021_2.docx

Nội dung text: Đề cương ôn tập bài kiểm tra cuối kì 1 Hóa 11 - Năm học 2021-2022

  1. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ 1 HÓA 11 NĂM HỌC 2021-2022 SỰ ĐIỆN LI ( 3 Câu – 2 nhận biết + 1 thông hiểu). Câu 1: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. H2O. B. H3PO4. C. KOH. D. H2S. Câu 2: Dung dịch nào sau đây có môi trường axit? A. NaOH. B. HCl. C. KOH. D. Ba(OH)2. Câu 3: Cho phương trình phân tử: Na2SO4 + Ba(OH)2 BaSO4 + 2NaOH. Phương trình ion rút gọn của phương trình phân tử trên là A. Na+ + OH- NaOH. 2+ 2 B. Ba + SO4 BaSO4. 2+ - C. Ba + 2OH Ba(OH)2. + 2 D. 2Na + SO4 Na2SO4. Câu 4. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. FeS. B. CH3OH. C. H2O. D. NaNO3. Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li mạnh? A. CO2. B. NaOH. C. H2O. D. H2S. Câu 6.Chất nào sau đây là chất điện li mạnh? A. H2O. B. CH3COOH. C. Na2SO4. D. Mg(OH)2. Câu 7. Dung dịch chất nào sau đây có môi trường bazơ? A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. 1
  2. D. KCl. Câu 8. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa đỏ? A. HCl. B. K2SO4. C. KOH. D. NaCl. Câu 9. Dung dịch chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím? A. NaOH. B. NaNO3. C. Ba(OH)2. D. HClO4. Câu 10. Chất nào dưới đây là chất lưỡng tính? A. Fe(OH)3. B. Al(OH)3. C. Ba(OH)2. D. CuSO4. Câu 11. Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: 3+ 3– – 2+ A. Al , PO4 , Cl , Ba . 2+ – + 2– B. Ca , Cl , Na , CO3 . C. K+, Ba2+, OH–, Cl–. + + – – D. Na , K , OH , HCO3 . Câu 12. Dãy gồm các ion cùng tồn tại trong một dung dịch là: + 2+ - - A. K ; Ba ; Cl và NO3 . - + - + B. Cl ; Na ; NO3 và Ag . + 2+ - - C. K ; Mg ; OH và NO3 . D. Cu2+; Mg2+; H+ và OH-. + 2- Câu 13. Phương trình 2H + S H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng A. FeS + HCl FeCl2 + H2S. B. H2SO4 đặc + Mg MgSO4 + H2S + H2O. C. K2S + HCl H2S + KCl. D. BaS + H2SO4 BaSO4 + H2S. + - Câu 14. Phản ứng nào sau đây có phương trình ion rút gọn là H + OH → H2O? A. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O. B. Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2O. C. Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 + 2H2O. D. Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O. 2
  3. NITƠ ( 3 câu -2 nhận biết + 1 thông hiểu) Câu 15: Số thứ tự của nguyên tố nitơ trong bảng tuần hoàn là A. 7. B. 5. C. 15. D. 9. Câu 16. Kim loại bị thụ động trong HNO3 đặc, nguội là A. Al, Fe. B. Ag, Fe. C. Pb, Ag. D. Pt, Au. Câu 17: Công thức của axit nitric là A. NaNO3. B. HNO3. C. HCl. D. NH4NO3. Câu 18. HNO3 loãng không thể hiện tính oxi hoá khi tác dụng với chất nào dưới đây? A. Fe. B. Fe(OH)2. C. FeO. D. Fe2O3. Câu 19: Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hoạt động hóa học là do A. Nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ. B. Nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm. C. Phân tử nitơ có liên kết ba khá bền. D. Phân tử nitơ không phân cực. Câu 20: Phát biểu không đúng về amoniac là A. Trong điều kiện thường, NH3 là khí không màu, mùi khai. B. Khí NH3 nặng hơn không khí. C. Khí NH3 dễ hoá lỏng, tan nhiều trong nước. D. Liên kết giữa N và 3 nguyên tử H là liên kết cộng hoá trị có cực. Câu 21: Để tạo độ xốp cho một số loại bánh, có thể dùng muối nào sau đây làm bột nở? A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. CaCO3. D. NH4NO2. Câu 22: Dãy các muối amoni nào khi bị nhiệt phân tạo thành khí NH3 ? A. NH4Cl, NH4HCO3, (NH4)2CO3. B. NH4Cl, NH4NO3 , NH4HCO3. 3
  4. C. NH4Cl, NH4NO3, NH4NO2. D. NH4NO3, NH4HCO3, (NH4)2CO3. Câu 23: Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 thể hiện tính oxi hoá là A. Mg, Fe3O4, Fe(OH)2. B. Al, FeCO3, CaO, FeO. C. C, Fe2O3, Fe(OH)2 D. Na2SO3CuO, CaCO3. Câu 24. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Ca(NO3)2 là: A. CaO, NO2 và O2. B. Ca, NO2, O2. C. Ca(NO2)2 và O2. D. Ca(NO2)2, NO2và O2. Câu 25. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân hoàn toàn AgNO3 là: A. Ag, NO2, O2. B. Ag, NO, O2. C. Ag2O, NO, O2. D. Ag2O, NO2, O2. Câu 26. Sản phẩm của phản ứng nhiệt phân Fe(NO3)3 là: A. FeO, NO và O2. B. Fe(NO2)2 và O2. C. Fe(NO3)2, NO2 và O2. D. Fe2O3, NO2 và O2. Câu 27. Cho HNO3 đặc nóng,dư tác dụng với các chất sau: S, FeCO3, CaCO3, Cu, Al2O3, FeS2, CrO. Số phản ứng HNO 3 đóng vai trò chất oxi hóa là A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 28. Cho phản ứng: aCu + bHNO3 → cCu(NO3)2 + dNO + eH2O. Các hệ số a, b, c, d, e là những số nguyên đơn giản nhất. Tổng (a+b) bằng A. 8. B. 5. C. 11. D. 10. 4
  5. PHOT PHO – PHÂN BÓN (9 Câu – 5 nhận biết + 4 thông hiểu) Câu 29: Phần lớn photpho dùng để sản xuất axit nào sau đây? A. Axit clohiđric. B. Axit sunfuric. C. Axit nitric. D. Axit photphoric. Câu 30: Công thức của axit photphoric là A. H3PO4. B. H2PO4. C. P2O5. D. PCl3. Câu 31: Muối nào sau đây ít tan trong nước? A. NaH2PO4. B. (NH4)3PO4. C. Ca3(PO4)2. D. Na3PO4. Câu 32: Công thức hóa học của phân đạm urê là A. (NH4)2SO4. B. NH4HCO3. C. (NH2)2CO. D. (NH4)3PO4. Câu 33: Phân lân cung cấp cho cây trồng nguyên tố dinh dưỡng nào sau đây? A. Mg. B. N. C. K. D. P. Câu 34: Photpho thể hiện tính oxi hóa trong phản ứng hóa học nào sau đây? t0 A. 4P + 5O2  2P2O5. t0 B. 2P + 5Cl2  2PCl5. t0 C. 4P + 6S  2P2S3. t0 D. 2P + 3Ca  Ca3P2. Câu 35: Khi cho dung dịch Na3PO4 tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa có màu A. xanh. B. vàng. C. đỏ. D. đen. Câu 36: Cho 2 mol H3PO4 tác dụng với 1 mol Ca(OH)2. Sau khi phản ứng rảy ra hoàn toàn chỉ thu được một muối nào sau đây? A. Ca(H2PO4)2. 5
  6. B. Ca3(PO4)2. C. CaHPO4. D. Ca(HPO4)2. Câu 37: Urê khi tác dụng với nước chuyển thành muối cacbonat nào sau đây? A. KHCO3. B. K2CO3. C. NaHCO3. D. (NH4)2CO3. Câu 38. Dung dịch axit photphoric có chứa các ion (giả sử nước không điện li) + 3- A. H , PO4 . + - 3- B. H , H2PO4 , PO4 . + 2- 3- C. H , HPO4 , PO4 . + - 2- 3- D. H , H2PO4 , HPO4 , PO4 . Câu 39. Số loại ion có trong dung dịch axit photphoric là bao nhiêu nếu không tính đến sự điện li của nước? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 40. Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b = 2a sẽ thu được muối nào sau đây? A. NaH2PO4. B. Na2HPO4. C. Na3PO4. D. NaH2PO4 và Na3PO4. Câu 41. Khi cho a mol H3PO4 tác dụng với b mol NaOH, khi b = 1,5a sẽ thu được muối nào sau đây? A. NaH2PO4, Na2HPO4. B. Na2HPO4. C. Na3PO4. D. NaH2PO4 và Na3PO4. Câu 42. Hóa chất nào sau đây để điều chế H3PO4 trong công nghiệp? A. Ca3(PO4)2 và H2SO4 (loãng). B. Ca2HPO4 và H2SO4 (đặc). C. P2O5 và H2SO4 (đặc). D. H2SO4 (đặc) và Ca3(PO4)2. Câu 43. Trong phòng công nghiệp, axit photphoric được điều chế bằng phản ứng nào sau đây? A. Ca5F(PO4)3 + 5H2SO4 5CaSO4 + 3H3PO4 + HF. B. Ca3(PO4)2 + 3H2SO4 3CaSO4 + 2H3PO4. C. P2O5 + 3H2O 2H3PO4. D. 3P + 5HNO3 + 2H2O 3H3PO4 + 5NO. Câu 44. Loại phân nào sau đây không phải là phân bón hóa học? 6
  7. A. Phân lân. B. Phân kali. C. Phân đạm. D. Phân vi sinh. Câu 45. Phân đạm cung cấp cho cây trồng nguyên tố N ở dạng A. N2. B. HNO3. C. NH3. + - D. NH4 , NO3 Câu 46. Độ dinh dưỡng của phân đạm được đánh giá theo tỉ lệ phần trăm về khối lượng của nguyên tố nào sau đây? A. Nitơ. B. Photpho. C. Kali. D. Cacbon. Câu 17. Loại phân bón nào có hàm lượng nitơ cao nhất ? A. canxi nitrat B. amoni nitrat C. amophot D. urê Câu 48. Phân bón nào sau đây làm tăng độ chua của đất? A. KCl. B. NH4NO3. C. NaNO3. D. K2CO3. Câu 49. Đạm amoni không thích hợp cho đất A. chua. B. ít chua. C. pH > 7. D. đã khử chua. Câu 50. Phân đạm 1 lá là A. (NH2)2CO. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4, NH4Cl. D. NaNO3. Câu 51. Phân đạm 2 lá là A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH4)2SO4. D. NaNO3. 7
  8. Câu 52. Trong các loại phân bón sau: NH 4Cl, (NH2)2CO, (NH4)2SO4, NH4NO3, loại có hàm lượng đạm cao nhất là A. NH4Cl. B. NH4NO3. C. (NH2)2CO. D. (NH4)2SO4. Câu 53. Độ dinh dưỡng của phân lân được đánh giá theo phần trăm khối lượng của A. Ca(H2PO4)2. B. P2O5. C. P. 3- D. PO4 . Câu 54. Loại phân bón hoá học có tác dụng làm cho cành lá khoẻ, hạt chắc, quả hoặc củ to là A. phân đạm. B. phân lân. C. phân kali. D. phân vi lượng. Câu 55. Thành phần của supephotphat đơn gồm A. Ca(H2PO4)2. B. Ca(H2PO4)2, CaSO4. C. CaHPO4, CaSO4. D. CaHPO4. Câu 56. Supephotphat đơn có nhược điểm là A. Làm chua đất trồng. B. Làm mặn đất trồng. C. Làm nghèo dinh dưỡng đất trồng. D. Làm rắn đất trồng. Câu 57. Thành phần chính của supephotphat kép là A. Ca(H2PO4)2, CaSO4, 2H2O. B. Ca3(PO4)2, Ca(H2PO4)2. C. Ca(H2PO4)2, H3PO4. D. Ca(H2PO4)2. Câu 58. Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá theo phần trăm khối lượng của A. K2O. B. KCl. C. K2SO4. D. KNO3. Câu 59. Muốn tăng cường sức chống bệnh, chống rét và chịu hạn cho cây người ta dùng A. phân đạm. B. phân kali. C. phân lân. 8
  9. D. phân vi lượng. Câu 60. Không nên bón phân đạm cùng với vôi vì ở trong nước A. phân đạm làm kết tủa vôi. B. phân đạm phản ứng với vôi tạo khí NH3 làm mất tác dụng của đạm. C. phân đạm phản ứng với vôi và toả nhiệt làm cây trồng bị chết vì nóng. D. cây trồng không thể hấp thụ được đạm khi có mặt của vôi. 9
  10. CACBON ( 9 câu: 5 câu nhận biết và 4 câu thông hiểu) Câu 61. Thổi khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu đựơc dung dịch chứa A. Ca(HCO3)2. B. CaCO3. C. Ca(HCO3)2 và CaCO3. D. Ca(OH)2. Câu 62: Ứng dụng nào sau đây là của kim cương? A. Chế tạo chất bôi trơn. B. Làm vật liệu dẫn điện. C. Làm đồ trang sức. D. Sản xuất mực in. Câu 63: Công thức của cacbon monooxit là A. CO2. 2 B. CO3 . C. CH4. D. CO. Câu 64: Dẫn luồng CO qua hỗn hợp Al2O3, CuO, MgO, Fe2O3 (nóng) sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn là: A. Al2O3, Cu, MgO, Fe B. Al, Fe, Cu, Mg C. Al2O3, Cu, Mg, Fe D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO Câu 65: Trong các phản ứng hoá học sau, phản ứng nào sai? t0 A. 3CO + Fe2O3  3CO2 + 2Fe B. 3CO + Cl2 COCl2 t0 C. 3CO + Al2O3  3CO2 + 2Al t0 D. 2CO + O2  2CO2 Câu 66: Sự hình thành thạch nhũ trong các hang động đá vôi là nhờ phản ứng hoá học nào sau đây? A. CaCO3 + CO2 + H2O Ca(HCO3)2 B. Ca(OH)2 + Na2CO3 CaCO3 + 2NaOH t0 C. CaCO3  CaO + CO2 D. Ca(HCO3)2 CaCO3 + CO2 + H2O Câu 67: CaCO3 tác dụng được với dung dịch nào sau đây? A. HCl. B. NaOH. C. CuSO4. D. Ca(OH)2. Câu 68. “Nước đá khô” không nóng chảy mà thăng hoa nên được dùng để tạo môi trường lạnh và 10
  11. khô rất tiện cho việc bảo quản thực phẩm.Nước đá khô là A. CO rắn. B. SO2 rắn. C. H2O rắn. D. CO2 rắn. Câu 69. Để phân biệt khí CO2 và SO2 ta cần dùng dung dịch nào sau đây? A. Brom. B. Ca(OH)2. C. phenolphtalein. D. Ba(OH)2. Câu 70. Khí làm vẩn đục nước vôi trong nhưng không làm nhạt màu nước brom là A. CO2. B. SO2. C. H2. D. N2. Câu 71. Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây? A. Magie. B. Cacbon. C. Photpho. D. Mêtan. Câu 72. Hiệu ứng nhà kính là hiện tượng trái đất đang ấm dần lên do các bức xạ có bước sóng dài trong vùng hồng ngoại bị giữ lại mà không bị bức xạ ra ngoài vũ trụ.Khí nào dưới đây là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính? A. SO2. B. NO. C. CO2. D. NO2. Câu 73: Sođa là muối A. NaHCO3. B. Na2CO3. C. NH4HCO3. D. (NH4)2CO3. Câu 74: Cacbon trong hợp chất nào sau đây có số oxi hóa cao nhất? A. CO2. B. Al4C3. C. CaC2. D. CO. Câu 75: Ở điều kiện thích hợp cacbon oxi hóa được chất nào sau đây? A. HNO3. B. CuO. 11
  12. C. Al. D. Fe2O3. Câu 76. Khi muốn khử độc, lọc nước, lọc khí, người ta sử dụng vật liệu nào dưới đây? A. Than hoạt tính. B. Than chì. C. Than đá. D. Than cốc. Câu 77. Vật liệu dưới đây được dùng để chế tạo ruột bút chì? A. Chì. B. Than đá. C. Than chì. D. Than vô định hình. Câu 78. Kim cương và than chì là các dạng thù hình của nguyên tố cacbon nhưng lại có nhiều tính chất khác nhau như độ cứng,khả năng dẫn điện, là do nguyên nhân nào dưới đây? A. Kim cương là kim loại còn than chì là phi kim. B. Chúng có thành phần nguyên tố cấu tạo khác nhau. C. Chúng có cấu tạo mạng tinh thể khác nhau. D. Kim cương cứng còn than chì mềm. Câu 79. Dẫn luồng khí CO qua hỗn hợp Al2O3,CuO,MgO,Fe2O3 (nóng)sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm A. Al2O3, Cu, Mg, Fe. B. Al, Fe, Cu, Mg. C. Al2O3, Cu, MgO, Fe. D. Al2O3, Fe2O3, Cu, MgO. Câu 80. Cacbonmono oxit (CO)thường được dùng trong việc điều chế kim loại bằng phương pháp nhiệt luyện là do: A. CO có tính khử mạnh. B. CO có tính oxi hoá mạnh. C. CO khử được các tạp chất. D. CO nhẹ hơn không khí. Câu 81. Khí CO khử được chất nào sau đây? A. CuO. B. CaO. C. Al2O3. D. MgO. Câu 82. Thành phần chính của khí than ướt là A. CO, CO2, H2, N2. B. CH4, CO, CO2, N2. C. CO, CO2, H2, NO2. D. CO, CO2, NH3, N2. 12
  13. Câu 83. Thành phần chính của khí than than khô là A. CO, CO2, N2. B. CH4, CO, CO2, N2. C. CO, CO2, H2, NO2. D. CO, CO2, NH3, N2. 13
  14. ĐẠI CƯƠNG HỮU CƠ ( 3 câu – nhận biết 2 và thông hiểu 1) Câu 84: Chất nào sau đây là hiđrocacbon? A. C6H6. B. HCHO. C. HCOOH. D. C2H5OH. Câu 85: Liên kết hóa học chủ yếu trong các hợp chất hữu cơ là A. liên kết hiđro. B. liên kết ion. C. liên kết kim loại D. liên kết cộng hóa trị. Câu 86. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu A. các hợp chất của cacbon. B. các hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2). C. các hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua, ). D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống. Câu 87. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ? A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N. C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4. Câu 88. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hóa trị. C. liên kết cho - nhận. D. liên kết hiđro. Câu 89. Dẫn xuất hiđrocacbon là các hợp chất mà thành phần nguyên tố A. chỉ có C và H. B. gồm có C, H và O. C. ngoài C còn có các nguyên tố khác. D. ngoài C và H còn các nguyên tố khác. Câu 90: Đồng phân là những chất: A. Có cùng thành phần nguyên tố. B. Có khối lượng phân tử bằng nhau. C. Có cùng CTPT nhưng có CTCT khác nhau. D. Có tính chất hóa học giống nhau. Câu 91: Những hợp chất giống nhau về thành phần và cấu tạo hoá học nhưng hơn kém nhau một hoặc nhiều nhóm -CH2- được gọi là A. Đồng đẳng. B. Đồng phân. 14
  15. C. Hiđrocacbon. D. Cùng dạng thì hình. Câu 92: Cho các chất sau: C3H6; C4H8; C3H8; C4H10; C5H10; C2H2; C2H5Cl. Số chất là đồng đẳng của C2H4 là: A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. 15
  16. THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM (1 câu) Câu 93. Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2. (b) Cho dung dịch NH4Cl vào dung dịch NaOH đun nóng. (c) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch Ca(OH)2 . (d) Cho dung dịch AlCl3 vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2. (e) Cho kim loại Na vào dung dịch CuCl2. Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm sinh ra chất khí là A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 94. Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng? A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh. B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu. C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh. D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu. Câu 95. Thí nghiệm xác định định tính nguyên tố cacbon và hiđro trong phân tử saccarozơ được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Trộn đều khoảng 0,2 gam saccarozơ với 1 đến 2 gam đồng (II) oxit, sau đó cho hỗn hợp vào ống nghiệm khô (ống số 1) rồi thêm tiếp khoảng 1 gam đồng (II) oxit để phủ kín hỗn hợp. Nhồi một nhúm bông có rắc bột CuSO4 khan vào phần trên ống số 1 rồi nút bằng nút cao su có ống dẫn khí. Bước 2: Lắp ống số 1 lên giá thí nghiệm rồi nhúng ống dẫn khí vào dung dịch Ca(OH) 2 đựng trong ống nghiệm (ống số 2). Bước 3: Dùng đèn cồn đun nóng ống số 1 (lúc đầu đun nhẹ, sau đó đun tập trung vào phần có hỗn hợp phản ứng). Cho các phát biểu sau (a) CuSO4 khan được dùng để nhận biết H2O sinh ra trong ống nghiệm. (b) Thí nghiệm trên, trong ống số 2 có xuất hiện kết tủa trắng. (c) Ở bước 2, lắp ống số 1 sao cho miệng ống hướng lên. (d) Thí nghiệm trên còn được dùng để xác định định tính nguyên tố oxi trong phân tử saccarozơ. (e) Kết thúc thí nghiệm: tắt đèn cồn, để ống số 1 nguội hẳn rồi mới đưa ống dẫn khí ra khỏi dung dịch trong ống số 2. Số phát biểu đúng là: A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. 16
  17. TỰ LUẬN Câu 1 (1,0 điểm): Hoàn thành phương trình hóa học của các phản ứng sau? 0 a/ CO + CuO tcao b/ CO2 + Ca(OH)2 (dư) c/ NaHCO3 + NaOH d/ Ca(HCO3)2 + KOH (dư) e/ CO2 + H2O + CaCO3 f/ CO + Fe2O3 g/ NaHCO3 + HCl h/ CaCO3 + H2SO4 Câu 2(1,0 điểm): Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: 1 2 3 4 a/ C  CO2  CO  Cu  Cu(NO3)2 1 2 3 4 b/ CO2  NaHCO3  Na2CO3  CaCO3  CaO 1 2 3 4 c/ Ca(HCO3)2  CaCO3  CO2  CO  CO2 Câu 3 (1,0 điểm): Cho V ml dung dịch NaOH 1M tác dụng với 50 ml dung dịch H3PO4 1M, thu được dung dịch chỉ chứa muối hidrophophat. Tính V và khối lượng muối thu được? Câu 4. Cho 100 ml dung dịch KOH 1,5M vào 200 ml dung dịch H3PO4 0,5M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X, thu được hỗn hợp gồm m gam muối, tìm m? Câu 5. Cho 2 mol axit H3PO4 tác dụng với dung dịch chứa 5 mol NaOH, sau phản ứng thu được m gam muối. tìm m Câu 6. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được chứa m gam muối. tìm m? Câu 7. Cho 1,42 gam P2O5 tác dụng hoàn toàn với 50 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam chất rắn khan. Tìm m? Câu 8. Oxi hóa hoàn toàn 3,1 gam photpho trong khí oxi dư. Cho toàn bộ sản phẩm vào 200 ml dung dịch NaOH 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Tim khối lượng muối trong X. Câu 3. Thiết lập công thức đơn giản nhất của các hợp chất hữu cơ trong các trường hợp sau: (a) Khi phân tích vitamin A ta thu được 83,9 %C; 10,5%H, còn lại là O. (b) Khi phân tích một hợp chất hữu cơ X người ta thu được 32 %C; 6,67 %H; 42,67 %O, còn lại là nitơ. (c) Khói thuốc lá làm tăng khả năng bị ung thư phổi, hoạt chất có độc trong thuốc lá là nicotin. Phân tích nguyên tố định lượng cho thành phần phần trăm khối lượng như sau:74,031%C, 8,699%H, 17,27%N. (a) Đốt cháy 5,8 gam một hợp chất hữu cơ X bằng oxi dư, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí CO 2 (đktc) và 9 gam H2O (c) Đốt cháy hoàn toàn 9 gam một hợp chất hữu cơ X, thu được hỗn hợp sản phẩm khí và hơi gồm CO2 và H2O. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 30 gam kết tủa. Khối lượng bình tăng thêm 18,6 gam. 17
  18. Câu 4. Cho 15 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại Cu và Al tác dụng với dung dịch HNO3 dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 6,72 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Tính thành phần % khối lượng các kim loại trong X? Câu 5. Cho 8,16 gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe 3O4 và Fe2O3 phản ứng hết với dung dịch HNO 3 loãng (dung dịch Y), thu được 1,344 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Dung dịch Z hòa tan tối đa 5,04 gam Fe, sinh ra khí NO. Biết trong các phản ứng, NO là sản phẩm khử duy nhất của N +5. Số mol HNO3 có trong Y là Câu 6. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm 7,8 gam Zn và 4,05 gam Al trong dung dịch HNO 3 vừa đủ,thu được dung dịch Y chứa 57,03 gam muối và thoát ra 1,26 lít (đktc) khí Z duy nhất. Khí Z là Câu 7. Hòa tan hoàn toàn 7,5 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng lượng vừa đủ V lít dung dịch HNO3 1M. Sau khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,672 lít N2 (ở đktc) duy nhất và dung dịch chứa 54,9 gam muối. Giá trị của V là Câu 8. Hoà tan hết 35,4 gam hỗn hợp Ag và Cu trong dung dịch HNO3 loãng thu được 5,6 lít khí duy nhất không màu hoá nâu trong không khí.Khối lượng Ag trong hỗn hợp là 18