Bộ 30 câu trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Chương 3: Điện học (Có đáp án)

doc 8 trang minhtam 7120
Bạn đang xem tài liệu "Bộ 30 câu trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Chương 3: Điện học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_30_cau_trac_nghiem_vat_li_lop_7_chuong_3_dien_hoc_co_dap.doc

Nội dung text: Bộ 30 câu trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Chương 3: Điện học (Có đáp án)

  1. ÔN TẬP VẬT LÝ 7 CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC (Phần 1) I. Trắc nghiệm Câu 1: Nhiều vật sau khi cọ xát có khả năng A. đẩy các vật khác B. hút các vật khác C. vừa hút vừa đẩy các vật khác D. không hút, không đẩy các vật khác Câu 2: Có thể làm nhiễm điện cho một vật bằng cách A. Cọ xát vật B. Nhúng vật vào nước đá C. Cho chạm vào nam châm D. Nung nóng vật Câu 3: Những ngày hanh khô, khi chải tóc khô bằng lược nhựa thì nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra vì: A. lược nhựa chuyển động thẳng kéo sợi tóc thẳng ra. B. các sợi tóc trơn hơn và bị cuốn thẳng ra. C. tóc đang rối, bị chải thì thẳng ra. D. khi cọ xát với tóc lược nhựa bị nhiễm điện nên nó hút và kéo làm cho sợi tóc thẳng ra. Câu 4: Vào những ngày như thế nào thì các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát thực hiện dễ thành công? A. Trời nắng B. Hanh khô, rất ít hơi nước trong không khí. C. Gió mạnh. D. Không mưa, không nắng. Câu 5: Trong các thí nghiệm về sự nhiễm điện do cọ xát, vai trò (tác dụng) của các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp, bút thử điện là: A. xác định xem các vụn giấy, quả cầu nhựa xốp có bị hút hoặc đẩy không.
  2. B. xác định xem bóng đèn bút thử điện có sáng lên hay không. C. những vật ″thử″, qua biểu hiện của chúng mà ta xác định được một vật có nhiễm điện hay không. D. tạo ra hiện tượng hút hoặc đẩy, sáng hay không sáng. Câu 6: Sau một thời gian hoạt động, cánh quạt dính nhiều bụi vì: A. Cánh quạt cọ xát với không khí, bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. B. Cánh quạt bị ẩm nên hút nhiều bụi. C. Một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. Bụi có chất keo nên bám vào cánh quạt. Câu 7: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Nguyên nhân là do: A. Bộ phận điện của xe bị hư hỏng. B. Thành xe cọ xát vào không khí nên xe bị nhiễm điện. C. Do một số vật dụng bằng điện gần đó đang hoạt động. D. Do ngoài trời sắp có cơn dông. Câu 8: Trong một số ngành sản xuất, nhiều khi người ta thấy có các tia lửa phóng ra giữa dây kéo và ròng rọc. Giải thích vì sao? A. Ròng rọc và dây kéo bị nhiễm điện do cọ xát. B. Ròng rọc và dây kéo bị nóng lên do cọ xát. C. Nhiệt độ trong phòng khi ấy tăng lên. D. Do cọ xát mạnh. Câu 9: Cho mảnh tôn phẳng đã được gắn vào đầu bút thử điện chạm vào mảnh pôliêtilen đã được cọ xát nhiều lần bằng len thì bóng đèn bút thử điện sáng lên khi chạm ngón tay vào đầu bút vì: A. trong bút đã có điện. B. ngón tay chạm vào đầu bút. C. mảnh pôliêtilen đã bị nhiễm điện do cọ xát.
  3. D. mảnh tôn nhiễm điện. Câu 10: Trong các kết luận sau đây, kết luận nào sai? A. Các vật đều có khả năng nhiễm điện. B. Trái Đất hút được các vật nên nó luôn luôn bị nhiễm điện. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. D. Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát. Câu 11: Vật chất được cấu tạo bởi các nguyên tử. Nguyên tử gồm: A. Hạt nhân ở giữa mang điện tích âm. B. Hạt nhân không mang điện tích. C. Hạt nhân mang điện tích dương, các electron mang điện tích âm quay xung quanh hạt nhân. D. Hạt nhân ở giữa mang điện tích dương, lớp vỏ không mang điện. Câu 12: Chọn phát biểu sai: A. Vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật nhẹ. B. Hai vật nhiễm điện cùng dấu thì hút nhau. C. Hai vật nhiễm điện khác dấu thì hút nhau. D. Vật nhiễm điện là vật mang điện tích. Câu 13: : Thanh thủy tinh sau khi cọ xát với lụa thì: A. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích âm. B. Thủy tinh mang điện tích dương, lụa mang điện tích dương. C. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích âm. D. Thủy tinh mang điện tích âm, lụa mang điện tích dương. Câu 14: Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 nên khi trung hòa về điện thì tổng số electron của nguyên tử sắt này là: A. 26 B. 52 C. 13 D. không có electron nào
  4. Câu 15: Một thanh kim loại chưa bị nhiễm điện được cọ xát và sau đó trở thành vật mang điện tích dương. Thanh kim loại khi đó ở vào tình trạng nào trong các tình trạng sau? A. Nhận thêm electron B. Mất bớt electron C. Mất bớt điện tích dương D. Nhận thêm điện tích dương Câu 16: Có 4 vật a, b, c, d đã nhiễm điện. Nếu vật a hút b, b hút c, c đẩy d thì: A. vật b và c có điện tích cùng dấu B. vật b và d có điện tích cùng dấu C. vật a và c có điện tích cùng dấu D. vật a và d có điện tích trái dấu Câu 17: Trong nguyên tử bình thường thì điện tích của hạt nhân so với tổng điện tích âm của các electron là: A. bằng nhau B. lớn hơn C. nhỏ hơn D. có lúc lớn, lúc nhỏ Câu 18: Một vật như thế nào thì gọi là trung hòa về điện? A. vật có tổng điện tích âm bằng tổng điện tích dương. B. vật nhận thêm một số electron. C. vật được cấu tạo bởi các nguyên tử trung hòa về điện. D. vật nhận thêm một số điện tích dương. Câu 19: Thanh thủy tinh tích điện dương khi cọ xát vào lụa, mảnh pôliêtilen tích điện âm khi cọ xát vào len. Đưa mảnh lụa và mảnh len lại gần nhau thì: A. không hút, không đẩy nhau B. hút lẫn nhau C. vừa hút vừa đẩy nhau D. đẩy nhau Câu 20: Trong các nhận xét sau đây, nhận xét nào sai: A. Lấy một mảnh lụa cọ xát vào thanh thủy tinh thì thanh thủy tinh có khả năng hút các vụn giấy.
  5. B. Sau khi được cọ xát bằng mảnh vải khô, thước nhựa có tính chất hút các vật nhẹ. C. Nhiều vật sau khi bị cọ xát thì có khả năng hút các vật khác. D. Không cần bị cọ xát một thanh thủy tinh hay một thước nhựa cũng hút được các vật nhẹ. Bài 21: : Đặc điểm chung của nguồn điện là gì? A. Có cùng hình dạng, kích thước. B. Có hai cực là dương và âm. C. Có cùng cấu tạo . D. Cả A, B, C đều đúng. Bài 22: : Dòng điện là: A. Dòng các điện tích dương chuyển động hỗn loạn. B. Dòng các điện tích âm chuyển động hỗn loạn. C. Dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. D. Dòng các nguyên tử chuyển động có hướng. Bài 23: Phát biểu nào sau đây về nguồn điện là không đúng? A. Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế. B. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích cùng loại giống nhau. C. Nguồn điện tạo ra và duy trì dòng điện chạy trong mạch kín. D. Nguồn điện tạo ra hai cực có điện tích khác loại. Bài 24: Thiết bị nào sau đây là nguồn điện? A. Quạt máy B. Acquy C. Bếp lửa D. Đèn pin Bài 25: Phát biểu nào dưới đây sai: A. Mạch điện kín là mạch gồm các thiết bị điện nối kín hai đầu với nhau. B. Mạch điện kín là mạch nối liền các thiết bị điện với hai cực của nguồn điện. C. Muốn mắc một mạch điện kín thì phải có nguồn điện và các thiết bị dùng điện cùng dây nối.
  6. D. Mỗi nguồn điện đều có hai cực, dòng điện chạy trong mạch kín nối liền các thiết bị điện với hai cực nguồn điện. Bài 26: Loại hạt nào dưới đây khi chuyển động có hướng thì không thành dòng điện? A. Các hạt mang điện tích dương. B. Các hạt nhân của nguyên tử. C. Các nguyên tử. D. Các hạt mang điện tích âm. Bài 27: Tại sao có thể thắp sáng bóng đèn được lắp ở nhiều xe đạp mà chỉ dùng có một dây điện nối giữa đinamô và bóng đèn? A. vì đinamô là một nguồn điện loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện. B. vì bóng đèn lắp cho xe đạp là loại đặc biệt nên chỉ cần dùng một dây điện. C. vì còn có một dây điện ngầm bên trong khung xe đạp nối giữa đinamô và bóng đèn. D. vì chính khung xe đạp có tác dụng như một dây điện nữa nối giữa đinamô và bóng đèn. Bài 28: : Không có dòng điện chạy qua vật nào dưới đây? A. Quạt điện đang quay liên tục. B. Bóng đèn điện đang phát. C. Thước nhựa đang bị nhiễm điện. D. Rađio đang nói. Bài 29: Đang có dòng điện chạy trong vật nào dưới đây? A. Một mảnh nilông đã được cọ xát. B. Chiếc pin tròn được đặt tách riêng trên bàn. C. Đồng hồ dùng pin đang chạy. D. Đường dây điện trong gia đình khi không sử dụng bất cứ một thiết bị điện nào. Bài 30: Chọn câu sai
  7. A. Nguồn điện có khả năng duy trì hoạt động của các thiết bị điện. B. Nguồn điện tạo ra dòng điện. C. Nguồn điện có thể tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. D. Nguồn điện càng lớn thì thiết bị càng mạnh. II. Tự luận Câu 1: Xe chạy một thời gian dài. Sau khi xuống xe, sờ vào thành xe, đôi lúc ta thấy như bị điện giật. Vì sao? Câu 2. Tại sao khi ta cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện? ĐÁP ÁN A. Trắc nghiệm 1. B 2.A 3.D 4. B 5.C 6.A 7B 8A 9C 10B
  8. 11C 12B 13A 14A 15B 16B 17B 18A 19B 20D 21A 22D 23B 24B 25A 26C 27D 28C 29C 30D B. Tự luận Câu 1: Khi ta chạy xe 1 thời gian thì bánh xe cọ xát với đường, thân xe cọ xát với không khí. Sau khi xuống xe, ta sờ vào thành xe thì thì có cảm giác bị điện giật. Câu 2: Nếu cầm một thanh kim loại vào tay, rồi cọ xát nó vào len dạ thì không thấy nó nhiễm điện là vì điện tích xuất hiện đã chạy qua người ta xuống đất. Mời bạn đọc tham khảo thêm tài liệu học tập lớp 7 tại đây: