Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

doc 109 trang minhtam 31/10/2022 7920
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_25_de_thi_hoc_sinh_gioi_mon_ngu_van_lop_9.doc

Nội dung text: Bộ 25 đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn Lớp 9

  1. Điều mới mẻ: Nhà thơ đã khám phá ra vẻ đẹp riêng của những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong thời kì kháng chiến chống Mĩ từ chính những khó khăc, gian khổ của hiện thực: Phong thái ung dung, tự tin và tinh thần dũng cảm, hiên ngang, bất chấp bom đạn, coi thường gian khổ, hiểm nguy, luôn hướng về phía trước. Tâm hồn trẻ trung, sôi nổi, nét tinh nghịch đáng yêu của những người lính trẻ; niềm lạc quan phơi phới vượt lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh. Trong gian khổ, tình đồng chí, đồng đội được thể hiện cũng thật vô tư, tinh nghịch mà chân thành. Trái tim mang tình yêu Tổ quốc là sức mạnh thôi thúc tinh thần, ý chí quyết tâm chiến đấu vì miền Nam, tình yêu đó mạnh hơn tất cả đạn bom, cái chết. (so sánh với hình ảnh người lính trong thời kì chống Pháp) => Vẻ đẹp của họ có sự kết hợp hài hòa, tự nhiên giữa cái vĩ đại phi thường với cái giản dị đời thường Điều mới mẻ thể hiện trong nghệ thuật của bài thơ: nhan đề lạ, sáng tạo ra một hình ảnh thơ độc đáo, giọng điệu và ngôn ngữ thơ rất đặc sắc, rất gần vời lời nói thường ngày, đậm chất văn xuôi; sự đối lập giữa cái không và cái có để thể hiện chân thực và sinh động vẻ đẹp của những người lính. • Lời nhắn nhủ (Đây cũng là tư tưởng chủ đề của tác phẩm): hình ảnh những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ mãi là biểu tượng đẹp của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Họ chính là những con người đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc, sức mạnh và tinh thần chiến đấu của họ đã khẳng định một chân lí của thời đại: sức mạnh tinh thần có thể chiến thắng sức mạnh vật chất. Tiêu chuẩn cho điểm: • Điểm 9, 10: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, có cảm xúc, thể hiện sự sáng tạo, không mắc lỗi diễn đạt thông thường. • Điểm 7, 8: Đạt được các yêu cầu nêu trên. Văn viết mạch lạc, mắc it lỗi diễn đạt thông thường. • Điểm 5, 6: Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức. Còn một số lỗi về diễn đạt. • Điểm 3, 4 Đạt được quá nửa yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. • Điểm 1, 2: Chưa đạt yêu cầu nêu trên. Nội dung sơ sài, diễn đạt yếu, mắc nhiều lỗi về câu, từ, chính tả. • Điểm 0: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp. * Lưu ý: Khi cho điểm giáo viên cần trân trọng những cảm nhận tinh tế, cách viết sáng tạo của học sinh để cho điểm phù hợp.
  2. ĐỀ SỐ 23 Câu 1 (2.0 điểm) Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của các biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: "Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa, Tia nắng tía nháy hoài trong ruộng lúa, Núi uốn mình trong chiếc áo the xanh, Đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh " (Trích Chợ Tết, Đoàn Văn Cừ, Thi nhân Việt Nam, NXBVH 1997) Câu 2 (6.0 điểm) Trong bài thơ Quê hương, Đỗ Trung Quân viết: " Quê hương mỗi người chỉ một Như là chỉ một mẹ thôi " Từ ý thơ trên, em hãy viết một bài văn nghị luận (khoảng 01 trang) bày tỏ suy nghĩ của mình về quê hương. Câu 3 (12.0 điểm) Nhà văn Nguyễn Dữ đã kết thúc Chuyện người con gái Nam Xương bằng chi tiết Vũ Nương hiện về gặp chồng rồi sau đó biến mất. Có ý kiến cho rằng: giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn. Có người lại nhận xét: cách kết thúc của tác giả như vậy là hợp lí. Suy nghĩ của em về hai ý kiến trên. Đáp án ĐỀ CHÍNH THỨC
  3. I. Yêu cầu chung Giám khảo cần: • Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm. • Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo • Chấm theo thang điểm 20 (câu 1: 2.0 điểm; câu 2: 6.0 điểm; câu 3: 12.0 điểm) II. Yêu cầu cụ thể Câu 1 (2.0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: • Đảm bảo một đoạn văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Cần đáp ứng một số ý chính sau: • Xác định biện pháp tu từ: (1 điểm) Nhân hóa: giọt sữa; nháy hoài; ôm ấp; thoa son So sánh: Sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa • Giá trị nghệ thuật của các biện pháp tu từ (1 điểm) Bằng biện pháp so sánh và nhân hóa Đoàn Văn Cừ đã thổi hồn vào thiên nhiên, biến chúng thành những sinh thể sống. Đó là vẻ đẹp tinh khôi đầy hấp dẫn qua so sánh "sương trắng rỏ đầu cành như giọt sữa"; vẻ tinh nghịch, nhí nhảnh của tia nắng tía; cái thướt tha, điệu đà trong dáng "uốn mình" của núi và cảm giác yên bình, ấm áp trong khung cảnh "đồi thoa son nằm dưới ánh bình minh". => Thiên nhiên đang cựa mình trong buổi sớm mùa xuân. Cảnh vật toát lên vẻ rực rỡ, lấp lánh trong sự tinh khôi, trong trẻo, mượt mà. Câu 2 (6.0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: • Biết cách làm một bài nghị luận xã hội: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. • Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
  4. 2. Yêu cầu về kiến thức Cần đáp ứng một số ý chính sau: 2.1. Giải thích (1 điểm) • Cách so sánh độc đáo, thú vị: quê hương là mẹ. • Qua cách so sánh, nhà thơ khẳng định tình cảm gắn bó của con người với quê hương. 2.2. Bàn luận (4 điểm) • Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng những tình cảm chân thành, sâu sắc của tác giả đối với quê hương: tình cảm với quê hương là tình cảm tự nhiên mang giá trị nhân bản, thuần khiết trong tâm hồn mỗi con người. • Quê hương chính là nguồn cội, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó, nuôi dưỡng sự sống, đặc biệt là đời sống tâm hồn của mỗi người. Quê hương là bến đỗ bình yên, là điểm tựa tinh thần của con người trong cuộc sống. Dù đi đâu, ở đâu hãy luôn nhớ về nguồn cội. • Đặt tình cảm với quê hương trong quan hệ với tình yêu đất nước, hướng về quê hương không có nghĩa chỉ hướng về mảnh đất nơi mình sinh ra mà phải biết hướng tới tình cảm lớn lao, thiêng liêng bao trùm là Tổ quốc, là Đất nước để Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương. • Có thái độ phê phán trước những hành vi suy nghĩ chưa tích cực về quê hương: chê quê hương nghèo khó lạc hậu 2.3. Bài học nhận thức và hành động (1 điểm) • Có nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương • Có ý thức tu dưỡng, học tập, phấn đấu xây dựng quê hương Câu 3 (12.0 điểm) 1. Yêu cầu về kĩ năng: • Biết cách làm một bài nghị luận văn học: hệ thống luận điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ, hành văn trong sáng, giàu cảm xúc, hình ảnh. • Biết kết hợp các thao tác lập luận, bố cục hợp lí, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả. 2. Yêu cầu về kiến thức Cần đáp ứng một số ý chính sau:
  5. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề (1 điểm) 2. Bàn luận (10 điểm) 2.1. Nêu tình huống và những tình tiết chính dẫn đến kết thúc của truyện 2.2. Về ý kiến: "Giá như nhà văn để Vũ Nương trở về trần gian sống hạnh phúc cùng chồng con thì kết thúc của truyện sẽ có ý nghĩa hơn" • Đây là cách kết thúc thường gặp trong các truyện cổ dân gian, thể hiện quan niệm ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác của người lao động, thể hiện niềm tin, niềm lạc quan của họ. Đó cũng là truyền thống nhân đạo của dân tộc, cũng là một trong những nội dung của văn học trng đại Việt Nam. • Cách kết thúc truyện như vậy có thể chấp nhận được vì không trái với tinh thần nhân đạo của văn học. Tuy nhiên điều này sẽ ảnh hưởng tới giá trị hiện thực và logic phát triển của cốt truyện 2.3. Về kết thúc của nhà văn • Kết thúc truyện Chuyện người con gái Nam Xương đã thể hiện được tinh thần nhân đạo và khát vọng của con người về cuộc sống: Vũ Nương không chết, nàng được sống một cuộc sống sung sướng, hạnh phúc dưới thủy cung, nàng hiện hồn về gặp Trương Sinh là để minh oan, để khẳng định tình cảm thủy chung của mình. • Kết thúc truyện còn cho thấy sự vận dụng sáng tạo truyện dân gian của nhà văn. Tác giả đã sử dụng yếu tố hoang đường kì ảo và lối kể chuyện dân gian để thể hiện tư tưởng của mình. Bên cạnh giá trị nhân đạo, truyện còn có giá trị hiện thực sâu sắc. Nếu tác giả để cho Vũ Nương trở về với cuộc sống thực tại thì nàng cũng không thể có được hạnh phúc với một người chồng đa nghi, độc đoán cùng những định kiến nặng nề của xã hội đương thời. • Kết thúc truyện như vậy là hoàn toàn hợp lí vì nó vừa thể hiện được tư tưởng của tác giả, vừa đảm bảo tính lôgic của cốt truyện đồng thời phản ánh một cách chân thực, khách quan số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến. 3. Đánh giá khái quát (1 điểm) • Cách kết thúc câu chuyện của nhà văn không chỉ góp phần tạo nên sức sống của tác phẩm mà còn khẳng định tài năng của tác giả. ĐỀ SỐ 24 Câu 1 (2,0 điểm)
  6. Cảm nhận về giọt nước mắt của nhân vật ông Hai qua các đoạn trích sau: "Nhìn lũ con, tủi thân, nước mắt ông lão cứ giàn ra. Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó cũng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư?" "Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt: Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má." (Trích "Làng", Kim Lân) Câu 2 (3,0 điểm) "Đời phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầu trước giông tố". (Trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm) Suy nghĩ của em về câu nói trên. Câu 3 (5,0 điểm) "Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp." Hãy khám phá "xứ sở của cái đẹp" qua bài thơ "Sang thu" của Hữu Thỉnh (Ngữ văn 9, tập 2). Đáp án A. YÊU CẦU CHUNG • Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức độ điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo. • Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm. • Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn. B. YÊU CẦU CỤ THỂ Câu 1 (2,0 điểm) Học sinh có thể trình bày theo cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau:
  7. • "nước mắt ông lão cứ giàn ra" thể hiện tâm trạng đau đớn, tủi nhục vì nghe tin làng ông làm Việt gian theo Tây, vì nghĩ các con còn nhỏ rồi đây phải chịu cảnh rẻ rúng hắt hủi của mọi người. Đó là giọt nước mắt của lòng tự trọng, của tình thương con và tình yêu làng tha thiết. (0,5 điểm) • "nước mắt ông giàn ra, chảy ròng ròng": vì xúc động, vì hạnh phúc khi nghe con trả lời ủng hộ Cụ Hồ. Đứa con nhỏ đã nói hộ tiếng lòng của ông, một người thủy chung với kháng chiến, luôn biết ơn Cụ Hồ. Đó là giọt nước mắt của niềm vui và tự hào. (0,5 điểm) • Giọt nước mắt của ông là giọt nước mắt của con người luôn nặng lòng với quê hương, Cụ Hồ, kháng chiến và là biểu hiện đẹp đẽ của phẩm cách làm người ở người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. (0,5 điểm) • Những giọt nước mắt của ông Hai là chi tiết nghệ thuật độc đáo, được miêu tả tinh tế, bộc lộ chiều sâu nội tâm của nhân vật. Qua đó, Kim Lân thể hiện thái độ trân trọng phẩm giá của con người. (0,5 điểm) Câu 2 (3,0 điểm) a. Về kĩ năng Biết cách viết bài văn nghị luận xã hội, bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ, có sức thuyết phục, văn viết mạch lạc, trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đảm bảo các ý cơ bản sau: • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,25đ) • Giải thích câu nói (0,5đ) Giông tố: chỉ những gian nan thử thách hoặc những thất bại, đổ vỡ trong cuộc sống . "Đời phải trải qua giông tố": Đời người luôn phải đối mặt với những khó khăn thử thách. "Không được cúi đầu trước giông tố": không được buông xuôi chán nản, chấp nhận thất bại . -> Ý nghĩa của câu nói: đề cao nghị lực, bản lĩnh sống, ý chí vươn lên của con người khi phải đối mặt với những khó khăn, thử thách trong cuộc đời. • Lý giải (1,5đ) Cuộc sống không phải lúc nào cũng bằng phẳng, thuận lợi, mà nhiều khi con người phải đối mặt với những chông gai, thử thách, thậm chí cả thất bại. Gian nan thử thách trong đời chính là môi trường tôi luyện con người trưởng thành. Dù phải đối mặt với những khó khăn, trở ngại, con người đừng bao giờ đầu hàng số phận mà phải cố gắng vượt qua để sinh tồn và phát triển, xây dựng cuộc đời tốt đẹp hơn.
  8. Ý chí, bản lĩnh sống vững vàng sẽ giúp con người thành công; ngược lại không có ý chí, nghị lực con người sẽ nhận sự thất bại, thậm chí là bị hủy diệt. (Dẫn chứng minh hoạ) • Khẳng định, bàn bạc mở rộng vấn đề (0,5đ) Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp, sống đẹp và hào hùng; khẳng định một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực và bản lĩnh vươn lên trong mọi hoàn cảnh. Phê phán những người sống không có bản lĩnh, nghị lực, dễ gục ngã trước những khó khăn, trở ngại trên đường đời. (Dẫn chứng minh hoạ) • Liên hệ, rút ra bài học (0,25đ) * Ghi chú: Nếu học sinh có những kiến giải riêng, hợp lí, thuyết phục thì giám khảo vẫn đánh giá, cho điểm (không vượt quá điểm tối đa của từng phần). Câu 3 (5,0 điểm) a. Về kĩ năng • Học sinh biết cách làm bài văn nghị luận văn học. Vận dụng linh hoạt các thao tác lập luận. • Bố cục hợp lý chặt chẽ, văn viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi về chính tả, diễn đạt. b. Về kiến thức Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận (0,5đ) 2. Giải thích ý kiến (0,5đ) • "nhà văn chân chính": là nhà văn luôn đặt cái đích vào con người, cuộc sống, đem ngòi bút của mình phục vụ đời sống, có ích cho con người. • "xứ sở của cái đẹp": đó là cái đẹp muôn hình muôn vẻ của cuộc đời mà nhà văn phản ánh trong tác phẩm, gợi những rung cảm thẩm mĩ, làm cho con người thêm mến yêu cuộc sống, thêm khao khát hướng tới những gì đẹp đẽ, tốt lành của cuộc đời. -> Niềm vui của nhà văn chân chính là được làm người dẫn đường cho bạn đọc khám phá những vẻ đẹp của cuộc sống thông qua các sáng tác văn học. Nhận định trên đã khẳng định về vai trò của nhà văn và tác phẩm với đời sống. 3. "Xứ sở của cái đẹp" trong bài thơ "Sang thu" (3,5đ)
  9. • Vẻ đẹp của thiên nhiên lúc sang thu (1,5đ) Đó là phút giao mùa cuối hạ, đầu thu ở vùng quê đồng bằng Bắc bộ trong trẻo, dịu nhẹ với những tín hiệu sang thu rất mơ hồ, mong manh: hương ổi sánh lại, gió thu se se, làn sương giăng mắc nơi đầu thôn ngõ xóm Nhà thơ cảm nhận tinh tế sự vận động của thiên nhiên nhẹ nhàng mà rõ rệt: từ khu vườn với những hình ảnh vừa cụ thể vừa vô hình (hương ổi, sương, gió, ngõ) mở rộng đến không gian rộng lớn, bao la (dòng sông, bầu trời, cánh chim, đám mây), cảnh thu đi dần vào tâm tưởng lắng đọng suy tư (nắng, mưa, sấm, hàng cây). -> Bức tranh thiên nhiên mùa thu được thi sĩ cảm nhận tinh tế qua nhiều yếu tố, bằng nhiều giác quan đem đến cho người đọc sự rung cảm, tình yêu với vẻ đẹp của quê hương, đất nước. • Vẻ đẹp của những suy tư, chiêm nghiệm (1,0đ) Từ tâm trạng ngỡ ngàng, say sưa có chút bâng khuâng, tiếc nuối nhà thơ kín đáo thể hiện những suy ngẫm, triết lý về đời người: khi con người từng trải thì cũng vững vàng hơn trước những tác động bất thường của ngoại cảnh, của cuộc đời (Sấm cũng bớt bất ngờ - Trên hàng cây đứng tuổi). Thiên nhiên sang thu hay cũng chính là đời người đã sang thu. Bài thơ còn gợi những liên tưởng sâu xa về thế sự. Đất nước lúc đó vừa qua thời đạn bom bước vào cuộc sống hòa bình. Những tháng năm sôi động hào hùng lắng lại, thay vào đó là nhịp sống mới. Lối sống của con người cũng có nhiều thay đổi, trời đất sang thu và đất nước cũng sang thu. • Vẻ đẹp của hình thức nghệ thuật (1,0đ) Thể thơ năm chữ. Ngôn ngữ thơ giản dị, hàm súc, tự nhiên. Hình ảnh thơ đẹp, sáng tạo, giàu sức gợi qua các biện pháp tu từ * Sang thu, khúc giao mùa nhẹ nhàng, thơ mộng, bâng khuâng mà cũng thầm thì triết lí, góp một tiếng thơ đằm thắm về mùa thu quê hương, đất nước. 4. Đánh giá, khái quát vấn đề (0,5đ) • Cái đẹp trong tác phẩm văn học được nhà văn khơi nguồn, kết tinh từ cuộc sống luôn có sức hấp dẫn với người đọc, bồi đắp những giá trị tốt đẹp cho con người. • Xứ sở của cái đẹp trong bài thơ "Sang thu" chính là vẻ đẹp của thiên nhiên, của tình đời làm nên giá trị của thi phẩm và khẳng định tài năng của nhà thơ Hữu Thỉnh. ĐỀ SỐ 25 PHẦN I (8 ĐIỂM):
  10. Đọc kĩ đoạn văn sau rồi thực hiện các yêu cầu bên dưới: [ ] Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị. Người phương Bắc không phải nòi giống nước ta, bụng dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán đến nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải, người mình không thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng đi. Đời Hán có Trưng Nữ Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành, đời Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài không nỡ ngồi nhìn chúng làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. [ ] (Ngữ văn 9, tập I, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012) • Đoạn văn trên trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? • Nhân vật nói lời ấy là ai, nói với ai? Em hãy nêu nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích trên. • Em hiểu gì về ý nghĩa của câu in đậm trên? Nó gợi cho em nhớ tới những câu thơ, câu văn nào? Hãy viết những câu ấy ra cùng với tên tác phẩm, tác giả. • Xác định những phép liên kết cơ bản trong đoạn trích trên. (Chỉ ra từ ngữ liên kết và gọi tên các phép liên kết ấy). • Từ hiểu biết về đoạn trích trên, hãy viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước được gợi ra từ đoạn trích và suy nghĩ của bản thân em. PHẦN II (12 ĐIỂM): Đề: Cảm nhận về tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh. Đáp án A. YÊU CẦU CHUNG: • Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó, giám khảo có thể vận dụng linh hoạt, tránh cứng nhắc và nên cân nhắc trong từng trường hợp cụ thể để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt ). • Giám khảo nên lưu ý khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng nhưng hợp lí. • Giám khảo đánh giá bài làm của học sinh trên cả hai phương diện: kiến thức và kĩ năng. Chỉ cho điểm tối đa ở mỗi ý khi học sinh đạt được yêu cầu cả về nội dung kiến thức và kĩ năng.
  11. • Điểm toàn bài là 20 điểm, chi tiết đến 0,25 điểm. Điểm tối đa cho mỗi ý ở mỗi câu đã bao gồm cả kĩ năng. B. YÊU CẦU CỤ THỂ: PHẦN 1 (8 ĐIỂM): 1. Đoạn văn trên trích trong tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí. (0,25 điểm) Tác giả là Ngô gia văn phái. (0,25 điểm) Cách chấm: • Học sinh trả lời đúng: chấm theo biểu điểm trên. • Nếu học sinh trả lời: Hoàng Lê nhất thống chí – Hồi thứ 14 hoặc Hồi thứ 14: 00 điểm. • Nếu học sinh trả lời hai tác giả chính: Ngô Thì Chí, Ngô Thì Du vẫn chấm 0,25 điểm. 2. Nhân vật nói lời ấy là Quang Trung – Nguyễn Huệ (0,25 điểm); ông nói với quân lính của mình (0,25 điểm). Nét đẹp của nhân vật qua đoạn trích ấy: (0,5 điểm) • Tự hào về cương vực, lãnh thổ; • Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm; (0,25 điểm) • Lòng căm thù giặc. → Nhân vật Quang Trung – linh hồn của chiến công vĩ đại của dân tộc – có lòng yêu nước nồng nàn. (0,25 điểm) Cách chấm: Học sinh trả lời đúng: chấm theo biểu điểm trên. • Nếu học sinh chỉ trả lời: Hoặc Quang Trung hoặc Nguyễn Huệ vẫn chấm 0,25 điểm. • Nếu học sinh trả lời: ông nói với tướng lĩnh hoặc quân sĩ (của mình) vẫn chấm 0,25 điểm. • Nếu học sinh trả lời thiếu một nét đẹp của nhân vật vẫn chấm 0,25 điểm. 3. Ý nghĩa của câu in đậm trên: Khẳng định về cương vực lãnh thổ (0,25 điểm), niềm tự hào về quyền tự chủ của đất nước. (0,25 điểm) [học sinh có thể diễn đạt cách khác, miễn đúng ý].
  12. Nó gợi nhớ tới: Sông núi nước Nam vua Nam ở Vằng vặc sách trời chia xứ sở Giặc dữ cớ sao phạm đến đây Chúng mày nhất định phải tan vỡ. (0,25 điểm) (Sông núi nước Nam – Lý Thường Kiệt) (0,25 điểm) [Hoặc học sinh chép bài phiên âm: Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư. (Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)] Như nước Đại Việt ta từ trước Vốn xưng nền văn hiến đã lâu Núi sông bờ cõi đã chia Phong tục Bắc Nam cũng khác Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập, Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương (0,25 điểm) (Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi) (0,25 điểm) Cách chấm: • Học sinh trả lời đúng: chấm trọn điểm. • Nếu học sinh trả lời Nước Đại Việt ta hoặc Nước đại Việt ta – Bình Ngô đại cáo: 00 điểm • Nếu học sinh viết sai từ 2 chữ trở lên ở mỗi phần chép thuộc lòng: 00 điểm 4. Những phép liên kết cơ bản trong đoạn trích trên: • Phép lặp từ ngữ: (0,5 điểm) phương Bắc (câu 4) – phương Bắc (câu 2) – phương Bắc (câu 1) nước ta (câu 3) – nước ta (câu 2) chúng (câu 4) – chúng (câu 3) • Phép thế: chúng (câu 4, câu 3) – người phương Bắc (câu 2) (0,5 điểm) Cách chấm:
  13. • Học sinh trả lời đúng: chấm trọn điểm. • Nếu học sinh xác định 2 trong 3 phép lặp từ ngữ trên thì vẫn chấm 0,5 điểm. • Nếu học sinh có chỉ ra từ ngữ liên kết mà không chỉ ra ở câu nào chấm 00 điểm. • Nếu học sinh chỉ ra đúng từ ngữ liên kết nhưng câu liên kết không đúng trình tự (ghi ngược) chấm 00 điểm. [Ngoài 2 phép liên kết chính trên, nếu học sinh có xác định thêm phép liên kết khác vẫn không chấm điểm] 5. Học sinh viết một văn bản ngắn (khoảng một trang giấy thi) trình bày suy nghĩ về lòng yêu nước; cần đảm bảo các yêu cầu cụ thể sau: • Viết đúng văn bản ngắn theo yêu cầu của đề bài: Khoảng một trang giấy thi. • Nội dung cần đảm bảo những ý cơ bản sau: a. Mở bài • Lòng yêu nước rất thiêng liêng, sâu nặng trong mỗi con người. • Lòng yêu nước là một biểu hiện đẹp của nhân cách con người. b. Thân bài • Lòng yêu nước là tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương đất nước – nơi mình sinh ra và lớn lên. • Những biểu hiện của lòng yêu nước trong đoạn văn: Tự hào về cương vực, lãnh thổ; Tự hào về truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm; Lòng căm thù giặc. • Suy nghĩ của bản thân về lòng yêu nước: Tình yêu thiên nhiên, yêu cảnh đẹp đất nước; Yêu làng quê, yêu con người mộc mạc, giản dị của quê hương; Lòng căm thù giặc xâm lược tàn phá quê hương; Sẵn sàng xả thân cho dân tộc; Học tập, rèn luyện để mai này góp phần làm giàu cho đất nước; Trong tình hình Biển Đông hiện nay, tuổi trẻ học đường phải tuyên truyền ý thức và có những hành động thiết thực góp phần bảo vệ biển đảo quê hương; Chứng minh bằng những dẫn chứng trong lịch sử và đời sống xã hội: Những tấm gương hi sinh tuổi trẻ, mạng sống cho quê hương (anh hùng liệt sĩ, chiến sĩ ) Tuổi trẻ học tập, rèn luyện làm giàu đẹp đất nước. Tình yêu quê hương đất nước nuôi dưỡng tâm hồn, là chỗ dựa tinh thần, là động lực sống, lao động, cống hiến c. Kết bài
  14. • Lòng yêu nước là một tình cảm vốn có của mỗi con người; nó còn được bồi đắp qua những tác phẩm văn học, qua các giờ học lịch sử • Lòng yêu nước là động lực phấn đấu học tập, cống hiến: “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc hôm nay ” Biểu điểm cụ thể cho câu 5 trong phần I: • Điểm 3,5 - 4: Đạt được các yêu cầu trên, lý lẽ vững chắc, lập luận thuyết phục, văn viết mạch lạc; bố cục đủ ba phần; phải có trình bày hiểu biết về lòng yêu nước được biểu hiện trong đoạn văn; không sai những lỗi diễn đạt thông thường. • Điểm 2,5 - 3: Đạt quá nửa yêu cầu về nội dung; bố cục đủ 3 phần; còn một số lỗi về diễn đạt. Bài văn ngắn không đảm bảo về dung lượng (viết ngắn hơn nửa trang giấy thi hoặc dài hơn 1 trang giấy thi). • Điểm 0,5 - 2: Đạt được một nửa yêu cầu về nội dung; sai nhiều lỗi về hình thức hoặc chỉ viết một đoạn văn. • Điểm 00: Lạc đề, sai cả nội dung và phương pháp hoặc không thực hiện. PHẦN II (12 ĐIỂM): II.1) YÊU CẦU CHUNG 1) Kiểu bài: Nghị luận về tác phẩm thơ 2) Phương pháp, kĩ năng • Biết sử dụng phép phân tích, tổng hợp để nêu được nét đẹp chung của hai tác phẩm thơ: Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải và bài thơ Sang thu của Hữu Thỉnh – tình yêu thiên nhiên. • Có năng lực cảm thụ văn học tốt. • Nắm vững và sử dụng nhuần nhuyễn phương pháp tạo lập một văn bản nghị luận văn học. • Hướng dẫn chấm chỉ nêu một số nội dung cơ bản. Cần vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm. • Tránh đếm ý cho điểm. Chấp nhận các cách trình bày khác nhau, kể cả không có trong hướng dẫn chấm, miễn là hợp lí và có sức thuyết phục. • Cần chú ý cho điểm đối với những bài viết có cách viết sáng tạo, cách thể hiện riêng độc đáo cũng như đưa các tác phẩm văn học khác vào nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu về kiến thức, kĩ năng. II.2) YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG 1. MỞ BÀI
  15. • Tình yêu thiên nhiên là một trong những nội dung nổi bật của văn học Việt Nam. • Các nhà thơ Việt Nam hiện đại đã góp vào đề tài này bằng những nét riêng độc đáo. Người đọc sẽ cảm nhận tình yêu thiên nhiên tha thiết của hai thi nhân: Thanh Hải qua Mùa xuân nho nhỏ, Hữu Thỉnh qua Sang thu. 2. THÂN BÀI a) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Mùa xuân nho nhỏ: Tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân xứ Huế của nhà thơ thể hiện thật tinh tế. • Nghệ thuật phối sắc thể hiện cái đẹp hài hòa của thiên nhiên: bông hoa tím biếc, dòng sông xanh. • Biện pháp đổi trật tự cú pháp trong câu thơ vắt dòng: Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc đã nhấn mạnh sự vươn lên trỗi dậy của thiên nhiên khi mùa xuân về; đã vẽ nên một sắc xuân riêng của thiên nhiên xứ Huế. Bông hoa tím biếc khiến bức tranh xuân trở nên bình dị, thân thiết. • Hai câu thơ kế tiếp đã mở rộng không gian nghệ thuật bức tranh xuân. Tín hiệu xuân còn là tiếng hót vang trời của con chim chiền chiện: Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời • Thành phần gọi – đáp ơi đã nhân hóa con chim chim trở thành người bạn. • Từ ngữ hót chi – từ ngữ địa phương tăng tính biểu cảm của câu thơ. • Hai câu thơ 5, 6 trong khổ thơ xuất hiện bóng dáng nhân vật trữ tình trong bài thơ: Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng • Từng giọt long lanh có nhiều cách hiểu: giọt sương treo đầu ngọn cỏ; giọt mưa xuân giọt âm thanh tiếng chim • Theo mạch cảm xúc, người đọc có thể nhận ra đây là âm thanh tiếng chim. Phép tu từ ẩn dụ (chuyển đổi cảm giác) làm cho bức tranh xuân mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình với hành động đưa tay hứng âm thanh tiếng hót chim chiền chiện của nhà thơ – nhân vật trữ tình trong bài thơ. Sơ kết:
  16. • Đoạn thơ đẹp như bức tranh – bức tranh có dòng sông, hoa cỏ, có chim hót, có bầu trời, sương mai, có ánh xuân, có con người. • Bức tranh có sắc xuân, tình xuân và có cả khúc nhạc xuân đã thể hiện tình yêu thiên nhiên – thiên nhiên mùa xuân của thi nhân! b) Tình yêu thiên nhiên của thi nhân qua bài thơ Sang thu: Đọc Sang thu của Hữu Thỉnh, thêm một lần ta được thưởng thức vẻ đẹp của sự cảm nhận tinh tế, những rung động của một tâm hồn nhạy cảm nghệ sĩ lúc thu sang. • Sự độc đáo bắt đầu bằng hương ổi – hương thu: Bỗng nhận ra hương ổi Phả vào trong gió se Sương chùng chình qua ngõ Hình như thu đã về Hai chữ phả vào vừa gợi ra cái bất chợt trong cảm nhận, vừa gợi ra một cách thực thể cái hương thơm của ổi, lại vừa gợi ra sự vận động nhẹ nhàng của gió. Từ láy chùng chình đã nhân hóa sương gợi ra sự lay động của cây lá, vẻ tư lự của lòng người, cái man mác của không gian chớm thu. Thành phần biệt lập – thành phần tình thái hình như thể hiện một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng, có cái gì đó không thật rõ ràng của bước chân mùa thu dù tín hiệu thu sang đã rõ. • Cảm xúc của thời điểm chuyển giao tiếp tục lan tỏa, mở ra trong cái nhìn xa hơn, rộng hơn: Sông được lúc dềnh dàng Chim bắt đầu vội vã Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu Từ láy dềnh dàng đã nhân hóa sông dòng sông không còn chảy cuồn cuộn, gấp gáp như trong những ngày mưa lũ mùa hạ nữa mà trở nên chậm chạp, thong thả. Đối lập với sự dềnh dàng của dòng sông là sự vội vã của những cánh chim bay «Chim bắt đầu vội vã». Từ láy vội vã đã nhân hóa những cánh chim – những cánh chim đang chuẩn bị bay về phương Nam để tránh rét. Sự đối lập này đã gợi lên sự vận động của sự vật trong giây phút giao mùa. • Đẹp nhất, giàu sức biểu cảm nhất là hình ảnh thơ: Có đám mây mùa hạ Vắt nửa mình sang thu
  17. • Phép nhân hóa được sử dụng trong câu thơ tạo nên sự bất ngờ thú vị, tinh tế Áng mây bâng khuâng là hình ảnh thực nhưng cái ranh giới mùa là hư - sản phẩm của trí tưởng tượng nhà thơ. • Đám mây đang trôi trên bầu trời một nửa là hạ một nửa là thu để rồi một lúc nào đó nó bỗng ngỡ ngàng nhận ra mình đang trôi trong một bầu trời thu trọn vẹn. Sơ kết: • Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm, thể thơ năm chữ vắt dòng tạo ra những liên tưởng thú vị đã thể hiện một cách đặc sắc những xúc cảm tinh tế trước bước chuyển giao của mùa; đã diễn tả cụ thể, tinh tế, nhạy cảm tình yêu thiên nhiên tha thiết của Hữu Thỉnh. • Cách cảm nhận và miêu tả của tác giả: tinh tế, nhạy cảm, sự liên tưởng độc đáo. Nhà thơ làm cho mùa thu trong thơ ca Việt Nam mang một hương sắc mới. c). Đánh giá chung: c.1) Điểm chung: • Cả hai thi nhân đều yêu thiên nhiên. • Tình yêu thiên nhiên của hai nhà thơ đều nhẹ nhàng, tinh tế nên cảnh sắc thiên nhiên trong hai bài thơ không bị hòa lẫn vào cảnh sắc thiên nhiên của các bài thơ khác. c.2) Điểm riêng: • Mùa xuân nho nhỏ: Đổi trật tự cú pháp, ẩn dụ; Bức tranh thiên nhiên mùa xuân xứ Huế; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về hình ảnh đầy sắc xuân đẹp đẽ của thiên nhiên, đất trời – thể hiện tình yêu tha thiết với cuộc sống. • Sang thu: Hình ảnh đặc trưng, giàu sức biểu cảm; phép nhân hóa; Cảnh vườn thu, ngõ xóm của đồng bằng Bắc bộ; Xúc cảm của thi nhân nghiêng về cảm nhận giây phút nhẹ nhàng – tình cảm gắn bó tha thiết với quê hương. 3. KẾT BÀI • Tình yêu thiên nhiên – mùa xuân, mùa thu của hai thi nhân thật thiết tha đã bồi đắp thêm cảm xúc, tình cảm yêu mến thiên nhiên cho mỗi người đọc. • Hai bài thơ: Mùa xuân nho nhỏ, Sang thu cùng với hai hồn thơ – Thanh Hải, Hữu Thỉnh – đã làm đẹp những trang thơ – thơ hiện đại Việt Nam.
  18. C. CÁCH CHẤM ĐIỂM: • Điểm 11,5 – 12: Đáp ứng được yêu cầu chung (kiểu bài, phương pháp, kĩ năng) và yêu cầu về kiến thức; bài viết sử dụng tốt phương pháp phân tích tổng hợp; phân tích sâu sắc làm nổi bật vấn đề; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết, ); học sinh khai thác đủ hai tác phẩm thơ trên. • Điểm 10 – 11: Đáp ứng được yêu cầu chung (kiểu bài, phương pháp, kĩ năng) và yêu cầu về kiến thức; bài viết sử dụng được phương pháp phân tích tổng hợp; có phân tích làm rõ vấn đề, dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; diễn đạt trôi chảy, mạch lạc; không sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt (dùng từ, đặt câu, liên kết, ); học sinh khai thác đủ hai tác phẩm thơ trên. • Điểm 7 – 9,5: Đạt yêu cầu thang điểm 10 – 11 nhưng có thể thiếu một vài ý về nội dung hoặc có dẫn chứng chưa làm nổi bật vấn đề; sai không quá 3 lỗi chính tả hoặc lỗi diễn đạt. • Điểm 4 – 6,5: Hiểu đề, đáp ứng ½ yêu cầu về nội dung hoặc hạn chế nhiều về phương pháp; ý rời rạc, thiếu dẫn chứng; sai sót khá nhiều về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. Hoặc học sinh phân tích hai bài thơ mà không có sự chọn lọc, khái quát, tổng hợp để làm nổi bật vấn đề. • Điểm 0,5 – 3,5: Bài viết sơ sài về nội dung; chưa nắm phương pháp; diễn đạt yếu; sai sót nhiều về lỗi chính tả và lỗi diễn đạt • Điểm 00: Bài viết lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài. GHI CHÚ CHUNG: Tổng điểm toàn bài thi không làm tròn số.