Bộ 20 đề đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 8

doc 46 trang minhtam 12360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 20 đề đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 8", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_20_de_doc_hieu_hoc_ki_2_mon_ngu_van_8.doc

Nội dung text: Bộ 20 đề đọc hiểu học kì 2 môn Ngữ văn 8

  1. Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Yêu nước là nguồn cảm hứng lớn và xuyên suốt trong văn học dân tộc và Chiếu dời đô (Lí Công Uẩn) chính là một trong số những văn bản thể hiện tình yêu đất nước và niềm tự hào dân tộc như thế! Triển khai: Lí Công Uẩn là một vị vua anh minh và có tầm nhìn xa trông rộng, chính bởi vậy, ông thấy được sự cần thiết phải dời đô, vì thế “Chiếu dời đô” ra đời. Tình cảm yêu nước thương dân được thể hiện trong nhiều khía cạnh. + Xuất phát từ nỗi lo lắng cho đất nước, Lí Công Uẩn đã chỉ ra được sự không phù hợp của việc tiếp tục đóng đô ở Hoa Lư, Ông lo lắng và “đau xót về điều đó”. + Ông cũng bày tỏ ý nguyện dời đô về Đại La vì đó là nơi “trung tâm trời đất, mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, “trên vâng mệnh trời, dưới hợp lòng dân”. Có thể nói tư tưởng yêu nước ở đây đã gắn liền với mong muốn bền vững của triều đại. + Ông cũng bày tỏ ước nguyện muốn xây dựng chốn hạnh phúc, bình an cho muôn dân, theo Lí Công Uẩn, nếu dời đô về chốn ấy, một nơi “trung tâm trời đất”, được thế “rồng cuộn hổ ngồi", "địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng", dân cư sẽ tránh được lụt lội mà "muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi". + Khát khao trên hết của Lí Công Uẩn chính là non sông thu về một mối và nhân dân an cư lạc nghiệp, có một chốn yên ổn làm ăn sinh sống. Ông khẳng định chắc nịch “đây quả thật là chốn hội tụ trọng yếu của bốn phương đất nước,cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời” thể hiện quyết tâm dời đô, cũng là quyết tâm thực hiện trách nhiệm của một bậc đế vương với đất nước là để cho triều đại phồn thịnh lâu dài. + Việc ông trưng cầu ý kiến của các quan thể hiện sự tôn trọng quần thần, cũng thể hiện sự tôn trọng nhân dân. Kết đoạn: Có thể thấy, việc dời đô đã khẳng định ý chí độc lập, tự cường của vua Lí Thái Tổ, cũng thể hiện sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt có thể tự dựa vào sức mạnh của mình để đương đầu với thách thức.
  2. ĐỀ 12 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống gì thành Đại La, kinh đô cũ của Cao Vương: Ở vào nơi trung tâm trời đất;được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai? Câu 2: Nội dung chủ yếu của đoạn văn trên là gì ? Câu 3: Chọn và giải thích hai từ Hán Việt có trong đoạn văn trên. Câu 4: Câu “Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước; cũng là nơi kinh đô bậc nhất của đế Vương muôn đời” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Câu 2 : Thuyết minh về thể thơ lục bát Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Đoạn văn trích trong tác phẩm “Chiếu dời đô”(Thiên đô chiếu) Tác giả:Lí Công Uẩn Câu 2: - Đoạn thơ trích trong văn bản "Nhớ rừng" của Thế Lữ Câu 3: - Biện pháp tu từ: Nhân hóa - Tác dụng: Làm cho nhân vật trung tâm là con hổ như mang dáng dấp, tình cảm, suy nghĩ của con người, bởi vây mà nhà thơ có thể diễn đạt thầm kín tâm sự của mình
  3. Câu 4: - Câu trên là câu trần thuật - Chức năng: kể và bộc lộ tình cảm, cảm xúc Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Trong Chiếu dời đô, vua Lý Công Uẩn đã cho ta thấy những lí lẽ thuyết phục chứng minh “Đại La là thắng địa xứng là kinh đô của đế vương muôn đời” Triển khai: • Các lợi thế của thành Đại La - Về lịch sử: là kinh đô cũ của Cao Vương - Về địa lí: Trung tâm trời đất, địa thế rộng mà bằng, đất cao mà thoáng, địa thế đẹp, lợi ích mọi mặt - Về văn hóa, chính trị, kinh tế: + Là mảnh đất thịnh vượng, đầu mối giao lưu. + Hội tụ đủ mọi mặt của đất nước, xứng đáng là trung tâm văn hóa, chính trị, kinh tế. - Đời sống nhân dân: Dân cư khỏi chịu cảnh ngập lụt, mọi vật phong phú, tốt tươi, là mảnh đất thịnh vượng => Xứng đáng là nêi định đô bền vững, là nơi để phát triển, đưa đất nước phát triển phồn thịnh Kết đoạn : Khẳng định: Chọn Đại La làm kinh đô là một lựa chọn đúng đắn, nên đây xứng đáng là kinh đô bậc nhất của đế vướng muôn năm. ĐỀ 13 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy.
  4. Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Đoạn văn trên gồm mấy câu? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nói nào? Câu 4: Đoạn văn trên bộc lộ tâm trạng gì của nhân vật “ta”? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Qua văn bản em tìm được ở phần I. Đọc – hiểu, hãy viết đoạn văn nêu suy nghĩa của mình về vai trò của Trần Quốc Tuấn đối với vận mệnh dân tộc Câu 2 : Trình bày ý kiến của em về câu nói của văn hào M. Gorki: “Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới” Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản : Hịch tướng sĩ - Hoàn cảnh sáng tác: Được viết vào khoảng thời gian trước cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông lần thứ hai (1285): Khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta lần thứ hai, lúc này quân giặc rất mạnh muốn đánh bại chúng phải có sự đồng tình, ủng hộ của toàn quân, toàn dân, vì vậy Trần Quốc Tuấn đã viết bài hịch này để kêu gọi tướng sĩ hết lòng đánh giặc. Câu 2: - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 3: - Đoạn văn gồm 2 câu - Kiểu câu trần thuật - Mục đích: được dùng với mục đích biểu cảm (bộc lộ cảm xúc) Câu 4: - Đoạn văn diễn tả cảm động tâm trạng, nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn trước sự lâm nguy của đất nước khi chứng kiến tội ác và sự ngang ngược của xứ giặc: Đau xót đến quặn lòng, căm thù giặc sục sôi, quyết tâm không dung tha cho chúng, quyết tâm chiến đấu (hoặc hi sinh, xả thân) đến cùng cho dù thịt nát xương tan: "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng"
  5. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Ở bất kì thời đại nào, cũng sẽ luôn có những người lãnh đạo anh minh sáng suốt, đưa dân tộc đến bên vinh quang, Trần Quốc Tuấn chính là một người anh hùng như thế! Triển khai: - Trần Quốc Tuấn là một danh tướng quan trọng góp phần không nhỏ trong cuộc kháng chiến chống giặc Mông Nguyên của nhà Trần. - Trần Quốc Tuấn là một vị lãnh tướng sáng suốt và anh minh. Đặc biệt, văn bản Hịch tướng sĩ đã thể hiện rất rõ điều đó. - Bằng tài năng của mình, ông đã nhìn nhận thấu đáo nguy cơ của một cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời ông cũng nhìn nhận những tai hại của việc binh sĩ lơ là luyện tập, chỉ mải ham thú vui tầm thường, mất cảnh giác. - Vị chủ tướng ấy còn anh minh ở chỗ ông đã bày ra những tâm sự hết sức chân thành của mình, đó là lòng căm thù giặc tận cùng, từ đó đã cảm hóa được chữ binh sĩ dưới quyền, khiến họ nghĩ về mảnh đất quê hương, nghĩ về vợ con để quyết tâm, thổi bùng lên lòng căm thù giặc và ngọn lửa yêu nước trong lòng mỗi binh sĩ, Kết đoạn: Khẳng định lại vai trò của vị chủ tướng: tấm lòng yêu nước thương dân, khả năng lãnh đạo và cảm hóa lòng người. ĐỀ 14 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắg triều đình.đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa , để thỏa lòg tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu vàng bạc , để vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói , sao cho khỏi tai vạ về sau!” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản ấy là ai?
  6. Câu 2: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên. Câu 3: Sự ngang ngược và tội ác của giặc đã được lột tả như thế nào? Điều đó khơi gợi điều gì ở tướng sĩ? Câu 4: Hai câu: Ngó thấy sứ giặc vơ vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói , sao cho khỏi tai vạ về sau!” thuộc kiểu câu gì? Thực hiện hành động nói nào? Câu 5: Chỉ ra hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên. Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn làm sáng tỏ luận điểm :Trong cuộc sống, con người rất cần lòng dũng cảm Câu 2 : Nghị luận về văn học và tình thương Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn văn trên trích trong văn bản : Hịch tướng sĩ - Tác giả: Trần Quốc Tuấn Câu 2: - PTBĐ chính: Tự sự Câu 3: - Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù: + Kẻ thù tham lam, tàn bạo: ngang ngược đi lại nghênh ngang ngoài đường, đòi ngọc lụa, thu vàng bạc + Hành động xúc phạm danh dự đất nước: "lưỡi cú diều", "thân dê chó" - sứ Nguyên để "xỉ mắng triều đình", "bắt nạt tể phụ". - Đoạn văn tố cáo tội ác giặc đã khơi gợi được lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của tướng sĩ. Câu 4: - Câu 1: câu trần thuật - Hành động nói: Trình bày - Câu 2: câu cảm thán – Hành động nói: Bộc lộ cảm xúc Câu 5:
  7. - Hai biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn trên là: Ẩn dụ và so sánh Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Để đối mặt và vượt qua khó khăn trắc trở, “trong cuộc sống, con người rất cần lòng dũng cảm”. Triển khai: - Lòng dũng cảm là sự can đảm, không run sợ, nản chí trước bất kỳ một điều gì, dù có khó khăn vẫn giữ được cho mình sự bình tĩnh, tự tin. - Tại sao trong cuộc sống con người cần có long dũng cảm: + Nếu ta gặp những thất bại mà lại bị gục ngã, sợ sệt không bao giờ dám đứng lên, làm lại từ đầu thì bạn sẽ không bao giờ vượt qua được sự khó khăn đó. Vậy nên lòng dũng cảm chính là dám đối diện với khó khăn và lỗi lầm của bản thân mình. + Khi mọi thứ dường như quá sức hoặc ngoài tầm tay của ta thì lòng dũng cảm sẽ giúp đơn giản hóa mọi chuyện, cho ta bản lĩnh, sự tự tin, kiên cường để đối diện với mọi điều đang chờ ở phía trước. + Người có lòng dũng cảm sẽ dám đương đầu, dám dấn thân, còn kẻ yếu đuối sẽ chẳng bao giờ đi đến được cái đích của mình. Kết đoạn: Mỗi người chúng ta, cần biết rèn luyện cho mình một lòng dũng cảm vì nó rất cần thiết với mỗi người. Có lòng dũng cảm, thì mọi sự tăm tối của cuộc sống ta đều có cách giải quyết được. ĐỀ 15 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi: Từng nghe: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo. ( ) Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, Song hào kiệt đời nào cũng có”
  8. (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Chép đúng và đủ những câu còn lại để hoàn thiện đoạn thơ. Câu 2: Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Văn bản ấy thuộc tác phẩm bất hủ nào? Của ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác. Câu 3: Tác phẩm được viết theo lối văn, thể văn gì? Câu 4: Qua hai câu “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân - Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”, có thể hiểu cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của tác giả là gì? Người dân mà tác giả nói tới là ai? Kẻ bạo ngược mà tác giả nói tới là kẻ nào? Câu 5: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1 : Viết đoạn văn trình bày phân tích đặc sắc về nghệ thuật trong văn bản em vừa tìm được ở phần I. Đọc hiểu. Câu 2 : Trò chơi điện tử là món tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến cùa em về hiện tượng đó. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: Từng nghe: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo; Như nước Đại Việt ta từ trước, Vốn xưng nền văn hiến đã lâu, Núi sông bờ cỏi đã chia, Phong tục Bắc Nam cũng khác; Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương Tuy mạnh yếu có lúc khác nhau, Song hào kiệt thời nào cũng có. Câu 2: - Tên văn bản: Nước Đại Việt ta
  9. - Trích từ tác phẩm: Bình Ngô đại cáo - Tác giả: Nguyễn Trãi. - Hoàn cảnh sáng tác: Đầu năm 1428, sau khi quân ta đại thắng, Nguyễn Trãi đã thừa lệnh vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) soạn thảo Bình Ngô đại cáo để thông cáo với toàn dân về sự kiện có ý nghĩa trọng đại này Câu 3: - Lối văn biền ngẫu, thể cáo Câu 4: - Cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa trong hai câu trên là yên dân, trừ bạo. Muốn yên dân phải trừ bạo và trừ bạo chính là để yên dân. - Người dân mà tác giả nói ở đây là nhân dân Việt Nam. Còn kẻ bạo ngược là giặc Minh xâm lược lúc bấy giờ. Câu 5: Để khẳng định chủ quyền độc lập dân tộc, tác giả đã dựa vào những yếu tố: + Nền văn hiến từ lâu đời: nền văn hiến đã lâu + Phong tục tập quán + Lịch sử hình thành và phát triển riêng + Chế độ nhà nước riêng, bình đẳng, ngang tầm với các triều đại Trung Quố Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Bên cạnh những sự sắc bén về nội dung, đoạn trích Nước Đại Việt ta còn để lại dư âm thuyết phục trong long người đọc bởi nghệ thuật đặc sắc Triển khai: Triển khai làm rõ những giá trị nghệ thuật văn bản: - Giọng văn hào hùng, đanh thép, sảng khoái. - Sử dụng những từ ngữ chuẩn xác, trang trọng, giàu hình ảnh gợi cảm: thể hiện tính chất hiển nhiên, vốn có, lâu đời của nước Đại Việt độc lập tự chủ : việc nhân nghĩa – yên dân; quân điếu phạt – trừ bạo; tiêu vong bắt sống, giết tươi
  10. - Sử dụng biện pháp so sánh: so sánh nước ta với Trung Quốc , đặt ngang hàng với Trung Quốc về tổ chức chính trị, quản lí quốc gia, thể hiện niềm tự hào của dân tộc ta: từ Triệu, Đinh Lí, Trần đời nào cũng có. - Sử dụng biện pháp liệt kê: để khắc sâu những điều cần nói: về nền độc lập tự chủ của nước ta, về chiến thắng của ta và thất bại của địch: Vốn xưng nền văn hiến đã lâu cũng khác; Lưu Cung tham công giết tươi Ô Mã. - Sử dụng các câu văn biền ngẫu cân đối, nhịp nhàng: Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần đời nào cũng có - Đoạn văn kết hợp lí lẽ và dẫn chứng (thực tiễn) thuyết phục Kết đoạn: Những thành công về nghệ thuật nói trên đã góp phần không nhỏ khiến Bình Ngô Đại cáo trở thành áng tuyên ngôn bất hủ đầy tự hào của Đại Việt. ĐỀ 16 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “ Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học không biết rõ đạo.” Đạo là lẽ đối xử hàng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nên chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? Tác giả là ai? Câu 2. Xác định thể loại văn bản. Câu 3. Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” thuộc kiểu câu gì? Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn trên. Câu 4. Trong đoạn văn trên, tác giả có bàn đến mục đích chân chính của việc học. Em hiểu mục đích đó là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lợi ích của tự học.
  11. Câu 2 : M.Gorki từng nói: Sách mở rộng ra trước mắt tôi những chân trời mới. Em có suy nghĩ về câu nói trên Hãy giải thích. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học. - Tác giả: Nguyễn Thiếp Câu 2: - Thể loại: Tấu Câu 3: - Câu "Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo.” là câu phủ định. - Biện pháp tu từ so sánh cụ thể với hình ảnh so sánh và hình ảnh được so sánh: người không học (không biết đạo) như ngọc không mài (không sáng). - Tác dụng: + Giúp người đọc nhận thức được sự học cần là cần thiết với mỗi con người: ngọc có mài mới thành đồ vật sáng, người có học mới biết đạo + Việc mài ngọc cần phải kiên trì, cẩn thận, có ý chí quyết tâm ngọc mới thành đồ vật, đẹp và sáng cũng như sự học con người cần kiên trì tỷ mỉ và quyết tâm mới hiểu rõ đạo, đúng hướng - Tạo nên cách diễn đạt sinh động, hấp dẫn gây ấn tượng Câu 4: - Mục đích chân chính của việc học là học để làm người. Mục đích chân chính của việc học: - Học để biết rõ đạo, để làm người có đạo đức, có tri thức, góp phần làm hưng thịnh đất nước, chứ không phải học để cầu danh lợi. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý:
  12. Mở đoạn: Để thành công, ai cũng hiểu chúng ta cần học tập và một trong số những con đường học tập hiệu quả chính là tự học Triển khai: - Tự học hiểu đơn giản chính là mỗi người, ngoài học tập tại trường lớp có sự giúp đỡ của thầy cô giáo, sẽ tự tìm tòi qua sách vở, qua các phương tiện hỗ trợ để mở rộng vốn hiểu biết. - Tự học có lợi ích to lớn đối với chúng ta: + Học tập vốn là một quá trình lâu dài, nhờ tự học, con người có thể tiếp tục củng cố kiến thức cũ và mở rộng thêm những kiến thức mới . + Không chỉ vậy, tự học giúp ta có sự linh hoạt, chủ động, khẳng định năng lực tự lập. + Ngoài ra, thông qua tự học, chúng ta có thể tìm hiểu về những gì mình thực sự thích, thực sự đam mê, điều đó thể hiện sự trân trọng đối với kiến thức nhân loại. - Tự học biểu hiện ở việc tự hoạch định cho mình kế hoạch học tập, tìm tòi qua sách báo, internet, học ở nhà qua các trang web học tập - Nhiều minh chứng chứng minh tự học dẫn đến thành công như Mạc Đĩnh Chi tự học thi đỗ Trạng nguyên hay Soichiro Honda từ thợ sửa xe thành nhà chế tạo nổi tiếng. - Tự học có lợi ích to lớn, nhưng không phải ai cũng hiểu. Coi nhẹ tự học sẽ biến chúng ta trở thành những người thụ động, từ đó rất khó đạt được thành công. Kết đoạn: Rèn luyện tinh thần tự học không khó, chỉ cần chúng ta biết tự mình sử dụng thời gian để nghiên cứu, học hỏi qua thực tế, biết kỉ luật thực hiện mục tiêu mình đặt ra, chắc chắn, tự học sẽ mở ra thành công với mọi người. ĐỀ 17 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy. Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy”.
  13. (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1. Đoạn văn trên được trích từ văn bản? tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác văn bản ấy? Câu 2. Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích trên là gì? Câu 3. Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Câu 4: Em hiểu thế nào là lối học hình thức? Cho biết tác hại của lỗi học ấy. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Từ nội dung đoạn ngữ liệu trên, hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về mục đích học tập của các bạn trẻ hiện nay. Câu 2 : Trò chơi điện tử là môn tiêu khiển hấp dẫn. Nhiều bạn vì mải chơi mà sao nhãng học tập và còn vi phạm những sai lầm khác. Hãy nêu ý kiến của em về hiện tượng đó. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Bàn luận về phép học. - Tác giả: Nguyễn Thiếp - Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Thiếp làm quan một thời gian dưới triều Lê rồi về dạy học. Khi Quang Trung xây dựng đất nước đã viết thư mời ông giúp dân giúp nước về mặt văn hóa giáo dục, vì vậy tháng 8 năm 1971, Nguyễn Thiếp đã đang lên vua bản tấu này Câu 2: - Mục đích của việc học được tác giả nêu trong đoạn trích là để biết rõ đạo, tức là hiểu lẽ đối xử giữa con người với con người Câu 3: Kiểu hành động nói nào được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. là kiểu hành động trình bày. Câu 4: - Lối học hình thức là lối học thuộc lòng, học vẹt, học mà không hiểu, học trong sách vở mà không gắn với thực tiễn, học nhưng không đi đôi với hành
  14. - Tác hại của lối học ấy: + Có danh mà không thực chất + Những người học hình thức sẽ không bao giờ có được sự thành công lâu dài + Kéo theo hệ lụy như gian dối, không trung thực Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Văn bản Bàn luận về phép học đã khiến thế hệ trẻ hôm nay thực sự cần suy nghĩ nghiêm túc về mục đích chân chính trong việc học của mình. Triển khai: - Nhiều bạn trẻ đã xác định đúng đắn, động cơ mục đích học tập của bản thân có ý thức phấn đấu, rèn luyện: + Học để trau dồi trang bị tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, năng lực cho bản thân làm hành trang bước vào đời + Học để đem tài năng, sức trẻ ra để cống hiến làm những việc làm có ý nghĩa cho bản thân cho gia đình, cho quê hương, cho đất nước; - Nhiều học sinh chưa xác định được động cơ, mục đích học tập của bản thân: + Nhận thức mục đích học tập còn lệch lạc, phiến diện + Chưa ý thức được đầy đủ động cơ mục đích học tập của bản thân nên còn học lệch, học tủ, học đối phó, học thiếu ý chí quyết tâm, ỷ lại, chây lười, - HS xây dựng được nhận thức và hành động đúng đắn: + Cần có những nhận thức đúng đắn về mục đích học tập; + Cần xây dựng ý chí quyết tâm phấn đấu, rèn luyện Kết đoạn: Nếu mỗi bạn trẻ có thể xác định được mục đích học tập đúng đắn, đất nước ta sẽ ngày một phát triển, vươn tới sánh vai với năm châu. ĐỀ 18 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: " Để ghi nhớ công lao người lính An Nam, chẳng phải người ta đã lột hết tất cả của cải của họ, từ chiếc đồng hồ, bộ quần áo mới toanh mà họ bỏ tiền túi ra mua, đến các vật
  15. kỉ niệm đủ thứ,v.v trước khi đưa họ đến Mác-xây xuống tàu về nước đó sao? Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Chẳng phải người ta đã cho họ ăn như cho lợn ăn và xếp họ như xếp lợn dưới hầm tàu ẩm ướt, không giường nằm, không ánh sáng, thiếu không khí đó sao? Về đến xứ sở, chẳng phải họ đã được một quan cai trị biết ơn đón chào nồng nhiệt bằng một bài diễn văn yêu nước: “ Các anh đã bảo vệ tổ quốc, thế là tốt. Bây giờ, chúng tôi không cần đến các anh nữa, cút đi!” đó sao?”. (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác của văn bản ấy. Câu 2: Xác định PTBĐ chính của văn bản Câu 2: Em hãy cho biết nhan đề của văn bản có ý nghĩa gì? Câu 3: Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? Thuộc kiểu câu gì? Hành động nói là gì? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn làm sáng tỏ câu chủ đề sau: “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo.” Câu 2 : Nhà văn Nguyễn Bá Học nói: "Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông". Em hiểu câu nói đó như thế nào? Hãy giải thích. Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Thuế máu - Tác giả: Nguyễn Ái Quốc - Hoàn cảnh sáng tác văn bản: Văn bản được viết bằng tiếng Pháp vào khoảng những năm 1921-1925, được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1925 tại Pháp, ở Việt Nam vào năm 1946 Câu 2: Ý nghĩa nhan đề :“ Thuế máu” :
  16. - Thuế máu- nhan đề bóc trần luận điệu khai hóa, bảo hộ của thực dân Pháp. - Người dân thuộc địa phải gánh chịu nhiều thứ thuế bất công vô lí. Song có lẽ một thứ thuế tàn nhẫn, phũ phàng nhất là bị bóc lột xương máu, mạng sống. Thuế máu là cách gọi của NAQ. Cái tên thuế máu gọi lên số phận thảm thương của người dân thuộc địa, bao hàm lòng căm phẫn, thái độ mỉa mai đối với tội ác đáng ghê tởm của chính quyền thực dân - Nhan đề độc đáo, có giá trị tố cáo tội ác của thực dân Pháp Câu 3: - Câu Chẳng phải người ta đã giao họ cho bọn súc sinh kiểm soát và đánh đập họ vô cớ đó sao? thuộc kiểu câu nghi vấn - Hành động nói là khẳng định Câu 4: - Kiểu hành động nói được thực hiện trong câu: Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền là hành động trình bày Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Khẳng định nhận định “Một trong những yếu tố tạo nên sức hấp dẫn của Thuế Máu là nghệ thuật châm biếm, trào phúng sắc sảo” Triển khai: - Xây dựng một hệ thống hình ảnh sinh động, giàu tính biểu cảm và sức mạnh tố cáo, các thủ pháp nghệ thuật tương phản để vạch trần giọng lưỡi, thủ đoạn bịp bợm của bọn thực dân trong việc bắt nô lệ “ bản xứ” làm bia đỡ đạn. (hình ảnh được xây dựng đều có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế Các hình ảnh vừa mang tính chất châm biếm, trào phúng sắc sảo và xót xa ) - Ngôn từ mang màu sắc trào phúng châm biếm sắc sảo như: “ Chiến tranh vui tươi”, “ lập tức họ biến thành ”, “ được phong cho cái danh hiệu tối cao” khiến cho giọng văn châm biếm trở nên sâu cay, mỉa mai. - Giọng điệu trào phúng đặc sắc( giọng điệu giễu cợt, mỉa mai, nhắc lại những mĩ từ, danh hiệu hào nhoáng mà chính quyền thực dân khoác cho người lính thuộc địa để đả
  17. kích bản chất lừa bịp, trơ trẽn. Sử dụng thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác ) - Nghệ thuật lập luận: miêu tả kết hợp với bình luận để châm biếm cái“Thuế máu” của bọn thực dân. Nêu lên những con số, những sự thực, đặc biệt tạo nên những lời văn, giọng văn chua cay để vạch trần, lên án những hình thức bóc lột dã man nhất của thực dân Pháp Kết đoạn: Kết luận chính nghệ thuật châm biếm, trào phúng đã góp phần không nhỏ làm nên thành công của tác phẩm ĐỀ 19 Phần I: Đọc – hiểu Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: “Biết bao hứng thú khác nhau ta tập hợp được nhờ cách ngao du thú vị ấy, không kể sức khỏe được tăng cường, tính khí trở nên vui vẻ. Tôi thường thấy những kẻ ngồi trong các cỗ xe tốt chạy rất êm nhưng mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh hoặc đau khổ; còn những người đi bộ lại luôn luôn vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả. Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế! Ta thích thú biết bao khi lại ngồi vào bàn ăn! Ta ngủ ngon giấc biết bao trong một cái giường tồi tàn! Khi ta chỉ muốn đến một nơi nào, ta có thể phóng bằng xe ngựa trạm; nhưng khi ta muốn ngao du, thì cần phải đi bộ.” (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Câu 2: Xác định PTBĐ của đoạn văn Câu 3: Các câu văn sau: “Ta hân hoan biết bao khi về gần đến nhà! Một bữa cơm đạm bạc mà sao có vẻ ngon lành đến thế!” được viết theo kiểu câu gì phân theo mục đích nói? Mỗi câu được trình bày theo mục đích nào? Câu 4: Đoạn văn trên tác giả muốn nhấn mạnh điều gì? Qua đó ta thấy tác giả là người như thế nào? Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn làm rõ luận điểm sau: Những chuyến tham quan, du lịch đem đến cho ta nhiều niềm vui
  18. Câu 2 : Tục ngữ có câu Im lặng là vàng. Nhưng nhà thơ Tố Hữu lại viết” Khóc là nhục. Rên, hèn. Van, yếu đuối. Và dại khờ là những lũ người câm. Trên đường đi như những bóng thầm nhận đau khổ mà gửi vào im lặng. Mỗi nhận xét trên đúng trong trường hợp nào Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Đi bộ ngao du (trích Ê – min hay Về giáo dục) - Tác giả: Ru- xô Câu 2: Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm. Câu 3: - Hai câu văn đó đều là câu cảm thán. - Mục đích : bộc lộ cảm xúc vui sướng Câu 4: - Đi bộ ngao du có tác dụng tốt đối với sức khỏe và tinh thần của mỗi người chúng ta - Qua đó ta thấy tác giả là người giản dị, yêu tự do và yêu thiên nhiên. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Xã hội ngày càng phát triển, con người dần có xu hướng “xê dịch” nhiều hơn, có lẽ bởi họ đã thực sự nhận ra giá trị của những chuyến tham quan, du lịch trong việc đem lại niềm vui cho con người. Triển khai: -Tham quan, du lịch là việc con người rời khỏi nơi mình đang sống đến một nơi khác hơn để ngắm cảnh hay trải nghiệm. - Những chuyến tham quan du lịch có tác dụng to lớn: + Trước hết, chúng ta có thể giải tỏa áp lực và sự mệt mỏi về thể chất vì đi tham quan là lúc ta được nghỉ ngơi hưởng thụ.
  19. + Thêm nữa, đến những nơi mới, chúng ta sẽ được nhìn ngắm và trải nghiệm những phong cảnh đẹp hơn, lạ hơn, điều này gây ấn tượng về tinh thần. + Sau mỗi chuyến du lịch, con người luôn cảm thấy thư thái về tinh thần để có thể tiếp tục công việc hiệu quả nhất. + Tham quan du lịch bên cạnh việc bồi dưỡng thể chất, tâm hồn còn giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết, tiếp xúc với nhiều nét văn hóa bản địa mỗi vùng sẽ tăng trải nghiệm sống. + Con người có thể thu nhận thêm bao điều mới mẻ, biết đâu cũng sẽ gặp gỡ và kết thêm được nhiều bạn mới, đó chẳng phải là một niềm vui, niềm thú vị hay sao? Kết đoạn: Khẳng định: Tất cả những lợi ích to lớn trên đã chứng minh vai trò to lớn của tham quan du lịch đem đến nhiều niềm vui cho mỗi con người. ĐỀ 20 Phần I: Đọc – hiểu Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi: Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng. Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng, Cuộc đời cách mạng thật là sang (Ngữ văn 8- tập 2) Câu 1: Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai? Trình bày hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Câu 2: Xác định thể thơ và PTBĐ của bài thơ. Câu 3: Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang, Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu nào? Câu 4: Qua bài thơ, con người tác giả được bộ lộ như thế nào? Câu 5: Khái quát giá trị nội dung – nghệ thuật của bài thơ. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Hãy viết đoạn văn nêu ý kiến về hiện tượng phá hoại cây xanh nơi cộng cộng.
  20. Câu 2 : Thuyết minh về một ngôi chùa cổ Việt Nam Gợi ý Phần I: Đọc – hiểu Câu 1: - Đoạn trích trên trích trong văn bản: Tức cảnh Pác Bó - Tác giả: Hồ Chí Minh - Hoàn cảnh sáng tác: Sau ba mươi năm hoạt động cách mạng ở nước ngoài, tháng 2- 1941 Bác Hồ trở về Tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng ở trong nước. Khi đó, Người sống và làm việc trong một điều kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn vui vẻ lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này. Câu 2: Thể thơ: thất ngôn tứ tuyệt Đường luật Phương thức biểu đạt: Nghị luận kết hợp tự sự và miêu tả, biểu cảm. Câu 3: - Câu thơ “ Sáng ra bờ suối, tối vào hang - Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng.” thuộc kiểu câu trần thuật. Câu 4: - Qua bài thơ, ta thấy Bác Hồ hiện lên là người luôn yêu quý, sống gần gũi, hòa hợp với thiên nhiên, có một phong thái ung dung, hiên ngang, chủ động, lạc quan và luôn yêu cuộc sống Câu 5: • Giá trị nội dung - Bài thơ thể hiện tinh thần lạc quan, phong thái ung dung của Bác trong cuộc sống cách mạng gian khổ • Giá trị nghệ thuật - Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật - Giọng thơ trong sáng, sâu sắc, thể hiện sự lạc quan trong hoàn cảnh khó khăn - Ngôn từ sử dụng giản dị, đời thường.
  21. Phần II: Tập làm văn Câu 1: Gợi ý: Mở đoạn: Cây xanh có vai trò vô cùng quan trọng trong việc duy trì sự sống trên Trái đất, thế nhưng hiện nay “lá phổi” ấy đang dần bị hủy hoại do hiện tượng chặt phá cây xanh tràn lan nơi công cộng. Triển khai: - Chặt phá cây xanh đơn giản chính là phá hủy sự sống của cây. Việc làm đó cụ thể như việc bẻ cành, chặt cây, đốn cây - Trình bày nguyên nhân dẫn đến hiện tượng: + Nguyên nhân chính là do cá nhân con người không ý thức được việc làm của mình có thể gây ra biến đổi khí hậu, thiên tai đe dọa đời sống, hoặc vì lợi ích kinh tế trước mắt mà không nghĩ đến hậu quả lâu dài. + Các cơ quan chức năng quản lí và xử lí không hiệu quả, còn dung túng cho những hành vi sai phạm. - Định hướng hành động: + Như chúng ta đều biết, cây xanh điều hòa khí hậu, vậy nếu như con người cứ tiếp tục chặt phá cây xanh thì tương lai cuộc sống của chúng ta sẽ ra sao? Câu hỏi ấy có lẽ không khó để trả lời. + Vì vậy để bảo vệ màu xanh của Trái Đất, mỗi người cần tự ý thức được vai trò to lớn của cây xanh đối với cuộc sống của mình, trồng cây, phủ xanh đồi trọc, trồng cây gây rừng Các cơ quan chức năng cần xử lí nghiêm những hành vi chặt phá cây xanh. Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: Bảo vệ cây xanh chính là duy trì sự sống cho con người chúng ta