Bộ 13 đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3

doc 31 trang minhtam 31/10/2022 6860
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bộ 13 đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docbo_13_de_kiem_tra_giua_hoc_ky_1_mon_tieng_viet_lop_3.doc

Nội dung text: Bộ 13 đề kiểm tra giữa học kỳ 1 môn Tiếng Việt Lớp 3

  1. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 1 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút I/ KIỂM TRA ĐỌC (10đ): A/ Đọc hiểu: Mùa hoa sấu Vào những ngày cuối xuân, đầu hạ, khi nhiều loài cây đã khoác màu áo mới thì cây sấu mới bắt đầu chuyển mình thay lá. Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp những chiếc lá nghịch ngợm. Nó quay tròn trước mặt, đậu lên đầu, lên vai ta rồi mới bay đi. Nhưng ít ai nắm được một chiếc lá đang rơi như vậy. Từ những cành sấu non bật ra những chùm hao trắng muốt, nhỏ như những chiếc chuông tí hon. Hoa sấu thơm nhẹ. Vị hoa chua chua thấm vào đầu lưỡi, tưởng như vị nắng non của mùa hè mới đến vừa đọng lại. Băng Sơn Dựa vào nội dung bài đọc, chọn ý đúng trong các câu trả lời dưới đây: 1. Cuối xuân, đầu hạ, cây sấu như thế nào? a) Cây sấu ra hoa. b) Cây sấu thay lá. c) Cây sấu thay lá và ra hoa. 1
  2. 2. Hình dạng hoa sấu như thế nào? a) Hoa sấu nhỏ li ti. b) Hoa sấu trông như những chiếc chuông nhỏ xíu. c) Hoa sấu thơm nhẹ. 3. Mùi vị hoa sấu như thế nào? a) Hoa sấu thơm nhẹ, có vị chua. b) Hoa sấu hăng hắc. c) Hoa sấu nở từng chùm trắng muốt. 4. Bài đọc trên có mấy hình ảnh so sánh ? a) 1 hình ảnh. b) 2 hình ảnh. c) 3 hình ảnh. B/ Đọc thành tiếng Học sinh bốc thăm đọc 1 đoạn văn 55 tiếng trong các bài tập đọc đã học từ tuần 1 đến tuần 8. 2. Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. 2
  3. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 2 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút A/ KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1/ Đọc thành tiếng: (6 điểm) - HS bốc thăm chọn và đọc một đoạn khoảng 55-60 tiếng trong các bài sau: Bài 1: Cậu bé thông minh (SGK TV3/Tập 1 trang 4 ; 5) Bài 2: Cuộc họp của chữ viết (SGK TV3/Tập 1 trang 44) Bài 3: Trận bóng dưới lòng đường (SGK TV3/Tập 1 trang 54 ; 55) Bài 4: Các em nhỏ và cụ già (SGK TV3/Tập 1 trang 62 ; 63) 2/ Đọc thầm và làm bài tập : (4 điểm) HS đọc thầm bài “Trận bóng dưới lòng đường” (SGK Tiếng Việt 3, trang 54&55). Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng. 1) Các bạn chơi bóng gì dưới lòng đường ? Bóng chuyền Bóng đá Bóng rổ 2) Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 3
  4. Ở sân vận động. Ở trước sân trường. Ở dưới lòng đường. 3) Tác hại của việc chơi bóng dưới lòng đường là gì ? Dễ gây tai nạn giao thông cho người tham gia giao thông và cho chính mình. Dễ gây tai nạn cho người đi bộ trên vỉa hè. Cả hai ý trên. 4) Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm được gạch chân trong câu dưới đây : Em là học sinh lớp 3. B/ KIỂM TRA VIẾT : (10 điểm) 1/ Chính tả (Nghe - viết). (5 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết đoạn 4 Bài “Các em nhỏ và cụ già” (SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 62 - 63) 2/ Tập làm văn : (5 điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu đi học của em. 4
  5. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 3 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc hiểu - Luyện từ và câu: Học sinh đọc thầm bài: “Các em nhỏ và cụ già” SGK, tiếng Việt 3, tập 1, trang 62-63 sau đó khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây : 1. Các bạn nhỏ đi đâu ? a. Các bạn nhỏ đi học. b. Các bạn nhỏ rủ nhau đi chơi. c. Các bạn nhỏ đi về nhà sau một cuộc dạo chơi vui vẻ. d. Các bạn nhỏ đi về nhà sau khi học xong ở trường. 2. Điều gì khiến các em phải dừng lại ? a. Gặp một chuyện bất thường trên đường. b. Gặp một cụ già đang ngồi ven đường vẻ mệt mỏi, u sầu. c. Gặp một em bé lạc đường. d. Gặp một cụ già đôi mắt bị mù, không đi được. 3. Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? 5
  6. a. Ông cụ bị mất tiền. b. Cụ bà bị ốm nặng ở bệnh viện, không có tiền trả viện phí. c. Cụ bà bị ốm nặng nằm trong bệnh viện, khó mà qua khỏi. d. Ông cụ buồn về chuyện gia đình. 4. Trong câu Trông cụ thật mệt mỏi, cặp mắt lộ vẻ u sầu, em có thể thay từ u sầu bằng từ nào ? a. Buồn bã b. vui vẻ c. Bướng bỉnh KIỂM TRA VIẾT: 1.Chính tả: (Nghe - viết): Bài viết: Gió heo may, SGK, Tiếng Việt 3, tập 1, trang 70. 2. Tập làm văn: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về một người hàng xóm mà em yêu quý. 6
  7. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 4 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút A/ ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài: Ông ngoại (sách Tiếng Việt 3- tập 1/ trang 34). Trả lời các câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất: 1/ Ông ngoại dẫn bạn nhỏ đến thăm trường vào dịp nào? A. Nghỉ hè. B. Khai giảng. C. Trong năm học mới. 2/ Ông ngoại giúp bạn nhỏ những gì để chuẩn bị đi học? A. Dẫn bạn nhỏ đi mua sách vở, chọn bút. B. Dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên. C. Hướng dẫn bạn nhỏ bọc vở, dán nhãn. D. Tất cả những điều trên. 3/ Gạch dưới những hình ảnh được so sánh trong những câu văn sau: A. Những cánh buồm nâu trên biển hồng rực lên như những đàn bướm múa lượn giữa trời xanh. 7
  8. B. Những thân cây tràm vươn thẳng lên trời như những cây nến khổng lồ. 4/ Gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi “Làm gì?” trong các câu sau: A. Chú cá heo này đã cứu sống một phi công. B. Bé kẹp lại tóc, thả ống quần, lấy cái nón của má đội lên đầu. B/ PHẦN VIẾT: 1/ Chính tả: Bài : GIÓ HEO MAY. (Sách Tiếng Việt lớp 3- tập 1/ trang 70) 2/ Tập làm văn: Hãy kể về một người hàng xóm mà em biết. 8
  9. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 5 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC: I / PHẦN ĐỌC HIỂU : * Đọc thầm bài : Quạt cho bà ngủ ( Tiếng Việt 3, tập 1, trang 23 ) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu trả lời dưới đây : Câu 1 : Bạn nhỏ trong bài thơ làm việc gì để chăm sóc bà ? A. Đang đọc sách cho bà nghe . B. Quạt cho bà ngủ . C. Im lặng cho bà ngủ. Câu 2: Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn thế nào ? A. Căn nhà đã vắng, cốc chén nằm im . B. Hoa cam, hoa khế chín lặng trong vườn . C. Cả hai ý trên . Câu 3: Bà mơ thấy gì ? A. Ngấn nắng thiu thiu đậu trên tường trắng. 9
  10. B. Tay cháu quạt đầy hương thơm. C. Bàn tay bé nhỏ vẫy quạt thật đều. Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm : a. Đàn sếu đang sải cánh trên cao . b. Ông tôi làm cho tôi chiếc đèn ông sao . KIỂM TRA VIẾT A/CHÍNH TẢ : (5 điểm ) Giáo viên đọc cho học sinh nghe viết bài chính tả :Gío heo may (Tiếng Việt 3 tập1,trang70 ) B/TẬP LÀM VĂN: (5điểm) Em hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của người thân của em đối với em. 10
  11. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 6 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: Kiểm tra theo yêu cầu của chuẩn KTKN. II. Đọc hiểu: Đọc thầm bài: Tiếng ru SGKTV 3 tập 1 trang 64 Dựa theo nội dung của bài, khoanh tròn câu trả lời đúng: 1. Vì sao con ong yêu hoa ? A. Vì hoa có nhiều màu sắc đẹp. B. Vì hoa có mật ngọt giúp ong làm mật. C. Vì hoa có hương thơm. 2. Vì sao núi không nên chê đất thấp, biển không nên chê sông nhỏ ? A. Vì núi, đất, sông, biển do tự nhiên tạo thành. B. Vì núi, đất, sông, biển là anh em bạn bè với nhau. C. Vì núi nhờ có đất bồi mà cao được, biển nhờ có nước của sông đổ về. 3. Câu thơ lục bát nào trong khổ thơ 1 nói lên ý chính của bài thơ ? 11
  12. 4. Gạch chân những hình ảnh so sánh trong các câu thơ sau: Ông trăng như cái mâm vàng 5. Xếp các câu dưới đây phù hợp với mẫu câu đã học: a. Thủ đô Hà Nội là trái tim của cả nước. b. Sau một cuộc dạo chơi, đám trẻ ra về. Câu có M: Ai là gì ? Câu có M: Ai làm gì ? 1. Chính tả ( nghe viết): Những chiếc chuông reo (SGK TV 3 tập 1 trang 67) viết đoạn “Tôi rất thích một góc nung” 5 điểm 2. Tập làm văn: Hãy viết đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể lại buổi đầu em đi học ( 5 điểm ) 12
  13. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 7 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC: I. Đọc thành tiếng: Giáo viên kiểm tra theo yêu cầu của chuẩn KTKN. II. Đọc hiểu: Bài Ông ngoại (SGK Tiếng Việt 3 tập 1 trang 34) Đọc kĩ bài và khoanh tròn chữ cái trước dòng trả lời đúng nhất Câu 1: Ông ngoại đưa tác giả đến trường vào dịp: A. cuối mùa thu B. cuối mùa hè C. mùa hè Câu 2: Âm thanh nào âm vang mãi trong đời đi học của tác giả? A. Tiếng ông ngoại B. Tiếng thầy cô C. Tiếng trống trường Câu 3: Hình ảnh nào trong bài tiêu biểu cho tiết trời sắp vào thu? A. Cái nắng dịu của mùa hè. B. Không khí mát dịu, bầu trời xanh ngắt. C. Mây xanh như dòng sông trôi lặng lẽ. Câu 4: Hình ảnh so sánh trong bài là: A. Bầu trời xanh như dòng sông trong. 13
  14. B. Cái vắng lặng của ngôi trường như căn lớp học. C. Cả 2 ý đều sai. KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả: 1. Nghe viết: Bài Quê hương ruột thịt (SGK trang 78). II. Tập làm văn: Đề bài: Viết đoạn văn ngắn ( 5 – 7 câu) nói về lớp em. 14
  15. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 8 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút A. BÀI ĐỌC: (10 điểm) I.ĐỌC HIỂU: Đọc thầm bài: “Người mẹ” (Trang 29-30 SGK TV3 Tập 1) Trả lời các câu hỏi sau: Đánh dấu x vào trước câu trả lời đúng: Câu 1: Thần chết đã bắt mất con của bà mẹ lúc nào? a. Lúc bà mẹ chạy ra ngoài. b. Lúc bà vừa thiếp đi một lúc. c. Lúc bà đang thức trông con. Câu 2: Bà mẹ đã làm gì để bụi gai chỉ đường cho bà? a. Ôm ghì bụi gai vào lòng để sưởi ấm cho nó. b. Giũ sạch băng tuyết bám đầy bụi gai. c. Chăm sóc bụi gai hàng ngày. Câu 3: Các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình: 15
  16. ông bà bà nội ông ngoại cha mẹ Câu 4: Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: Mẹ đang giặt quần áo. Câu 5: Viết lại hình ảnh so sánh và từ so sánh trong câu thơ sau: Bà như quả ngọt chín rồi Càng thêm tuổi tác, càng tươi lòng vàng. - Hình ảnh so sánh: - Từ so sánh: II.ĐỌC TIẾNG: : Chọn 1 trong các bài sau: “Cô giáo tí hon”, “Người mẹ”, “Nhớ lại buổi đầu đi học”, “Cậu bé thông minh”, “Bài tập làm văn”, “Ai có lỗi” Giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu cho học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng một đoạn trong bài theo yêu cầu của giáo viên. B. BÀI VIẾT: (10 điểm) 16
  17. I.Chính tả: GV đọc cho HS viết bài: “Các em nhỏ và cụ già” TV2 Tập1 Trang 62 (Đề bài và Đoạn 4) II.Tập làm văn: Viết một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu kể về gia đình em với một người bạn mới quen. 17
  18. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 9 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút A. KIỂM TRA ĐỌC: ( 10 điểm) I. Đọc thành tiếng: - Học sinh đọc 1 đoạn văn khoảng 55 tiếng/phút ở một trong các bài Tập đọc đã học ở SGK Tiếng Việt 3, tập 1(do giáo viên lựa chọn) theo mức độ cần đạt về chuẩn KT- KN giữa HKI. - Trả lời một câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc. II. Đọc thầm và làm bài tập Đọc thầm bài: “ Các em nhỏ và cụ già” ( Trang 62-63 SGK TV3, Tập 1) Đánh dấu x vào ô trống trước câu trả lời đúng nhất: 1. Các bạn nhỏ đi đâu về: a. Đi học về b. Đi chơi về c. Đi thăm bạn bị ốm 2. Điều gì trên đường về khiến các bạn phải dừng lại? a. Một ông cụ nhờ dẫn qua đường 18
  19. b.Trông thấy một cụ già đang ngồi khóc. c. Trông thấy một ông cụ rất mệt mỏi và u sầu. 3. Điều gì làm cho ông cụ buồn? a. Vì bà nhà ông bị ốm nặng. b. Vì ông cụ bị mất hết tiền. c. Vì ông cụ đang bị ốm. 4. Các bạn nhỏ đã làm gì để ông cụ đỡ buồn? a. Góp tiền để đưa cho ông b. Hỏi xem có giúp gì được cho ông không. c. Đưa ông đi về nhà. 5. Đặt câu hỏi cho bộ phận được in đậm: a. Thiếu nhi là những chủ nhân tương lai của đất nước. b. Cô giáo đang giảng bài. B. KIỂM TRA VIẾT(10 điểm): I. Chính tả nghe- viết: (5 điểm) 19
  20. Giáo viên đọc cho học sinh viết tên bài và 1 đoạn trong bài Tập đọc Ông ngoại (Từ đầu những chữ cái đầu tiên.), ( SGK Tiếng Việt 3, tập 1, trang 34-35) II. Tập làm văn: ( 5điểm) Em hãy viết một đoạn văn (từ 5-7 câu) kể về gia đình em. 20
  21. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 10 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút A. Phần đọc (10 điểm) I. Đọc thành tiếng : 6 điểm Giáo viên chọn các bài sau : Chiếc áo len ( STV3 - tập 1 - trang 20 ), Người mẹ( STV3 - tập 1- trang 29 ) Người lính dũng cảm ( STV3 - tập 1 - trang 38 ) Nhớ lại buổi đầu đi học ( STV3 tập 1 - trang 51 Các em nhỏ và cụ già ( STV3 - tập 1 - trang 62 ) cho học sinh bốc thăm để đọc. II.Đọc hiểu : 4 điểm Dựa vào bài " Ông ngoại "Tiếng Việt 3 tập 1, trang 34 ,35.Hãy đọc thầm và khoanh tròn vào chữ đặt trước ý trả lời đúng nhất cho các câu hỏi sau : Câu 1 : (1điểm ): Thành phố sắp vào thu có gì đẹp ? A.Có những cơn gió mùa hè. B.Không khí mát dịu mỗi sáng, trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trong, trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây hè phố. 21
  22. C.Trời xanh ngắt có gió mát. Câu 2 :( 1 điểm ) : Ông ngoại giúp bạn nhỏ chuẩn bị đi học như thế nào ? A. Ông dẫn bạn đi mua vở chọn bút , hướng dẫn cách bọc vở , dán nhãn , pha mực . B. Ông dạy bạn nhỏ những chữ cái đầu tiên . C. Cả hai ý trên . Câu 3: ( 1 điểm ) : Vì sao bạn nhỏ gọi ông ngoại là người thầy đầu tiên ? A. Vì ông ngoài là người bạn của bạn nhỏ . B. Vì ông ngoài là người đầu tiên dẫn bạn đến trường , cho bạn nghe tiếng trống đầu tiên,dạy bạn những chữ cái đầu tiên . C. Vì ông ngoại là người cho bạn nghe tiếng trống trường đầu tiên . Câu 4: (1 điểm ) : Ông ngoại là người dạy bạn những chữ cái đầu tiên . Câu trên thuộc mẫu câu nào sau đây : A. Ai là gì ? B. Ai thế nào ? C.Ai làm gì ? B.Phần viết (10 điểm) I. Chính tả : 5 điểm Giáo viên đọc cho học sinh viết bài " Các em nhỏ và cụ già "( Tiếng Việt 3 - tập 1, trang 63 ) 22
  23. II. Tập làm văn : 5 điểm Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 - 7 câu ) kể về một người hàng xóm mà em quý mến 23
  24. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 11 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC: I . Đọc thành tiếng : Bốc thăm chọn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 cho HS đọc và trả lời câu hỏi II . Đọc hiểu : Học sinh đọc thầm bài: Các em nhỏ và cụ già ( Trang 62 và 63 Tiếng Việt 3 tập 1) rồi khoanh tròn vào chữ có ý trả lời đúng: 1/ Vì sao các bạn nhỏ lại quan tâm đến ông cụ như vậy ? a/ Vì các bạn nhỏ muốn biết ông cụ là ai ? Ở đâu ? b/ Vì các bạn nhỏ tò mò, nghịch ngợm c/ Vì các bạn nhỏ là những đứa trẻ ngoan muốn giúp ông cụ . 2/ Ông cụ gặp chuyện gì buồn ? a/ Cụ bà ( vợ ông cụ ) bị ốm nặng đang nằm trong bệnh viện rất khó qua khỏi ? b/ Ông cụ bị ốm nặng đang chờ đi bệnh viện . c/Ông cụ bị mất nhiều đồ đạc . 3/ Vì sao trò chuyện với các bạn nhỏ ông cụ thấy lòng nhẹ hơn? a. Ông thấy được an ủi, nỗi buồn được chia sẻ. 24
  25. b. Ông cảm động trước tấm lòng của các bạn nhỏ và cảm thấy đỡ cô đơn . c. Cả câu a và b 4/ Thêm dấu phẩy vào câu sau : Bà ngoại dẫn em đi mua cặp mua bút . KIỂM TRA VIẾT I. Chính tả : ( 5 điểm ) Nghe và viết : Nhớ lại buổi đầu đi học ( Từ Cũng như tôi đến hết ) ( Trang 51 tiếng Việt 3 tập 1 ) II. Tập làm văn : ( 5 điểm ) Viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu ) nói về một người thân mà em quý mến. 25
  26. ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1 ĐỀ 12 MÔN: TIẾNG VIỆT LỚP 3 Thời gian: 40 phút KIỂM TRA ĐỌC I . Đọc thành tiếng : Bốc thăm chọn các bài Tập đọc từ tuần 1 đến tuần 8 cho HS đọc. II. Đọc hiểu : Đọc bài: “Người lính dũng cảm” sách TV3, tập 1, trang 38, 39 và trả lời câu hỏi bằng cách đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng. 1.Vì sao chú lính nhỏ quyết định chui qua lỗ hổng dưới chân rào? a) “ Chú lính nhỏ” quá bé so với các bạn nên không dám leo lên hàng rào. b) “ Chú lính nhỏ” chui ở vị trí đó cho nhanh. c) “ Chú lính nhỏ” sợ đổ hàng rào của trường. 2. Vì sao chú lính nhỏ “run lên” khi thầy giáo hỏi: “Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm giập hoa trong vườn trường?” a) Vì chú sợ bị thầy phạt. b) Vì chú suy nghĩ rất căng thẳng: nhận hay không nhận lỗi. c) Vì chú sợ một cú véo của bạn. 26
  27. 3. Trong câu “ Đi dưới rặng sấu, ta sẽ gặp nhiều chiếc lá nghịch ngợm.”, em có thể thay từ “ nghịch ngợm” bằng từ nào? a) tinh nghịch b) bướng bỉnh c) dại dột 4. Ai là người dũng cảm nhất trong câu chuyện này? Vì sao? KIỂM TRA VIẾT 1. Chính tả - (nghe - viết): 1. Bài viết: “ Gió heo may” (Tiếng việt lớp 3 tập 1 trang 70) II Tập làm văn: (5 điểm) Đề bài: Hãy viết một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. 27
  28. Trường Tiểu học BÀI KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA HỌC KÌ I NĂM HỌC: 2011 - 2012 Lớp: 3 Họ và tên: MÔN TIẾNG VIỆT - LỚP 3 Thời gian: 55 phút (Không kể thời gian đọc thành tiếng và giao đề ) Điểm Nhận xét của giáo viên Đọc: Viết: TB: A. KIỂM TRA ĐỌC: (10 điểm) 1. Đọc thành tiếng: (5 điểm) Bài đọc: . 2. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)- 15 phút Chú sẻ và bông hoa bằng lăng Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không biết vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ. Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ. Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ gian phòng tràn ngập ánh nắng: - Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia? Theo Phạm Hổ 28
  29. * Khoanh vào chữ cái đặt trước ý em cho là đúng trong các câu hỏi sau và hoàn thành tiếp các bài tập: Câu 1. Bằng lăng muốn giữ lại bông hoa cuối cùng để làm gì? a. Để tặng cho sẻ non. b. Để trang điểm cho ngôi nhà của bé Thơ. c. Để dành tặng bé Thơ vì bé Thơ bị ốm phải nằm viện chưa được nhìn thấy hoa nở. Câu 2. Vì sao khi bông hoa bằng lăng cuối cùng nở, bé Thơ vẫn không nhìn thấy và nghĩ rằng mùa hoa đã qua? a. Vì hoa chóng tàn quá bé Thơ chưa kịp ngắm. b. Vì bông hoa nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy. c. Vì bé Thơ mệt không chú ý đến hoa. Câu 3. Sẻ non đã làm gì để giúp bằng lăng và bé Thơ? a. Sẻ non hót vang để bé Thơ thức dậy ngắm hoa bằng lăng. b. Sẻ non hái bông hoa bằng lăng bay vào buồng tặng bé Thơ. c. Sẻ non đậu vào cành hoa bằng lăng làm cho nó chúc xuống để bông hoa lọt vào khung cửa sổ. Câu 4. Câu văn có hình ảnh so sánh là: a. Bé Thơ cười tươi như một bông hoa. b. Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. c. Bé cứ nghĩ là mùa hoa đã qua. Câu 5. Điền tiếp bộ phận còn thiếu để tạo câu theo mẫu Ai là gì? Bằng lăng và sẻ non là II. KIỂM TRA VIẾT (10 điểm) 1. Chính tả: (Nghe - viết) – 15 phút a) Bài viết: Nhớ lại buổi đầu đi học. (Sách Tiếng Việt 3 - Tập I, trang 51) Giáo viên đọc “ Cũng như tôi đến hết” (5 điểm) 2. Tập làm văn: (5 điểm) -25 phút Em hãy chọn một trong các đề văn sau: 29
  30. 1. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể lại buổi đầu em đi học. 2. Viết một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 câu) kể về tình cảm của bố mẹ hoặc người thân của em đối với em. (Tổ chuyên môn thống nhất đáp án và biểu điểm chi tiết) Họ và tên giáo viên coi, chấm: Ý kiến PHHS Hướng dẫn chấm Tiếng Việt lớp 3 A. Đọc thầm và làm bài tập: 5 điểm - Mỗi ý đúng được 1 điểm Câu 1: c Câu 2: b Câu 3: c Câu 4: a Câu 5: HS điền đúng: 1 điểm (Cuối câu không có dấu chấm trừ 0,25 điểm) B. 1. Chính tả: 5 điểm Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng đoạn văn: 5 điểm. Học sinh viết sai, lẫn phụ âm đầu hoặc vần, thanh, không viết hoa đúng quy định cứ 2 lỗi trừ 1 điểm. * Lưu ý: Nếu chữ viết không rõ ràng, sai về độ cao khoảng cách - kiểu chữa hoặc trình bày bẩn bị trừ 1 điểm toàn bài. 2. Tập làm văn: 5 điểm * Đoạn văn đảm bảo được các yêu cầu sau được 5 điểm: - Viết được đoạn văn đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn đúng yêu cầu đã học; độ dài bài viết khoảng từ 5-7 câu; - Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả; - Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ. + Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 4,5 – 4 – 3,5 – 3 – 2,5 – 2 – 1,5 – 1 – 0,5. 30