Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển (Có đáp án)

docx 2 trang minhtam 29/10/2022 5520
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_vat_li_lop_8_bai_9_ap_suat_khi_quyen_co.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 8 - Bài 9: Áp suất khí quyển (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 8 BÀI 9: ÁP SUẤT KHÍ QUYỂN Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ dưới lên trên. B. Áp suất khí quyển bằng áp suất thủy ngân. C. Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương. D. Áp suất khí quyển chỉ tác dụng theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống dưới. Câu 2: Hút bớt không khí trong một vỏ hộp đựng sữa bằng giấy, ta thấy vỏ hộp giấy bị bẹp lại là vì A. Khi hút mạnh làm yếu các thành hộp làm hộp bẹp đi B. Áp suất bên trong hộp giảm, áp suất khí quyển ở bên ngoài hộp lớn hơn làm nó bẹp C. Áp suất bên trong hộp tăng lên làm cho hộp bị biến dạng D. Việc hút mạnh đã làm bẹp hộp Câu 3: Trường hợp nào sau đây áp suất khí quyển lớn nhất? A. Tại đáy hầm mỏ B. Tại đỉnh núi C. Trên bãi biển D. Tại chân núi Câu 4: Áp suất khí quyển bằng 76 cmHg đổi ra là A. 76N/m2 B. 760N/m2 C. 10336000N/m2 D. 103360N/m2 Câu 5: Trong thí nghiệm của Torixenli, độ cao cột thuỷ ngân là 75cm, nếu dùng rượu để thay thuỷ ngân thì độ cao cột rượu là bao nhiêu? Biết dthuỷ ngân= 136000N/m 3, của rượu drượu = 8000N/m3. A. 750mm; B. 1275mm; C. 7,5m D. 12,75m. Câu 6: Áp suất do khí quyển tác dụng lên cơ thể bạn ở mực nước biển có độ lớn gần đúng bằng: A. 1.000Pa B. 100Pa C. 100.000Pa D. 10.000Pa Câu 7: Trong các hiện tượng sau đây hiện tượng nào KHÔNG do áp suất khí quyển gây ra. A. Chúng ta khó rút chân ra khỏi bùn B. Con người có thể hít không khí vào phổi C. Một cốc đựng đầy nước được đậy bằng miếng bìa khi lộn ngược cốc thì nước không chảy ra ngoài. D. Vật rơi từ trên cao xuống Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không do áp suất khí quyển gây ra? A. Quả bóng bàn bị bẹp thả vào nước nóng lại phồng lên như cũ B. Lấy thuốc vào xi lanh để tiêm C. Hút xăng từ bình chứa của xe bằng vòi D. Uống nước trong cốc bằng ống hút Câu 9: Cứ cao lên 12m áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg. Trên một máy bay, cột thủy ngân có độ cao 400mm. Khi đó máy bay cách mặt đất bao nhiêu? Biết tại mặt đất áp suất khí quyển là 760mmHg. A. 8km B. 4,8 km C. 4320 m D. 3600 m Câu 10: Áp suất khí quyển không được tính bằng công thức p =d.h là do A. Không xác định được chính xác độ cao của cột không khí B. Trọng lượng riêng của khí quyển thay đổi theo độ cao C. Công thức p = d.h dùng để tính áp suất của chất lỏng
  2. D. A và B đúng Câu 11: Câu nhận xét nào sau đây là SAI khi nói về áp suất khí quyển? A. Ta có thể dùng mmHg làm đơn vị đo áp suất khí quyển. B. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. C. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng chiều cao của cột thủy ngân trong ống Tôrixenli. D. Độ lớn của áp suất khí quyển có thể được tính bằng công thức p= hd. Câu 12: Khi đặt ống Tôrixenli ở chân một quả núi, cột thủy ngân có độ cao 752mm. Khi đặt nó ở ngọn núi, cột thủy ngân cao 708mm. Tính độ cao của ngọn núi so với chân núi. Biết rằng cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm 1mmHg. A. 366 m B. 528 m C. Một đáp số khác D. 440 m Câu 13: Hãy cho biết câu nào dưới đây là không đúng khi nói về áp suất khí quyển? A. Trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu tác dụng của áp suất khí quyển theo mọi hướng. B. Áp suất khí quyển được gây ra do áp lực của các lớp không khí bao bọc xung quanh trái đất. C. Áp suất khí quyển chỉ có ở trái đất, các thiên thể khác trong vũ trụ không có. D. Càng lên cao áp suất khí quyển càng giảm. Câu 14: Áp suất khí quyển thay đổi như thế nào khi độ cao càng tăng? A. Có thể vừa tăng, vừa giảm. B. Càng giảm C. Càng tăng D. Không thay đổi Câu 15: Thí nghiệm Ghê - Rich giúp chúng ta A. Chứng tỏ sự tồn tại của áp suất chất lỏng B. Thấy được độ lớn của áp suất khí quyển C. Chứng tỏ có sự tồn tại của áp suất khí quyển D. Thấy được sự giàu có của Ghê - Rích Câu 16: Áp suất tác dụng lên thành trong của một hộp đồ hộp chưa mở là 780mmHg. Người ta đánh rơi nó xuống đáy biển ở độ sâu 320m. Hiện tượng gì sẽ xảy ra với hộp đó? Biết trọng lượng riêng của thủy ngân là 136000 N/ m3, của nước biển là 10300 N/ m3. A. Hộp không bị làm sao B. Hộp bị bẹp lại C. Hộp nở phồng lên D. Hộp bị bật nắp Câu 17: Càng lên cao không khí càng loãng nên áp suất càng giảm. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển giảm khoảng 1mmHg. Áp suất khí quyển ở độ cao 800 m là A. 753,3 mmHg B. 960 mmHg C. 663 mmHg D. 748 mmHg Câu 18: Điều nào sau đây là đúng khi nói về sự tạo thành áp suất khí quyển? A. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển rất nhẹ. B. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có chứa nhiều loại nguyên tố hóa học khác nhau. C. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có trọng lượng. D. Áp suất khí quyển có được là do không khí tạo thành khí quyển có độ cao so với mặt đất. ĐÁP ÁN 1 C 5 D 9 C 13 C 17 A 2 B 6 C 10 A 14 B 18 C 3 A 7 D 11 D 15 B 4 D 8 A 12 D 16 B