Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Bài 16: Tổng kết âm học (Có đáp án)

docx 2 trang minhtam 9180
Bạn đang xem tài liệu "Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Bài 16: Tổng kết âm học (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_tap_trac_nghiem_vat_li_lop_7_bai_16_tong_ket_am_hoc_co_d.docx

Nội dung text: Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 7 - Bài 16: Tổng kết âm học (Có đáp án)

  1. BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM MÔN VẬT LÝ LỚP 7 BÀI 16: TỔNG KẾT CHƯƠNG II: ÂM HỌC Câu 1: Độ to của âm phụ thuộc vào yếu tố nào? A. Tần số dao động B. Biên độ dao động C. Thời gian dao động D. Tốc độ dao động Câu 2: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất? A. Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ B. Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ C. Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai D. Cả ba trường hợp trên Câu 3: Một vật thực hiện dao động với tần số 20 Hz. Hỏi trong 2 phút vật thực hiện bao nhiêu dao động? A. 20 dao động B. 40 dao động C. 1200 dao động D. 2400 dao động Câu 4: Khi chú bảo vệ gõ trống, tai ta nghe tiếng trống, vật nào đã phát ra âm? A. Tay chú bảo vệ gõ trống B. Dùi trống C. Mặt trống D. Không gian xung quanh trống Câu 5: Giả sử một bệnh viện nằm cạnh đường quốc lộ có nhiều xe cộ qua lại. Hãy chỉ ra các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn cho bệnh viện: A. Treo biển báo “cấm bóp còi” gần bệnh viện B. Xây tường bê tông xung quanh bệnh viện, đóng các cửa phòng để ngăn chặn đường truyền âm C. Trồng nhiều cây xanh xung quanh bệnh viện để hướng âm truyền đi theo hướng khác D. Tất cả các đáp án trên Câu 6: Ta nghe được tiếng hát ca sĩ trên tivi. Vậy đâu là nguồn âm? A. Người ca sĩ phát ra âm B. Sóng vô tuyến truyền trong không gian dao động phát ra âm C. Màn hình tivi dao động phát ra âm D. Màng loa trong tivi dao động phát ra âm Câu 7: Hãy đánh dấu vào câu đúng? A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy tia chớp C. Âm không thể truyền trong chân không D. Âm không thể truyền qua nước. Câu 8: Hãy chọn câu đúng: A. Âm truyền nhanh hơn ánh sáng B. Có thể nghe được tiếng sấm trước khi nhìn thấy chớp C. Âm không thể truyền trong chân không D. Âm không thể truyền qua nước Câu 9: Nguồn âm, có thể là: A. Chất khí dao động B. Chất rắn dao động C. Chất lỏng dao động D. Chất khí, chất lỏng, chất rắn Câu 10: Tiếng vang là:
  2. A. Âm phản xạ B. Âm phản xạ đến cùng lúc với âm phát ra C. Âm phản xạ truyền đi mọi hướng, không nhất thiết phải truyền đến tai D. Âm phản xạ nghe được cách biệt với âm phát ra Câu 11: Có một đường cao tốc vừa mới được xây dựng gần một trường học. Hàng ngày học sinh phải chịu ô nhiễm tiếng ồn, vì điều kiện chưa đổi được trường về vị trí khác nên người ta đã có những phương án để chống lại tiếng ồn đó như sau. Theo em thì phương pháp nào là tốt nhất? A. Xây tường chắn để ngăn cách B. Thay hệ thống cửa bằng cửa kính, và đóng lại khi cần C. Trang bị cho mỗi học sinh một mũ chống ồn để bịt tai D. Che cửa bằng các vải màn Câu 12: Các cụm từ sau đây là các cụm từ chỉ về âm thanh, theo em cụm từ nào là sai? A. Nguồn âm, vật dao động phát ra âm thanh B. Tần số dao động, âm cao, âm thấp C. Biên độ dao động, độ to, độ nhỏ của âm D. Nhiệt độ của âm Câu 13: Vật phát ra âm trong các trường hợp nào dưới đây? A. Khi kéo căng vật. B. Khi uốn cong vật. C. Khi nén vật D. Khi làm vật dao động Câu 14: Hai bạn tên là Hùng và Dũng nói chuyện với nhau. Bạn Dũng ngồi tựa vào bức tường. Hãy xem nhận xét nào sau đây đúng nhất? A. Hùng nghe được âm thanh to hơn Dũng B. Hùng nghe được âm thanh nhỏ hơn Dũng C. Hai bạn đều nghe được âm thanh giống nhau D. Nghe to hay nhỏ hơn là phụ thuộc vào tai của từng người Câu 15: Khi nào ta nói, âm phát ra trầm? A. Khi âm phát ra với tần số cao B. Khi âm phát ra với tần số thấp C. Khi âm nghe to D. Khi âm nghe nhỏ ĐÁP ÁN 1 B 4 C 7 C 10 D 13 A 2 A 5 D 8 C 11 B 14 B 3 D 6 D 9 D 12 D 15 B