Bài kiểm tra giữa học kì I mô Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 4 - Năm học 2020-2021

docx 12 trang minhtam 10820
Bạn đang xem tài liệu "Bài kiểm tra giữa học kì I mô Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 4 - Năm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxbai_kiem_tra_giua_hoc_ki_i_mo_tieng_viet_doc_hieu_lop_4_nam.docx

Nội dung text: Bài kiểm tra giữa học kì I mô Tiếng Việt (Đọc hiểu) Lớp 4 - Năm học 2020-2021

  1. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 4 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: . Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp 4A Quận Hai Bà Trưng, ngày tháng 1 năm 2020 Điểm đọc: Lời nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: A. Đọc thầm bài sau : TÌNH BẠN Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Mùa thu, khu rừng thơm phức hương quả chín. Ở trên một cây cao chót vót, Thỏ reo lên sung sướng: - Ồ chùm quả vàng mọng kia, ngon quá! Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. Nhưng Thỏ đã men ra. Nó cố với. Trượt chân, Thỏ ngã nhào. Sóc nhanh nhẹn túm được áo Thỏ còn tay kia kịp với được vào một cành cây nhỏ nên cả hai chỉ bị treo lơ lửng trên không chứ không bị rơi xuống khe núi đầy đá nhọn. Cái cành cây cong gập hẳn lại. Sóc vẫn cố sức giữ chặt áo Thỏ. Tiếng răng rắc trên cành cây kêu to hơn. - Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. Thỏ nói với Sóc rồi khóc òa. - Tớ không bỏ cậu đâu. Sóc cương quyết. Bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy nghe tiếng kêu cứu chạy tới. Bác rướn mình đưa chiếc vòi dài đỡ được cả hai xuống an toàn. Bác âu yếm khen: - Các cháu có một tình bạn thật đẹp. Theo Hà Mạnh Hùng Dựa vào nội dung bài đọc trên khoanh vào chữ cái trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây. Câu 1: Vào thời gian nào Thỏ và Sóc rủ nhau vào rừng hái quả? (0,5 điểm) A. Vào mùa thu B. Vào mùa xuân C. Vào mùa đông D. Vào mùa hạ Câu 2: Khi Thỏ bị trượt chân ngã, Sóc đã làm gì? (0,5 điểm) A. Vội vàng ngăn Thỏ. B. Túm lấy áo Thỏ và cương quyết không bỏ rơi bạn C. Cùng với Thỏ túm lấy cành cây nhỏ. D. Sóc tự lo bản thân mình để mặc kệ Thỏ. Câu 3: Thỏ đã nói với Sóc như thế nào khi mình gặp nạn? (0,5 điểm)
  2. A. Sóc ơi, tớ sợ lắm cậu đừng bỏ tớ. B. Tớ không bỏ cậu đâu. C. Cậu bỏ tớ ra đi kẻo cậu cũng bị rơi theo đấy. D. Nhờ bác Voi cao lớn đang làm việc gần đấy chạy tới cứu giúp. Câu 4: Việc làm nói trên của Sóc thể hiện Sóc là người như thế nào? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) Câu 5: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 điểm) Thông tin Trả lời a) Mùa thu, khu rừng thơm phức hương của các loài hoa. Đúng / Sai b) Thỏ muốn hái chùm quả vàng mọng nhưng Sóc ngăn bạn lại vì nguy hiểm. Đúng / Sai c) Thỏ và Sóc cùng bị ngã xuống khe núi đầy đá nhọn Đúng / Sai d) Bác Voi đã cứu giúp và khen Thỏ và Sóc có một tình bạn đẹp. Đúng / Sai Câu 6: Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện trên? (1 điểm) Câu 7: Tiếng nào sau đây không có đủ cả ba bộ phận? (0,5 điểm) A. ra. B. an C. lơ D. quyết. Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) Thấy chùm quả vắt vẻo cao tít, Sóc vội vàng ngăn bạn: - Cậu đừng lấy, nguy hiểm lắm. A. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu bộ phận sau nó là suy nghĩ của nhân vật. C. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. D. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật và lời giải thích. Câu 9: Gạch chân dưới các danh từ trong câu văn sau: (1 điểm) Thỏ và sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Câu 10. Em hãy tìm một từ láy có trong câu chuyện trên? Hãy đặt câu với từ láy ( 1 điểm) vừa tìm được? - Một từ láy trong bài là: . - Đặt câu: Chúc các em làm bài thật tốt!
  3. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - LỚP 4 MÔN: TIẾNG VIỆT (VIẾT) Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 50 phút ( không kể thời gian giao đề) I – Chính tả: (2 điểm) 15 phút Trăng trên biển Biển về đêm đẹp quá! Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc, một màu trong suốt. Những ngôi sao vốn đã lóng lánh, nhìn trên biển lại càng lóng lánh. Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời. Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều. Duy trăng trên biển lúc mới mọc thì đây là lần đầu tiên tôi được thấy. Càng lên cao trăng càng trong và nhẹ bỗng. V. Huy Gô II - Tập làm văn: (8 điểm) 35 phút ĐỀ BÀI: Trung thu vừa qua Trường và lớp em tổ chức nhiều hoat động rất vui. Em hãy viết một lá thư cho một người bạn cũ của em để hỏi thăm và kể cho bạn nghe về ngày Tết trung thu ở trường và lớp em. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt ( Đọc hiểu) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 1 văn bản Câu số 1,2 3,5 4 6 Điểm 1 1 1 1 4 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 2 tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng số câu 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 1,5 1,5 2 2 7
  4. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM GIỮA HỌC KỲ I- LỚP 4 Môn Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021 Phần A: Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1/ Đọc tiếng : 3 điểm – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2/ Đọc hiểu : 7điểm Câu 1: A (0,5 điểm) Câu 2: B (0,5 điểm) Câu 3: C (0,5 điểm) Câu 4: * HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu được 1 điểm Việc làm nói trên của Sóc thể hiện Sóc là người bạn tốt/ Sóc là người sẵn sàng quên bản thân mình để cứu bạn. Câu 5. Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (1 điểm) Thông tin Trả lời a) Mùa thu, khu rừng thơm phức hương của các loài hoa. Đúng / Sai b) Thỏ muốn hái chùm quả vàng mọng nhưng Sóc ngăn bạn lại vì nguy hiểm. Đúng / Sai c) Thỏ và Sóc cùng bị ngã xuống khe núi đầy đá nhọn Đúng / Sai d) Bác Voi đã cứu giúp và khen Thỏ và Sóc có một tình bạn đẹp. Đúng / Sai Câu 6: (1 điểm) * HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu được 1 điểm Ví dụ: - Bạn bè cần biết yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau lúc gặp khó khăn hoạn nạn. Có như vậy tình bạn mới lâu bền . Hoặc: Bạn bè cần biết quan tâm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Có như vậy tình bạn mới bền chặt. * HS viết đúng nhưng không viết hoa chữ cái đầu câu, không có dấu cuối câu được 0,5 điểm. Câu 7: B (0,5 điểm) Câu 8: C (0,5 điểm) Câu 9: (1 điểm) các danh từ đó là: Thỏ và sóc rủ nhau vào rừng hái quả. Câu 10. HS viết đúng 1 từ láy ( 0,25 điểm), trình bày đúng hình thức câu được 0,75 điểm - Các từ láy có thể tìm: chót vót; sung sướng; vắt vẻo; nhanh nhẹn; lơ lửng
  5. Phần B: Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Mắc 6-10 lỗi : 0,5 điểm - Mắc quá 10 lỗi : 0 điểm 2. Kiểm tra viết (8 điểm) * Đảm bảo đủ các yêu cầu sau - Viết được bức thư đủ 3 phần ( phần đầu, phần chính và phần cuối thư) và đúng thể thức của một bài văn viết thư. độ dài bài viết từ 12 – 15 câu. * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): Điểm thành Mức điểm TT phần 1,5 1 0,5 0 Nêu được: Thiếu 1 trong -Không - Địa điểm và 2 nôi dung : có phần Phần đầu thư thời gian viết thời gian và đầu thư 1 (1 điểm) thư địa điểm - Lời thư gửi Hoặc lời thưa gửi. - Nêu được mục - Thiếu một - Thiếu 2 - Viết đích, lí do viết thư trong 3 nội trong 3 nội không cho cô dung chính của dung chính đúng nội -Hỏi thăm tình bức thư của bức thư dung Nội hình người bạn dung 2a - Kể về ngày tết (1,5 trung thu vừa qua điểm) của em. Phần chính -Diễn đạt mạch - Diễn đạt - Có 3 câu - Diễn đạt (4điểm) Kĩ lạc, rõ ý mạch lạc văn trở lên quá lủng năng - Có 1,2 câu diễn đạt còn củng, 2b (1,5 văn viết chưa lủng củng, không rõ điểm) rõ ý hoặc lủng chưa rõ ý ý củng Hình - Bức thư có - Thư viết - Thư viết ảnh , cảm xúc chưa thật có không có 2c cảm - Lời lẽ chân cảm xúc cảm xúc, xúc (1 thành hoặc chưa không thể điểm) thật chân hiện được
  6. thành sự quan tâm - Viết được lời - Viết thiếu - Không hứa hẹn của một trong có phần mình với người các phần cuối thư Phần cuối thư thân cuối của thư 3 (1 điểm) - Viết đủ chữ kí và tên hoặc họ tên người viết thư -Chữ viết - Chữ Chữ viết, chính sạch sẽ, rõ xấu, bẩn, 4 tả (0,5 điểm) ràng, không sai trên 5 sai quá 5 lỗi lỗi -Biết dùng từ - Dùng từ hợp lí, viết không câu đúng ngữ phù hợp, pháp.( viết câu Dùng từ, đặt câu 5 Không sai chưa (0,5 điểm) quá 5 lỗi) đúng ngữ pháp, .( sai quá 5 lỗi) - Bức thư có - Lời thư khá - Chỉ viết nét riêng biệt, tự nhiên. chung lời lẽ tự nhiên, chung không khuôn mẫu. Sáng tạo (1 - Cách trình 6 điểm) bày bức thư mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần -
  7. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I - LỚP 4 MÔN: TIẾNG VIỆT (ĐỌC HIỂU) Năm học: 2020 - 2021 Họ và tên: . Thời gian làm bài 30 phút (không kể thời gian giao đề) Lớp 4A Quận Hai Bà Trưng, ngày tháng . năm 2020 Điểm đọc: Lời nhận xét của giáo viên Đọc tiếng: Đọc hiểu: A. Đọc thầm bài sau : Chuyện về hai hạt lúa Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem gieo chúng trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lí tưởng để trú ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì, nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, dù hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến chơ đời những hạt lúa mới. B. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng : Câu 1: Viết tiếp ý đúng vào câu văn sau: (0,5 điểm) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Câu 2: Hai hạt lúa đều là những hạt lúa thế nào? (0,5 điểm) A. Cả hai đều là những hạt lúa yếu, khó trồng B. Một hạt to khoẻ, một hạt thì yếu ớt. C. Cả hai hạt lúa đều to nhưng lại yếu ớt D. Cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Câu 3: Vì sao hạt lúa thứ nhất không muốn được đem gieo xuống đất mà lại chọn (0,5 điểm) một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó? A.Vì hạt lúa nghĩ ở đó có đủ nước và chất dinh dưỡng nuôi sống. B. Vì hạt lúa nghĩ rằng đó là nơi trú ngụ an toàn, điều kiện sống tốt. C. Vì hạt lúa sợ gặp nguy hiểm, sợ thân mình bị nát tan trong đất. D. Vì hạt lúa thích bóng tối.
  8. Câu 4: Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất? Viết câu trả lời của em: (1 điểm) Câu 5: Dựa vào bài đọc, xác định các điều nêu dưới đây đúng hay sai. (0,5 điểm) Thông tin Trả lời a) Hạt lúa thứ nhất muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Đúng / Sai b) Hạt lúa thứ nhất chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Đúng / Sai c) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm sợ ông chủ mang gieo xuống đất Đúng / Sai d) Hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng Đúng / Sai óng, trĩu hạt. Câu 6: Câu chuyện trên muốn nói với em điều gì? (1 điểm) Câu 7: Tiếng nào sau đây có đủ cả ba bộ phận? (0,5 điểm) A. ông C. hạt B. ơn D. ạ Câu 8: Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì? (0,5 điểm) Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải tan nát trong đất.” A. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời giải thích cho bộ phận đứng trước. B. Báo hiệu bộ phận sau nó là suy nghĩ của nhân vật. C. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật. D. Báo hiệu bộ phận sau nó là lời nói trực tiếp của nhân vật và lời giải thích. Câu 9: Trong câu: “Cả hai đều là những hạt lúa tốt và chắc mẩy.” có: (1 điểm) A. 1 từ phức , đó là B. 2 từ phức, đó là C. 3 từ phức, đó là D. 4 từ phức, đó là Câu 10: Viết một câu văn trong đó có sử dụng 1 từ ghép để nói về hạt lúa thứ ( 1 điểm) nhất theo kiểu câu Ai thê nào? Gạch chân dưới từ ghép đó. Viết câu trả lời của em: Chúc các em làm bài thật tốt!
  9. BÀI KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ I - LỚP 4 Năm học: 2020 - 2021 Thời gian làm bài: 50 phút ( không kể thời gian giao đề) I – Chính tả: (2 điểm) 15 phút Mùa đông ở làng Dạ Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống. Hoa cải hương vàng hoe từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuộn nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn lại những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng. Trên những ngọn cơi già nua, những chiếc lá vàng còn sót lại đang khua lao xao. II - Tập làm văn: (8 điểm) 35 phút ĐỀ BÀI: Em hãy viết một lá thư cho một người thân của em đang ở xa để hỏi thăm và kể cho người thân nghe về tình hình học tập của em hiện nay. Ma trận câu hỏi đề kiểm tra môn Tiếng Việt ( Đọc hiểu) Mức 1 Mức 2 Mức 3 Mức 4 TT Chủ đề Tổng TN TL TN TL TN TL TN TL Đọc hiểu Số câu 2 2 1 1 6 1 văn bản Câu số 1,2 3,5 4 6 Điểm 1 1 1 1 4 Kiến thức Số câu 1 1 1 1 4 2 tiếng Việt Câu số 7 8 9 10 Điểm 0,5 0,5 1 1 3 Tổng số câu 3 3 2 2 10 Tổng số điểm 1,5 1,5 2 2 7
  10. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ CHO ĐIỂM GIỮA HỌC KỲ I- LỚP 4 Môn Tiếng Việt Năm học: 2020 - 2021 Phần A: Bài kiểm tra đọc (10 điểm) 1/ Đọc tiếng : 3 điểm – Đọc vừa đủ nghe, rõ ràng; tốc độ đọc đạt yêu cầu, giọng đọc có biểu cảm: 1 điểm – Ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ rõ nghĩa; đọc đúng tiếng, từ (không đọc sai quá 5 tiếng): 1 điểm – Trả lời đúng câu hỏi về nội dung đoạn đọc: 1 điểm 2/ Đọc hiểu : 7điểm Câu 1: Từ điền vào chỗ chấm là: (0,5 điểm) Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Câu 2: D (0,5 điểm) Câu 3: C (0,5 điểm) Câu 4: HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu được 1 điểm: Ví dụ: Tại sao hạt lúa thứ hai lại ngày đêm mong muốn được gieo xuống đất vì nó muốn bắt đầu cuộc đời mới./ Vì hạt lúa thứ hai muốn thử thách cuộc đời mới. * HSviết câu trả lời đúng nhưng chưa đủ ý hoặc trình bày câu không đúng hình thức câu được 0,5 điểm Câu 5: (0,5 điểm) Thông tin Trả lời a) Hạt lúa thứ nhất muốn cả thân mình phải tan nát trong đất. Sai b) Hạt lúa thứ nhất chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Đúng c) Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm sợ ông chủ mang gieo xuống đất Sai d) Hạt lúa thứ hai bị nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng Đúng óng, trĩu hạt. Câu 6: (1 điểm) * HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu được 1 điểm Ví dụ: - Chúng ta cần dũng cảm đương đầu với thử thách. Hoặc: - Chúng ta cần cố gắng vươn lên đón nhận thử thách. - Sống phải biết vươn lên vượt qua thử thách, khó khăn để trưởng thành. * HS viết đúng nhưng không viết hoa chữ cái đầu câu, không có dấu cuối câu được 0,5 điểm. Câu 7: C (0,5 điểm) Câu 8: B (0,5 điểm) Câu 9: (1 điểm) 2 từ phức, đó là: hạt lúa, chắc mẩy
  11. Câu 10. HS viết câu trả lời đúng, đủ ý, trình bày đúng hình thức câu được 1 điểm Ví Dụ: Hạt lúa thứ nhất rất dũng cảm. Phần B: Bài kiểm tra viết (10 điểm) 1. Kiểm tra viết chính tả : 2 điểm – Tốc độ đạt yêu cầu; chữ viết rõ ràng, viết đúng kiểm chữ, cỡ chữ; trình bày đúng quy định,viết sạch, đẹp: 1 điểm. – Viết đúng chính tả (không mắc quá 5 lỗi): 1 điểm. - Mắc 6-10 lỗi : 0,5 điểm - Mắc quá 10 lỗi : 0 điểm 2. Kiểm tra viết (8 điểm) * Đảm bảo đủ các yêu cầu sau - Viết được bức thư đủ 3 phần ( phần đầu, phần chính và phần cuối thư) và đúng thể thức của một bài văn viết thư. độ dài bài viết từ 12 – 15 câu. * Hướng dẫn chấm điểm chi tiết (xác định các mức độ cần đạt theo từng mức điểm tùy theo đề bài cụ thể): Điểm thành Mức điểm TT phần 1,5 1 0,5 0 Nêu được: Thiếu 1 trong -Không - Địa điểm và 2 nôi dung : có phần Phần đầu thư thời gian viết thời gian và đầu thư 1 (1 điểm) thư địa điểm - Lời thư gửi Hoặc lời thưa gửi. - Nêu được mục - Thiếu một - Thiếu 2 - Viết đích, lí do viết thư trong 3 nội trong 3 nội không cho cô dung chính của dung chính đúng nội -Hỏi thăm tình bức thư của bức thư dung Nội hình người thân dung 2a - Kể về tình hình (1,5 học tập của em điểm) hiện nay. Phần chính -Diễn đạt mạch - Diễn đạt - Có 3 câu - Diễn đạt (4điểm) Kĩ lạc, rõ ý mạch lạc văn trở lên quá lủng năng - Có 1,2 câu diễn đạt còn củng, 2b (1,5 văn viết chưa lủng củng, không rõ điểm) rõ ý hoặc lủng chưa rõ ý ý củng Hình - Bức thư có - Thư viết - Thư viết ảnh , cảm xúc chưa thật có không có 2c cảm - Lời lẽ chân cảm xúc cảm xúc, xúc (1 thành hoặc chưa không thể
  12. điểm) thật chân hiện được thành sự quan tâm - Viết được lời - Viết thiếu - Không hứa hẹn của một trong có phần mình với người các phần cuối thư Phần cuối thư thân cuối của thư 3 (1 điểm) - Viết đủ chữ kí và tên hoặc họ tên người viết thư -Chữ viết - Chữ Chữ viết, chính sạch sẽ, rõ xấu, bẩn, 4 tả (0,5 điểm) ràng, không sai trên 5 sai quá 5 lỗi lỗi -Biết dùng từ - Dùng từ hợp lí, viết không câu đúng ngữ phù hợp, pháp.( viết câu Dùng từ, đặt câu 5 Không sai chưa (0,5 điểm) quá 5 lỗi) đúng ngữ pháp, .( sai quá 5 lỗi) - Bức thư có - Lời thư khá - Chỉ viết nét riêng biệt, tự nhiên. chung lời lẽ tự nhiên, chung không khuôn mẫu. Sáng tạo (1 - Cách trình 6 điểm) bày bức thư mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ giữa các phần -