300 Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 9

pdf 43 trang minhtam 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "300 Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 9", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdf300_bai_tap_trac_nghiem_vat_li_lop_9.pdf

Nội dung text: 300 Bài tập trắc nghiệm Vật lí Lớp 9

  1. A. 826,4 W. B. 1100 W. C. 82,64 W. D. 9,1 W. Câu 171. Cuộn sơ cấp của một máy biến thế có 4400 vòng và cuộn thứ cấp có 240 vòng. Nếu hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn sơ cấp là 220V, thì hiệu điện thế giữa hai đầu cuộn thứ cấp là A. 60 V. B. 120 V. C. 12 V. D. 50 V. Câu 172. So với nhiệt điện, nhà máy điện hạt nhân có ưu điểm nào sau đây? A. Công suất lớn và khối lượng nhiên liệu ít hơn. B. Chi phí xây dựng ban đầu ít hơn. C. An toàn hơn và giá nhiên liệu rẻ hơn. D. Dễ quản lý, cần ít nhân sự hơn. Câu 173. Người ta cần truyền một công suất điện 200 kW từ nguồn điện có hiệu điện thế 5000 V trên đường dây có điện trở tổng cộng là 20 Ω. Độ giảm thế trên đường dây truyền tải là A. 80 V. B. 800 V. C. 40 V. D. 400 V. Câu 174. Một máy biến thế có số vòng dây cuộn sơ cấp gấp 3 lần số vòng dây cuộn thứ cấp thì hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp so với hiệu điện thế ở hai đầu cuộn sơ cấp sẽ A. Tăng lên 6 lần. B. Tăng lên 3 lần. C. Giảm đi 6 lần. D. Giảm đi 3 lần. Câu 175. Một nhà máy điện sinh ra một công suất 100 MW và cần truyền tải tới nơi tiêu thụ. Biết hiệu suất truyền tải là 90%. Công suất hao phí trên đường truyền là A. 10 kW. B. 10 MW C. 1 MW. D. 100 kW. Câu 176. Cách nào dưới đây có thể tạo ra dòng điện cảm ứng? A. Đưa một cực của nam châm từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín. B. Nối hai cực của nam châm với hai đầu cuộn dây dẫn C. Đưa một cực của acquy từ ngoài vào trong một cuộn dây dẫn kín D. Nối hai cực của pin vào hai đầu cuộn dây dẫn Câu 177. Động cơ điện là dụng cụ biến đổi A. Cơ năng thành điện năng. B. Điện năng thành nhiệt năng. C. Nhiệt năng thành điện năng. D. Điện năng thành cơ năng. 24
  2. Câu 178. Khi có dòng điện một chiều, không đổi chạy trong cuộn dây sơ cấp của một máy biến thế thì trong cuộn thứ cấp đã nối thành mạch kín A. vẫn không xuất hiện dòng điện. B. có dòng điện một chiều biến đổi. C. có dòng điện xoay chiều. D. có dòng điện một chiều không đổi. Câu 179. Điều nào sau đây sai khi so sánh tác dụng của dòng điện một chiều và dòng điện xoay chiều? A. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng làm phát quang bóng đèn. B. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều gây ra từ trường. C. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều có khả năng trực tiếp nạp điện cho ắcquy. D. Dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều đều tỏa ra nhiệt khi chạy qua một dây dẫn. Câu 180. Nam châm điện được sử dụng chủ yếu trong các thiết bị A. Ấm điện. B. Nồi cơm điện. C. Đèn điện. D. Rơle điện từ. 25
  3. CHƯƠNG III – QUANG HỌC Câu 181. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d > 2f thì ảnh A’B’ của AB qua thấu kính là A. ảnh thật, cùng chiều và lớn hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. C. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 182. Ảnh của một vật in trên màng lưới của mắt là A. Ảnh thật lớn hơn vật. B. Ảnh ảo lớn hơn vật. C. Ảnh thật nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo nhỏ hơn vật. Câu 183. Chọn câu phát biểu đúng A. Các đèn LED hoặc lade phát ra ánh sáng trắng. B. Khi nhìn thấy vật có màu trừ màu đen thì có ánh sáng màu đó đi vào mắt ta. C. Tấm lọc màu nào thì hấp thụ tốt ánh sáng màu đó. D. Chiếu ánh sáng trắng qua tấm lọc màu vàng thu được ánh sáng trắng. Câu 184. Chiếu một tia sáng từ không khí vào nước khi ta tăng dần góc tới thì góc khúc xạ A. Tăng nhanh hơn góc tới. B. Tăng chậm hơn góc tới. C. Ban đầu tăng nhanh hơn sau đó giảm. D. Ban đầu tăng chậm hơn sau đó tăng như nhau. Câu 185. Khi nhìn một tòa nhà cao 10m ở cách mắt 20m thì ảnh của tòa nhà trên màng lưới mắt có độ cao bao nhiêu? Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm. A. 2,0cm. B. 0,5cm. C. 1,0cm. D. 1,5cm. Câu 186. Khi tia sáng đi từ trong không khí tới mặt phân cách giữa không khí và nước thì A. không thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. B. chỉ có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng. C. chỉ có thể xảy ra hiện tượng phản xạ ánh sáng. D. có thể đồng thời xảy ra hiện tượng khúc xạ và hiện tượng phản xạ ánh sáng. Câu 187. Khi nói về thấu kính phân kì, câu phát biểu nào sau đây là sai? A. Tia tới đến quang tâm của thấu kính tiếp tục truyền thẳng theo hướng của tia tới. 26
  4. B. Tia tới song song với trục chính thì tia ló đi qua tiêu điểm của thấu kính. C. Thấu kính phân kì có phần rìa dày hơn phần giữa. D. Tia tới song song với trục chính thì tia ló kéo dài đi qua tiêu điểm của thấu kính. Câu 188. Biểu hiện của mắt cận là A. không nhìn rõ các vật ở gần mắt. B. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. C. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. D. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. Câu 189. Trong hiện tượng khúc xạ ánh sáng, góc khúc xạ r là góc tạo bởi A. tia khúc xạ và mặt phân cách. B. tia khúc xạ và điểm tới. C. tia khúc xạ và pháp tuyến tại điểm tới. D. tia khúc xạ và tia tới. Câu 190. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f. Điểm A nằm trên trục chính, cho ảnh thật A’B’ nhỏ hơn vật thì AB nằm cách thấu kính một khoảng A. OA = 2f. B. OA > 2f. C. OA = f. D. OA < f. Câu 191. Mắt của một người già có khoảng cực viễn là 50cm. Thấu kính mang sát mắt sử dụng phù hợp là thấu kính A. phân kỳ có tiêu cự 50cm. B. phân kỳ có tiêu cự 25cm. C. hội tụ có tiêu cự 50cm. D. hội tụ có tiêu cự 25cm. Câu 192. Chiếu ánh sáng màu đỏ và ánh sáng màu vàng vào cùng một vị trí trên tấm màn màu trắng, trong đó ánh sáng màu vàng bị chắn bởi tấm kính lọc màu xanh lam. Nhìn trên màn ta thấy có A. màu xanh lam. B. màu cam. C. màu đỏ. D. màu trắng. Câu 193. Đặt một vật sáng AB trước thấu kính phân kỳ thu được ảnh A’B’ là A. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. B. ảnh ảo, cùng chiều với vật, luôn nhỏ hơn vật. C. ảnh ảo, ngược chiều với vật, luôn lớn hơn vật. D. ảnh thật, cùng chiều, và lớn hơn vật. Câu 194. Khi nói về hình dạng của thấu kính phân kì, nhận định nào sau đây là sai? 27
  5. A. Thấu kính có hai mặt đều là mặt cầu lồi. B. Thấu kính có một mặt phẳng, một mặt cầu lõm. C. Thấu kính có hai mặt cầu lõm. D. Thấu kính có một mặt cầu lồi, một mặt cầu lõm, độ cong mặt cầu lồi ít hơn mặt cầu lõm. Câu 195. Ảnh của một vật trong máy ảnh có vị trí A. nằm sau phim. B. nằm trên vật kính. C. nằm trên phim. D. nằm sát vật kính. Câu 196. Sự điều tiết mắt là sự thay đổi A. Vị trí của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. B. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật cùng chiều với vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. C. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật lớn hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. D. Độ cong của thể thủy tinh để ảnh của một vật nhỏ hơn vật xuất hiện rõ nét trên màng lưới. Câu 197. Vật AB có độ cao h được đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính phân kì. Điểm A nằm trên trục chính và có vị trí tại tiêu điểm F. Ảnh A’B’ có độ cao là h’ thì A. h < h’. B. h = h’. C. h = 2h’. D. h’ = 2h. Câu 198. Chiếu đồng thời một chùm ánh sáng trắng và một chùm ánh sáng màu xanh lên tờ giấy trắng thì tờ giấy có màu A. trắng. B. đỏ. C. xanh. D. vàng. Câu 199. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng d = 2f thì ảnh A’B’của AB qua thấu kính có tính chất A. ảnh thật, ngược chiều và nhỏ hơn vật. B. ảnh thật, ngược chiều và lớn bằng vật. C. ảnh thật, cùng chiều và nhỏ hơn vật. D. ảnh thật, ngược chiều và lớn hơn vật. Câu 200. Ảnh của một vật sáng đặt ngoài khoảng tiêu cự của thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 16cm. Có thể thu được ảnh nhỏ hơn vật tạo bởi thấu kính này khi đặt vật cách thấu kính A. 48 cm. B. 16 cm. C. 32 cm. D. 8 cm. Câu 201. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự f = 20cm. Một vật thật AB cách thấu kính 40cm. Ảnh thu được là 28
  6. A. ảnh ảo, cách thấu kính 10cm, cùng chiều vật và lớn hơn vật. B. ảnh thật, cách thấu kính 20cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật. C. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, cùng chiều vật và độ cao bằng vật. D. ảnh thật, cách thấu kính 40cm, ngược chiều vật và độ cao bằng vật. Câu 202. Khoảng nhìn rõ của mắt cận A. nhỏ hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão. B. bằng khoảng nhìn rõ của mắt bình thường. C. bằng khoảng nhìn rõ của mắt lão. D. lớn hơn khoảng nhìn rõ của mắt lão. Câu 203. Tác dụng của kính lão là A. thay đổi võng mạc của mắt. B. thay đổi thể thủy tinh của mắt. C. để nhìn rõ vật ở xa mắt. D. để nhìn rõ vật ở gần mắt. Câu 204. Số bội giác và tiêu cự đo bằng đơn vị xentimet của một kính lúp có hệ thức 25 A. G = 25f B. G = C. G = 25 + f D. G = 25 – f f Câu 205. Về phương diện tạo ảnh, mắt và máy ảnh có tính chất giống nhau là A. Tạo ra ảnh cùng chiều, bé hơn vật. B. Tạo ra ảnh thật, bé hơn vật. C. Tạo ra ảnh cùng chiều, lớn hơn vật. D. Tạo ra ảnh thật, lớn hơn vật. Câu 206. Khoảng cách nào sau đây được coi là khoảng nhìn thấy rõ ngắn nhất của mắt? A. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực cận. B. Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. C. Khoảng cách từ điểm cực cận đến cực viễn. D. Khoảng cách từ mắt đến điểm cực viễn. Câu 207. Kính lão chữa được mắt lão vì A. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt. B. tạo ảnh thật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. C. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt. D. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. Câu 208. Về mùa hè, ban ngày khi ra đường phố ta không nên mặt quần áo màu tối vì quần áo màu tối A. tán xạ ánh sáng ít, nên cảm thấy mát. 29
  7. B. hấp thụ nhiều ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức. C. tán xạ ánh sáng nhiều, nên cảm thấy nóng bức. D. hấp thụ ít ánh sáng, nên cảm thấy nóng bức. Câu 209. Kính lúp là thấu kính hội tụ có A. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật lớn. B. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật nhỏ. C. tiêu cự dài dùng để quan sát các vật có hình dạng phức tạp. D. tiêu cự ngắn dùng để quan sát các vật nhỏ. Câu 210. Thấu kính hội tụ là loại thấu kính có A. phần rìa dày hơn phần giữa. B. phần rìa mỏng hơn phần giữa. C. phần rìa và phần giữa bằng nhau. D. hình dạng bất kỳ. Câu 211. Một vật thật muốn có ảnh cùng chiều và bằng vật qua thấu kính hội tụ thì vật phải A. đặt sát thấu kính. B. nằm cách thấu kính một đoạn f. C. nằm cách thấu kính một đoạn 2f. D. nằm cách thấu kính một đoạn nhỏ hơn f. Câu 212. Vật sáng AB được đặt vuông góc với trục chính tại tiêu điểm của một thấu kính phân kỳ có tiêu cự f. Nếu dịch chuyển vật lại gần thấu kính thì ảnh ảo của vật sẽ A. càng nhỏ và càng xa thấu kính. B. càng lớn và càng gần thấu kính. C. càng nhỏ và càng gần thấu kính. D. càng lớn và càng xa thấu kính. Câu 213. Đối với thấu kính phân kỳ, khi vật đặt rất xa thấu kính thì ảnh ảo của vật tạo bởi thấu kính A. ở rất xa so với tiêu điểm. B. ở tại quang tâm. C. ở cách thấu kính một khoảng bằng tiêu cự. D. ở khác phía so với vật. Câu 214. Thấu kính phân kì có thể A. làm kính đeo chữa tật cận thị. B. làm kính lúp để quan sát những vật nhỏ. C. làm kính hiển vi để quan sát những vật rất nhỏ. D. làm kính chiếu hậu trên xe ô tô. 30
  8. Câu 215. Trong máy ảnh cơ học, để cho ảnh của vật cần chụp hiện rõ nét trên phim, người ta thường A. thay đổi tiêu cự của vật kính và giữ phim, vật kính đứng yên. B. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa vật kính ra xa hoặc lại gần phim. C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim bằng cách đưa phim ra xa hoặc lại gần vật kính. D. đồng thời thay đổi vị trí của cả vật kính và phim sao cho khoảng cách giưa chúng không đổi. Câu 216. Khi chụp ảnh một vật cao 1,5m đặt cách máy ảnh 6m. Biết khoảng cách từ vật kính đến phim là 4cm. Chiều cao ảnh của vật trên phim là A. 2 cm. B. 2,5 cm. C. 1 cm. D. 1,5 cm. Câu 217. Thấu kính nào dưới đây phù hợp làm kính lúp nhất? A. Thấu kính hội tụ tiêu cự 10cm. B. Thấu kính phân kì tiêu cự 50 cm. C. Thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm. D. Thấu kính phân kì tiêu cự 10 cm. Câu 218. Đặt một vật AB hình mũi tên vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’. Ảnh của điểm M là trung điểm của AB nằm A. trên ảnh A’B’ và gần với điểm B’ hơn. B. tại trung điểm của ảnh A’B’. C. trên ảnh A’B’ và gần với điểm A’ hơn. D. trên ảnh A’B’ cách A’ một đoạn AB/3. Câu 219. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm của thấu kính phân kì bằng A. một nửa tiêu cự của thấu kính. B. hai lần tiêu cự của thấu kính. C. bốn lần tiêu cự của thấu kính. D. tiêu cự của thấu kính. Câu 220. Để chụp ảnh của một vật ở rất xa, cần phải điều chỉnh vật kính sao cho A. tiêu điểm vật kính nằm đúng trên phim. B. tiêu điểm vật kính nằm ở phía trước phim. C. tiêu điểm vật kính nằm rất xa phim. D. tiêu điểm vật kính nằm ở phía sau phim. Câu 221. Phim trong máy ảnh có chức năng A. ghi lại ảnh thật của vật. B. tạo ra ảnh thật của vật. C. tạo ra ảnh ảo của vật. D. ghi lại ảnh ảo của vật. Câu 222. Chùm tia ló của thấu kính hội tụ có đặc điểm là A. lệch ra xa trục chính hơn so với tia tới. B. phản xạ ngay tại thấu kính. C. chùm song song. D. lệch về phía trục chính so với tia tới. 31
  9. Câu 223. Tia tới đi qua tiêu điểm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. B. đi qua trung điểm đạon nối quang tâm và tiêu điểm. C. song song với trục chính. D. truyền thẳng theo phương của tia tới. Câu 224. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’, ảnh và vật nằm về hai phía đối với thấu kính thì ảnh đó là A. thật, luôn cao bằng vật. B. thật, ngược chiều với vật. C. thật, luôn lớn hơn vật. D. ảo, cùng chiều với vật. Câu 225. Khi nhìn thấy vật màu đen thì A. không có ánh sáng từ vật truyền tới mắt. B. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng trắng. C. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng xanh. D. ánh sáng đi đến mắt ta là ánh sáng đỏ. Câu 226. Nếu đưa một vật ra rất xa thấu kính phân kỳ thì ảnh của vật A. di chuyển ra xa vô cùng. B. có khoảng cách đến thấu kính bằng tiêu cự. C. di chuyển gần thấu kính hơn. D. có vị trí không thay đổi. Câu 227. Ánh sáng có tác dụng nhiệt khi năng lượng ánh sáng biến thành A. hóa năng. B. nhiệt năng. C. cơ năng. D. điện năng. Câu 228. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào đúng? A. Khi quan sát vật ở điểm cực cận, mắt phải điều tiết mạnh nhất. B. Điểm cực viễn là điểm xa nhất mà khi đặt vật tại đó mắt điều tiết mạnh nhất mới nhìn rõ. C. Điểm cực cận là điểm gần nhất mà khi đặt vật tại đó mắt không điều tiết vẫn nhìn rõ được. D. Không thể quan sát được vật khi đặt vật ở điểm cực viễn của mắt. Câu 229. Khi một vật đặt rất xa thấu kính hội tụ, thì ảnh thật có vị trí cách thấu kính một khoảng A. bằng tiêu cự. B. nhỏ hơn tiêu cự. C. lớn hơn tiêu cự. D. gấp 2 lần tiêu cự. Câu 230. Thả một quả bóng bàn rơi từ một độ cao nhất định, sau khi chạm đất quả bóng không nảy lên đến độ cao ban đầu vì 32
  10. A. quả bóng bị trái đất hút. B. quả bóng đã thực hiện công. C. thế năng của quả bóng đã chuyển thành động năng. D. một phần cơ năng chuyển hóa thành nhiệt năng. Câu 231. Một tia sáng khi truyền từ nước ra không khí thì A. Góc khúc xạ lớn hơn góc tới. B. Tia khúc xạ luôn nằm trùng với pháp tuyến. C. Tia khúc xạ hợp với pháp tuyến một góc 30°. D. Góc khúc xạ vẫn nằm trong môi trường nước. Câu 232. Mắt của một người chỉ nhìn rõ được các vật cách mắt từ 10cm đến 100cm. Mắt này có tật gì và phải đeo kính nào? A. Mắt cận, đeo kính phân kì. B. Mắt cận, đeo kính hội tụ. C. Mắt lão, đeo kính phân kì. D. Mắt lão, đeo kính hội tụ. Câu 233. Sau tấm kính lọc màu xanh ta thu được ánh sáng màu xanh. Chùm ánh sáng chiếu vào tấm lọc có thể là A. ánh sáng tím. B. ánh sáng vàng. C. ánh sáng trắng. D. ánh sáng đỏ. Câu 234. Dùng một bể nước nhỏ có các thành bên trong suốt đựng nước có pha mực đỏ, sau đó dùng đèn pin chiếu một chùm ánh sáng xuyên qua hai thành đối diện của bể nước thì ánh sáng xuyên qua bể nước có màu A. vàng. B. xanh. C. trắng. D. đỏ. Câu 235. Khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng, nhận định nào sau đây là đúng? A. Góc khúc xạ bao giờ cũng bằng góc tới. B. Tuỳ từng môi trường tới và môi trường khúc xạ mà góc tới hay góc khúc xạ sẽ lớn hơn. C. Góc khúc xạ bao giờ cũng nhỏ hơn góc tới. D. Góc khúc xạ bao giờ cũng lớn hơn góc tới. Câu 236. Tác dụng nào sau đây KHÔNG phải do ánh sáng là tác dụng A. sinh học B. nhiệt C. quang điện D. từ Câu 237. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ cho ảnh A’B’; ảnh và vật nằm về cùng một phía đối với thấu kính ảnh A’B’ 33
  11. A. là ảnh thật, lớn hơn vật. B. là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. C. ngược chiều với vật. D. là ảnh ảo, cùng chiều với vật. Câu 238. Để ảnh của một vật cần quan sát hiện rõ nét trên màng lưới, mắt điều tiết bằng cách A. Thay đổi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. B. Thay đổi đường kính của con ngươi C. Thay đổi tiêu cự thể thủy tinh của mắt. D. Thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh và khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới. Câu 239. Chùm tia sáng đi qua thấu kính hội tụ mô tả hiện tượng A. Khúc xạ ánh sáng. B. Tán xạ ánh sáng. C. Phản xạ ánh sáng. D. Truyền thẳng ánh sáng. Câu 240. Khi nói về mắt, câu phát biểu nào sai? A. Khoảng cách nhìn rõ ngắn nhất của mắt thay đổi theo độ tuổi. B. Mắt tốt, khi không điều điều tiết thì tiêu điểm của thể thuỷ tinh nằm trên màng lưới. C. Khi nhìn vật ở xa thì tiêu cự của thể thủy tinh mắt lớn nhất. D. Khi nhìn vật ở xa vô cực mắt phải điều tiết tối đa. Câu 241. Về phương diện quang học, thể thủy tinh của mắt giống như A. thấu kính phân kỳ B. gương cầu lõm C. thấu kính hội tụ D. gương cầu lồi Câu 242. Tia tới song song trục chính một thấu kính phân kì, cho tia ló có đường kéo dài cắt trục chính tại một điểm cách quang tâm O của thấu kính 15cm. Tiêu cự của thấu kính này là A. 25cm. B. 30cm. C. 15cm. D. 20cm. Câu 243. Số ghi trên vành của một kính lúp là 5x. Tiêu cự kính lúp có giá trị là A. f = 5m. B. f = 5cm. C. f = 5mm. D. f = 5dm. Câu 244. Hiện tượng nào sau đây biểu hiện tác dụng sinh học của ánh sáng? A. Ánh sáng mặt trời lúc sáng sớm chiếu vào cơ thể trẻ em sẽ chống được bệnh còi xương. B. Ánh sáng mặt trời chiếu vào cơ thể sẽ làm cho cơ thể nóng lên. 34
  12. C. Ánh sáng chiếu vào một hỗn hợp khí clo và khí hiđro đựng trong một ống nghiệm có thể gây ra sự nổ. D. Ánh sáng chiếu vào một pin quang điện sẽ làm cho nó phát điện. Câu 245. Ảnh ảo của một vật tạo bởi thấu kính phân kỳ và thấu kính hội tụ giống nhau ở chỗ A. đều nhỏ hơn vật. B. đều ngược chiều với vật. C. đều lớn hơn vật. D. đều cùng chiều với vật. Câu 246. Pháp tuyến là đường thẳng A. Song song với mặt phân cách giữa hai môi trường. B. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường góc vuông tại điểm tới. C. Tạo với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc nhọn tại điểm tới. D. Tạo với tia tới một góc vuông tại điểm tới. Câu 247. Thấu kính phân kì là loại thấu kính A. biến chùm tia tới song song thành chùm tia ló hội tụ. B. có thể làm bằng chất rắn không trong suốt. C. có phần rìa dày hơn phần giữa. D. có phần rìa mỏng hơn phần giữa. Câu 248. Điều nào sai khi nói về hiện tượng khúc xạ ánh sáng? A. Tia khúc xạ và tia tới cùng nằm trong mặt phẳng tới. B. Góc tới tăng dần, góc khúc xạ cũng tăng dần. C. Nếu tia sáng đi từ môi trường nước sang môi trường không khí thì góc khúc xạ lớn hơn góc tới. D. Nếu tia sáng đi từ môi trường không khí sang môi trường nước thì góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. Câu 249. Chọn câu phát biểu đúng. A. Bất kỳ nguồn sáng nào cũng phát ra ánh sáng trắng. B. Có thể tạo ánh sáng vàng bằng cách chiếu ánh sáng trắng qua một tấm lọc màu vàng. C. Bút Lade khi hoạt động thì phát ra ánh sáng xanh. D. Ánh sáng do đèn pha ôtô phát ra là ánh sáng vàng. 35
  13. Câu 250. Kính cận chữa được tật cận thị vì A. tạo ảnh thật nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. B. tạo ảnh ảo nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt. C. tạo ảnh ảo nằm trong khoảng nhìn rõ của mắt. D. tạo ảnh thật nằm ngoài khoảng nhìn rõ của mắt. Câu 251. Khi chiếu hai ánh sáng đỏ và lục lên một tờ giấy trắng ta thấy trên tờ giấy có ánh sáng màu vàng. Nếu chiếu thay vào tờ giấy ánh sáng màu lam thích hợp ta sẽ thấy trên tờ giấy có A. màu đỏ. B. màu lục. C. màu trắng. D. màu lam Câu 252. Tia tới song song với trục chính của thấu kính phân kỳ cho tia ló A. cắt trục chính của thấu kính tại một điểm bất kì. B. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. C. đi qua tiêu điểm của thấu kính. D. song song với trục chính của thấu kính. Câu 253. Một tia sáng chiếu từ không khí tới mặt thoáng của một chất lỏng với góc tới bằng 45° thì cho tia phản xạ hợp với tia khúc xạ một góc 105°. Góc khúc xạ bằng A. 90° B. 60° C. 30° D. 45° Câu 254. Trên hai kính lúp lần lượt có ghi “2x” và “3x” thì A. Không thể khẳng định được tiêu cự của kính lúp nào lớn hơn. B. Cả hai kính lúp có ghi “2x” và “3x” có tiêu cự bằng nhau. C. Kính lúp có ghi “3x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “2x”. D. Kính lúp có ghi “2x” có tiêu cự lớn hơn kính lúp có ghi “3x”. Câu 255. Ảnh A’B’ của một vật sáng AB đặt vuông góc với trục chính tại A và ở trong khoảng tiêu cự của một thấu kính hội tụ là A. ảnh thật ngược chiều vật. B. ảnh ảo ngược chiều vật. C. ảnh ảo cùng chiều vật. D. ảnh thật cùng chiều vật. Câu 256. Để khắc phục tật mắt lão, ta cần đeo loại kính có tính chất như A. kính lọc B. thấu kính phân kì 36
  14. C. thấu kính hội tụ D. kính mát Câu 257. Tia tới đi qua quang tâm của thấu kính hội tụ cho tia ló A. có đường kéo dài đi qua tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. đi qua tiêu điểm. Câu 258. Trong các kính lúp sau, kính lúp nào khi dùng để quan sát một vật sẽ cho ảnh lớn nhất? A. Kính lúp có số bội giác G = 4. B. Kính lúp có số bội giác G = 5,5. C. Kính lúp có số bội giác G = 6. D. Kính lúp có số bội giác G = 5. Câu 259. Khi quan sát một vật bằng kính lúp, để mắt nhìn thấy một ảnh ảo lớn hơn vật ta cần A. đặt vật sát vào mặt kính. B. đặt vật bất cứ vị trí nào. C. đặt vật ngoài khoảng tiêu cự. D. đặt vật trong khoảng tiêu cự. Câu 260. Mắt tốt khi nhìn vật ở xa mà mắt không phải điều tiết thì ảnh của vật ở A. Sau màng lưới của mắt. B. Trước tiêu điểm của thể thuỷ tinh của mắt. C. Trước màng lưới của mắt. D. Trên màng lưới của mắt. Câu 261. Tia tới song song với trục chính của thấu kính hội tụ cho tia ló A. đi qua tiêu điểm. B. song song với trục chính. C. truyền thẳng theo phương của tia tới. D. đi qua trung điểm đạon nối quang tâm và tiêu điểm. Câu 262. Để có tia ló song song với trục chính của một thấu kính phân kỳ thì A. tia tới bất kì có hướng không qua các tiêu điểm. B. tia tới đi qua tiêu điểm cùng phía với tia tới so với thấu kính. C. tia tới có phần kéo dài qua tiêu điểm khác phía với tia tới so với thấu kính. D. tia tới song song trục chính. Câu 263. Khi chụp ảnh bằng máy ảnh cơ học người thợ thường điều chỉnh ống kính máy ảnh để A. thay đổi khoảng cách từ vật đến phim. B. thay đổi khoảng cách từ vật đến mắt. C. thay đổi khoảng cách từ vật kính đến phim. D. thay đổi tiêu cự của ống kính. 37
  15. Câu 264. Có thể dùng kính lúp để quan sát A. Trận bóng đá trên sân vận động. B. Một con vi trùng. C. Các chi tiết máy của đồng hồ đeo tay. D. nguyên tử khí. Câu 265. Vật AB đặt trước thấu kính hội tụ có tiêu cự f và cách thấu kính một khoảng OA cho ảnh A’B’ ngược chiều cao bằng vật AB thì A. OA = f. B. OA = 2f. C. OA > f. D. OA < f. Câu 266. Chiếu một tia sáng vuông góc với bề mặt thủy tinh. Khi đó góc khúc xạ bằng A. 90° B. 60° C. 30° D. 0° Câu 267. Chọn phát biểu sai trong các phất biểu sau. A. Góc khúc xạ r và góc tới i tỉ lệ thuận với nhau. B. Tia khúc xạ và tia tới ở hai môi trường khác nhau. C. Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới và ở bên kia đường pháp tuyến so với tia tới. D. Hiện tượng khúc xạ là hiện tượng tia sáng bị đổi phương khi truyền qua mặt phân cách hai môi trường trong suốt. Câu 268. Khi ánh sáng truyền từ không khí vào thủy tinh thì A. Góc khúc xạ không phụ thuộc vào góc tới. B. Góc tới nhỏ hơn góc khúc xạ. C. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ giảm. D. Khi góc tới tăng thì góc khúc xạ tăng. Câu 269. Đặt mắt phía trên một chậu đựng nước quan sát một viên bi ở đáy chậu ta sẽ A. Nhìn thấy ảnh thật của viên bi. B. Nhìn thấy đúng viên bi như cũ. C. Không nhìn thấy viên bi. D. Nhìn thấy ảnh ảo của viên bi. Câu 270. Khi nhìn rõ một vật thì ảnh của vật đó nằm ở bộ phân nào của mắt? A. Thể thủy tinh B. Võng mạc C. Con ngươi D. Lòng đen Câu 271. Tác dụng của kính cận là A. thay đổi thể thủy tinh của mắt. B. để nhìn rõ vật ở xa mắt. C. để nhìn rõ vật ở gần mắt. D. thay đổi võng mạc của mắt. Câu 272. Khi đặt một trang sách trước một thấu kính phân kỳ thì A. không quan sát được ảnh của dòng chữ. 38
  16. B. ảnh của dòng chữ nhỏ hơn dòng chữ thật trên sách. C. ảnh của dòng chữ bằng dòng chữ thật trên sách. D. ảnh của dòng chữ lớn hơn dòng chữ thật trên sách. Câu 273. Một người quan sát một vật nhỏ bằng kính lúp, người ấy phải điều chỉnh để A. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, nhỏ hơn vật. B. ảnh của vật là ảnh ảo cùng chiều, lớn hơn vật. C. ảnh của vật là ảnh thật cùng chiều, lớn hơn vật. D. ảnh của vật là ảnh ảo, ngược chiều, lớn hơn vật. Câu 274. Mắt người có thể nhìn rõ một vật khi vật đó nằm trong khoảng A. từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. B. từ điểm cực viễn đến mắt. C. từ điểm cực cận đến mắt. D. từ điểm cực viễn đến vô cực. Câu 275. Biểu hiện của mắt lão là A. nhìn rõ các vật trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn. B. không nhìn rõ các vật ở xa mắt. C. chỉ nhìn rõ các vật ở gần mắt, không nhìn rõ các vật ở xa mắt. D. chỉ nhìn rõ các vật ở xa mắt, không nhìn rõ các vật ở gần mắt. Câu 276. Ảnh thật cho bởi thấu kính hội tụ bao giờ cũng A. ngược chiều, lớn hơn vật B. ngược chiều với vật C. cùng chiều, nhỏ hơn vật D. cùng chiều với vật Câu 277. Khi trộn các ánh sáng có màu dưới đây. Trường hợp nào KHÔNG tạo ra ánh sáng trắng? A. Trộn ánh sáng đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím với độ sáng thích hợp. B. Trộn ánh sáng đỏ, lục, lam với độ sáng thích hợp. C. Trộn ánh sáng đỏ cánh sen, vàng, lam với độ sáng thích hợp. D. Trộn ánh sáng vàng và lam với độ sáng thích hợp. Câu 278. Kính cận thích hợp là kính phân kỳ có tiêu điểm A. nằm giữa điểm cực cận và thể thủy tinh của mắt. 39
  17. B. trùng với điểm cực viễn của mắt. C. nằm giữa điểm cực cận và điểm cực viễn của mắt. D. trùng với điểm cực cận của mắt. Câu 279. Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt cận nằm ở A. trên thể thủy tinh. B. trên màng lưới. C. sau màng lưới. D. trước màng lưới. Câu 280. Ảnh của một vật trên phim trong máy ảnh là A. Ảnh thật, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. B. Ảnh thật, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. C. Ảnh ảo, cùng chiều với vật và nhỏ hơn vật. D. Ảnh ảo, ngược chiều với vật và nhỏ hơn vật. Câu 281. Chiếu chùm ánh sáng trắng qua một kính lọc màu tím, chùm tia ló có màu A. trắng B. vàng C. tím D. đỏ Câu 282. Khi chụp ảnh một vật cao 4m. Ảnh của vật trên phim có độ cao 2cm; khoảng cách từ vật kính đến phim là 4,5cm. Khoảng cách vật đến máy ảnh là A. 8,0 m. B. 9,0 m. C. 2,0 m. D. 7,2 m. Câu 283. Khi không điều tiết, tiêu điểm mắt lão nằm ở A. trên thể thủy tinh. B. trước màng lưới. C. trên màng lưới. D. sau màng lưới. Câu 284. Một người nhìn rõ một vật. Biết khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người đó là 2cm. Khoảng cách từ ảnh của vật đó đến thể thủy tinh của mắt bằng A. vô cùng. B. 0 cm. C. 2 cm. D. 5 cm. Câu 285. Vật kính của máy ảnh sử dụng A. gương cầu B. thấu kính hội tụ C. thấu kính phân kỳ D. gương phẳng Câu 286. Thấu kính hội tụ có đặc điểm biến đổi chùm tia tới song song thành A. chùm tia ló phân kỳ. B. chùm tia ló song song khác. 40
  18. C. chùm tia phản xạ. D. chùm tia ló hội tụ. Câu 287. Một tia sáng đi từ không khí vào một khối chất trong suốt. Khi góc tới i = 45° thì góc khúc xạ r = 30°. Khi tia sáng truyền ngược lại với góc tới i = 30° thì A. Góc khúc xạ r nhỏ hơn 45°. B. Góc khúc xạ r bằng 30°. C. Góc khúc xạ r bằng 45°. D. Góc khúc xạ r lớn hơn 45°. Câu 288. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 25cm. Khoảng cách giữa hai tiêu điểm F và F’ là A. 37,5cm. B. 50cm. C. 12,5cm. D. 25cm. Câu 289. Ánh sáng tán xạ trên vật được truyền đi A. theo phương của ánh sáng tới. B. vuông góc với phương của ánh sáng tới. C. song song với phương của ánh sáng tới. D. theo mọi phương. 41
  19. CHƯƠNG IV – SỰ BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Câu 290. Bộ phận trong nhà máy thủy điện có nhiệm vụ biến đổi năng lượng của nước thành điện năng là A. tua bin. B. lò đốt. C. nồi hơi. D. bóng đèn. Câu 291. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện gió là A. Năng lượng gió – Hóa năng – Cơ năng – Điện năng. B. Năng lượng gió – Quang năng – Điện năng. C. Năng lượng gió – Cơ năng – Điện năng. D. Năng lượng gió – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng. Câu 292. Nói hiệu suất động cơ điện là 97%. Điều này có nghĩa là 97% điện năng đã sử dụng được chuyển hóa thành A. cơ năng và nhiệt năng. B. cơ năng và năng lượng khác. C. cơ năng. D. nhiệt năng. Câu 293. Ở nhà máy nhiệt điện thì A. quang năng biến thành điện năng B. hóa năng biến thành điện năng C. cơ năng biến thành điện năng. D. nhiệt năng biến thành điện năng Câu 294. Trong các nhà máy phát điện, nhà máy nào có công suất phát điện không ổn định nhất? A. Nhà máy thủy điện. B. Nhà máy nhiệt điện đốt than. C. Nhà máy điện gió. D. Nhà máy điện nguyên tử. Câu 295. Quá trình chuyển hóa năng lượng trong nhà máy điện hạt nhân là A. Năng lượng hạt nhân – Nhiệt năng – Cơ năng – Điện năng. B. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Nhiệt năng – Điện năng. C. Năng lượng hạt nhân – Thế năng – Điện năng. D. Năng lượng hạt nhân – Cơ năng – Điện năng. Câu 296. Nội dung nào sau đây thể hiện đầy đủ định luật bảo toàn năng lượng? A. Năng lượng không tự sinh ra mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. 42
  20. B. Năng lượng không tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác. C. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một dạng năng lượng khác. D. Muốn thu được một dạng năng lượng này thì phải tiêu hao một hay nhiều dạng năng lượng khác. Câu 297. Điểm nào sau đây KHÔNG phải là ưu điểm của điện gió? A. Thiết bị gọn nhẹ. B. Có công suất rất lớn. C. Không gây ô nhiễm môi trường. D. Không tốn nhiên liệu. Câu 298. Ưu điểm nổi bật của nhà máy thủy điện là A. có thể hoạt động tốt trong cả mùa mưa và mùa nắng. B. tránh được ô nhiễm môi trường. C. việc xây dựng nhà máy là đơn giản. D. tiền đầu tư không lớn. Câu 299. Hiệu suất pin mặt trời là 10%. Điều này có nghĩa: Nếu pin nhận được A. năng lượng mặt trời là 10 J thì sẽ tạo ra điện năng là 100J. B. điện năng là 100 J thì sẽ tạo ra quang năng là 10 J. C. năng lượng mặt trời là 100 J thì sẽ tạo ra điện năng là 10J. D. điện năng là 10 J thì sẽ tạo ra quang năng là 100 J. Câu 300. Trong nhà máy nhiệt điện tác nhân trực tiếp làm quay tua bin là A. quạt gió. B. nước. C. hơi nước. D. nhiên liệu. HẾT 43