3 Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
Bạn đang xem tài liệu "3 Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.
File đính kèm:
- 3_de_kiem_tra_giua_hoc_ki_1_vat_li_lop_8_co_huong_dan_cham.doc
Nội dung text: 3 Đề kiểm tra giữa học kì 1 Vật lí Lớp 8 (Có hướng dẫn chấm)
- ĐỀ SỐ 4 TRƯỜNG THCS . . ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn: Vật Lí 8 (Thời gian làm bài 45’) I, TRẮC NGHIỆM(4 điểm): Chọn câu trả lời đúng: Câu 1: Điều nào sau đây là đúng khi nói về chuyển động cơ học? A. Chuyển động cơ học là sự dịch chuyển của vật B. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật này so với vật khác C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vận tốc của vật D. Chuyển động cơ học là sự chuyển dời vị trí của vật Câu 2: Có 3 vật chuyển động với các vận tốc tương ứng: v1 = 54km/h; v2 = 10m/s; v3 = 0,02km/s. Sự sắp xếp nào sau đây là đúng với thứ tự tăng dần của vận tốc. A. v1<v2<v3 B. v2<v1<v3 C. v3<v2<v1 D. v2<v3<v1 Câu 3: Điều nào sau đây là đúng và đủ nhất khi nói về tác dụng của lực? A. Lực làm cho vật chuyển động B. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc C. Lực làm cho vật biến dạng D. Lực làm cho vật thay đổi vận tốc hoặc làm cho vật biến dạng hoặc cả hai Câu 4: Trong các phương án sau đây, phương án nào có thể giảm được ma sát? A. Tăng lực ép của vật lên mặt tiếp xúc B. Tăng độ nhám của mặt tiếp xúc C. Tăng độ nhẵn xủa mặt tiếp xúc D. Tăng diện tích của mặt tiếp xúc Câu 5: Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào không phải là đơn vị vận tốc? A. km/ph B. m/h C. ph/m D. km/h Câu 6: Một vật đang chuyển động, chịu tác dụng của hai lực cân bằng thì: A. sẽ chuyển động nhanh hơn B. sẽ tiếp tục đứng yên C. sẽ chuyển động chậm dần D. sẽ tiếp tục chuyển động thẳng đều
- Câu 7: Khi đi trên mặt sàn trơn, ta bám chặt ngón chân xuống nền là để: A. Tăng áp lực của chân lên mặt đất B. Giảm áp lực của chân trên nền đất C. Tăng ma sát giữa chân với nền đất D. Giảm ma sát giữa chân với nền đất. Câu 8: Hai lực cân bằng là hai lực cùng phương, A. cùng chiều,cùng độ lớn B. ngược chiều,cùng độ lớn,cùng tác dụng lên 1 vật C. ngược chiều, cùng độ lớn D. cùng chiều, cùng độ lớn, cùng tác dụng lên 1 vật II, TỰ LUẬN: (6điểm) Câu 9: Biểu diễn các lực sau: a, Trọng lực của một vật có khối lượng 2kg (tỉ xích 1cm ứng với 5N) b,Vật chịu tác dụng của hai lực: Trọng lực P có độ lớn 300N; Lực kéo Fk có phương nghiêng 30o so với phương nằm ngang, chiều hướng lên trên, cường độ 200N. Câu 10: Một người đạp xe trên hai quãng đường, quãng đường một dài 300m hết 1 phút; quãng đường hai dài 7,5km hết 0,5 giờ. a,Tính vận tốc của người đó trên từng quãng đường. b, Tính vận tốc trung bình của người đó trên cả hai quãng đường.
- ĐỀ SỐ 5 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm Câu 1. Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động thẳng bỗng thấy mình bị ngả sang trái, khi đó ô tô A. tiếp tục đi thẳng; B. rẽ sang phải; C. rẽ sang trái; D. đang dừng lại; Câu 2. Đâu là biểu thức do áp suất của một vật rắn sinh ra A. p = d. h B. P = 10. m Câu 3. Khi biểu diễn một lực ta phải biểu diễn các yếu tố A. phương và chiều của lực B. điểm đặt của lực C. độ lớn của lực D. cả ba đáp án trên
- Câu 4. Một vật chuyển động với vận tốc trung bình 54 km/h nghĩa là vật chuyển động với vận tốc A. 54 m/s; B. 54000 m/s; C. 15 m/s; D. 25 m/s. II. TỰ LUẬN (8 điểm) Bài 1. (3 điểm) Tại sao nói “chuyển động và đứng yên có tính tương đối”? Lấy ví dụ làm sáng tỏ câu nói trên? Bài 2. (4 điểm) Một bình cao 2 mét đựng đầy nước. Biết trọng lượng riêng của nước là 10. 000 N/m3. Hãy tính áp suất do cột nước tác dụng lên các điểm sau: a) Điểm A ở đáy thùng. b) Điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét. c) Điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét. Bài 3. (1 điểm) Một động tử chuyển động trên đoạn đường thẳng AB. Nửa quãng đường đầu, động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 8 km/h, nửa quãng đường sau động tử chuyển động với vận tốc trung bình là 12 km/h. Tính vận tốc trung bình của động tử đó trên cả đoạn đường AB. . . . . . . Hết . . . .
- Đáp án đề thi I: TRẮC NGHIỆM: Chọn mỗi đáp án đúng cho 0,5 điểm. Câu hỏi 1 2 3 4 Đáp án đúng B C D C II: TỰ LUẬN Bài Nội dung bài làm Điểm - Chuyển động và đứng yên có tính tương đối vì: Một vật có thể chuyển động so 1,5 1 với vật này nhưng lại đứng yên so với vật kia và ngược lại. - Lấy ví dụ đúng 1,5 - Tóm tắt đúng 0,5 a) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm A ở đáy thùng là: ADCT: pA = d. hA 0,5 pA = 10000. 2 = 20000(Pa) 0,5 b) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm B ở cách mặt nước 0,5 mét là: 2 ADCT: pB = d. hB 0,5 pB = 10000. 0,5 = 5000(Pa) 0,5 c) Áp suất do cột chất lỏng sinh ra tác dụng lên điểm C ở cách đáy thùng 0,7 mét là: - Tính được hC = 2 – 0,7 = 1,3m 0,5 ADCT: pC = d. hC 0,5 pC = 10000. 1,3 = 13000(Pa) 0,5
- - Gọi chiều dài quãng đường AB là s - Chiều dài nửa quãng đường đầu và quãng đường sau là s1=s2=s/2 - Thời gian vật đi hết nửa quãng đường đầu là: t1 = = 0,25 - Thời gian vật đi hết nửa quãng đường sau là: t2 = = 0,25 3 - Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường AB là: ADCT: vtb = = 0,25 vtb = = 9,6km/h 0,25
- ĐỀ SỐ 6 I. TRẮC NGHIỆM (2 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Câu nào sau đây nói về áp suất của chất lỏng là đúng? A. Chất lỏng chỉ gây áp suất theo phương thẳng đứng từ trên xuống. B. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào bản chất chất lỏng. C. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương. D. Áp suất chất lỏng chỉ phụ thuộc vào chiều cao của cột chất lỏng. Câu 2: Tại sao khi lặn, người thợ lặn phải mặc bộ áo lặn? A. Vì khi lặn sâu, nhiệt độ rất thấp. B. Vì khi lặn sâu, áp suất rất lớn. C. Vì khi lặn sâu, lực cản của nước rất lớn D. Vì khi lặn sâu, áo lặn giúp cơ thể dễ dàng chuyển động trong nước 2. Điền từ hay cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau. Câu 3: Chuyển động đều là chuyển động mà(1) . của vận tốc (2) theo thời gian. Câu 4: Hai lực cân bằng là hai lực cùng đặt lên 1 vật có (3) bằng nhau, phương nằm trên cùng một đường thẳng, chiều (4) II. TỰ LUẬN (8 điểm) Câu 5 (1 điểm). Áp suất là gì? Nêu công thức và đơn vị của áp suất? Câu 6 (2 điểm). Một ô tô khởi hành từ Hà Nội lúc 8 giờ, đến Hải Phòng lúc 10 giờ. Cho biết quãng đường từ Hà Nội đến Hải Phòng dài 108 km. Tính vận tốc của Ô tô ra km/h và m/s? Câu 7 (2 điểm). Nêu 1 ví dụ về lực ma sát trượt? Nêu 1 ví dụ về lực ma sát lăn? Câu 8 (3 điểm). Một tàu ngầm lặn dưới đáy biển ở độ sâu 180m. Biết rằng trọng lượng riêng của nước biển là 10300N/m3. a) Áp suất tác dụng lên mặt ngoài của thân tàu là bao nhiêu? b) Nếu cho tàu lặn sâu thêm 0,03km nữa, độ tăng áp suất tác dụng lên thân tàu là bao nhiêu?